Nghị sĩ Cộng hòa gọi nỗ lực ‘lật kèo’ bầu cử là lừa đảo
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Kinzinger gọi việc Tổng thống Trump và đồng minh tiếp tục nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử là “trò lừa đảo”.
“Thực tế là không có lý do gì để đảo ngược một cuộc bầu cử. Đây là trò lừa đảo”, Hạ nghị sĩ Cộng hòa bang Illinois Adam Kinzinger cho biết hôm 27/12, đề cập tới những nỗ lực thay đổi kết quả bầu cử năm nay của Tổng thống Trump và các đồng minh.
Kinzinger nói thêm ngay cả khi có lý do để đảo ngược cuộc bầu cử, Mỹ cũng không có cơ chế nào trong hiến pháp cho phép thay đổi kết quả sau khi các bang đã chính thức công nhận người chiến thắng tại bang mình.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Adam Kinzinger phát biểu tại Nhà Trắng hồi tháng 3/2019. Ảnh: AP.
Một nhóm Hạ nghị sĩ Cộng hòa tuần trước đã gặp Tổng thống Trump và Phó tổng thống Mike Pence để bàn về kế hoạch thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri tại quốc hội ngày 6/1.
Video đang HOT
Cuộc họp gồm Hạ nghị sĩ Mo Brooks, người dẫn dắt nỗ lực thách thức của phe Trump, và các Hạ nghị sĩ Jody Hice, Jim Jordan, Marjorie Taylor Greene. Hạ nghị sĩ Hice sau cuộc gặp đã khẳng định “ tòa án từ chối xét xử vụ kiện pháp lý của Tổng thống Trump, nhưng người dân có thể thay đổi”.
Kinzinger không nêu đích danh các hạ nghị sĩ cùng đảng Cộng hòa, song khẳng định những người này có mục đích sâu xa là quyên tiền. “Đây là trò lừa đảo và nó sẽ gây thất vọng với những người tin rằng cuộc bầu cử này đã bị đánh cắp. Nó sẽ gieo suy nghĩ rằng vẫn còn cơ hội để thay đổi kết quả”, Kinzinger nói.
Theo kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, Joe Biden giành 306 phiếu, trong khi Tổng thống Donald Trump chỉ giành 232 phiếu. Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell và nhiều Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã công nhận kết quả này, coi Biden là người thắng cuộc.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn chưa nhận thua và dường như đang nỗ lực lôi kéo các đồng minh, trong đó có phó tổng thống Mike Pence, với hy vọng có thể “lật kèo” khi quốc hội xác nhận kết quả bầu cử trong cuộc họp ngày 6/1. Trump cũng trút giận lên loạt quan chức trong chính quyền vì “không đấu tranh trước gian lận bầu cử”.
Đồng minh Trump bàn cách 'lật kèo' bầu cử ở quốc hội
Nhóm nghị sĩ Cộng hòa tập trung tại Nhà Trắng để thảo luận nỗ lực thách thức kết quả kiểm phiếu đại cử tri tại quốc hội vào ngày 6/1/2021.
Hơn 10 thành viên đảng Cộng hòa, do nghị sĩ Mo Brooks dẫn đầu, hôm 21/12 tới Nhà Trắng gặp Tổng thống Donald Trump, Phó tổng thống Mike Pence và luật sư Rudy Giuliani để thảo luận về kế hoạch phản đối xác nhận chiến thắng của Joe Biden tại quốc hội vào tháng tới.
Đây được coi là cơ hội cuối cùng để Trump có thể "lật kèo" cuộc bầu cử, bằng nỗ lực thách thức kết quả kiểm phiếu đại cử tri do các bang gửi lên tại phiên họp lưỡng viện quốc hội vào ngày 6/1/2021. Phiên họp này do Pence chủ trì, nơi phiếu đại cử tri của từng bang sẽ được quốc hội xác nhận, qua đó chứng nhận chiến thắng cuối cùng cho Joe Biden.
Brooks cho biết ngày càng có nhiều quan chức ủng hộ nỗ lực của họ. "Sự ủng hộ đang tăng lên đối với việc phản đối các lá phiếu đại cử tri ở các bang do hệ thống bầu cử thiếu sót và khiến chúng không đáng được tin cậy", Brooks nói với các phóng viên tối 21/12.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng năm 2017. Ảnh: Nhà Trắng.
Để nỗ lực này thành công, văn bản kiến nghị phản đối phiếu đại cử tri của Brooks sẽ phải có ít nhất một thượng nghị sĩ Cộng hòa ký tên. Hiện chưa có thượng nghị sĩ nào công khai xác nhận sẽ tham gia thách thức kết quả bầu cử ở quốc hội.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tommy Tuberville từng công khai bày tỏ sự "cởi mở" với ý tưởng này, nhưng Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell đã cảnh báo các thành viên đảng Cộng hòa không tham gia vào "cuộc phiêu lưu" thách thức phiếu đại cử tri ở quốc hội. McConnell, lãnh đạo quyền lực nhất của phe Cộng hòa tại Thượng viện, đã công nhận chiến thắng của Biden.
"Về phía Thượng viện, tôi nghĩ câu hỏi không phải là liệu có thượng nghị sĩ nào tham gia hay không, mà là sẽ có bao nhiêu thượng nghị sĩ tham gia", Brooks tự tin khẳng định.
Theo Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri năm 1887, khi có đơn thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đủ điều kiện được đệ trình, phiên họp chứng nhận phiếu đại cử tri sẽ tạm dừng để Hạ viện và Thượng viện họp riêng rẽ.
Kết quả phiếu đại cử tri của các bang chỉ không được công nhận khi cả Hạ viện lẫn Thượng viện đều bỏ phiếu ủng hộ đơn khiếu nại. Đây được coi là một kịch bản gần như không thể xảy ra do đảng Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện.
Tuy nhiên, những đồng minh của Trump cho rằng việc thực hiện nỗ lực này sẽ giúp nhóm pháp lý của Tổng thống có cơ hội trình bày các chứng cứ, trong đó có những bản khai tuyên thệ "cho thấy tình trạng gian lận và đánh cắp bầu cử".
Hiện chưa rõ nhóm pháp lý của Trump có thêm chứng cứ mới nào để đệ trình trước quốc hội hay không. Các luật sư của Tổng thống đã tiến hành hàng chục vụ kiện ở các bang và Tòa án Tối cao, nhưng không trình ra được bằng chứng thuyết phục để các thẩm phán ra phán quyết có lợi cho họ.
Đại cử tri đoàn, với tổng cộng 538 đại cử tri, từ 50 bang và thủ đô Washington đã bầu cho Joe Biden 306 phiếu và Tổng thống Trump 232 phiếu. Nếu nỗ lực "lật kèo" của đồng minh Trump vào ngày 6/1/2021 không thành công, Pence sẽ phải chứng nhận Biden là tổng thống thứ 46 của Mỹ.
GĐTình báo Quốc gia Mỹ khẳng định bê bối email Hunter Biden 'Không phải Chiến dịch Thông tin Nga' John Ratcliffe, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC), nói với Fox Business vào sáng thứ Hai 19/10 rằng máy tính xách tay của Hunter Biden không phải là một phần chiến dịch tung thông tin sai của Nga, mặc dù đảng Dân chủ và các hãng truyền thông dòng chính đã cố gắng tuyên bố như vậy. Hạ nghị sĩ John...