Nghị sĩ Anh dọa ‘nổi loạn’ vì Huawei
Hàng chục nghị sĩ đảng Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson đe dọa sẽ cản trở ông nếu không nhanh chóng loại Huawei khỏi mạng 5G của Anh.
Chính quyền của Thủ tướng Johnson đang có ý định giảm dần vai trò của Huawei trong mạng viễn thông của Anh, trước khi loại bỏ hoàn toàn sự tham gia của tập đoàn công nghệ Trung Quốc này vào năm 2029.
Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đảng Bảo thủ muốn Johnson đẩy nhanh quá trình này và cam kết loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G của Anh vào năm 2023, với lý do Huawei không nên cắm một chân vào mạng lưới viễn thông của Anh trước thềm tổng tuyển cử năm 2024.
Khoảng 60 nghị sĩ đảng Bảo thủ đe dọa sẽ cản trở chương trình nghị sự tại quốc hội của Johnson nếu ông không đồng ý yêu cầu này. Họ dự định thực hiện bằng cách đưa các điều khoản sửa đổi bổ sung về Huawei và Trung Quốc vào nhiều đạo luật được trình ra trước Hạ viện tới khi Johnson đồng ý mạnh tay hơn với Huawei.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh đã làm chính các nghị sĩ trong đảng Bảo thủ của mình nổi giận khi ký thỏa thuận hợp tác với Huawei vào đầu năm, cho phép tập đoàn này đóng vai trò hạn chế nhưng quan trọng trong mạng 5G của Anh.
Hồi tháng 3, ông đã đối mặt với một cuộc nổi loạn từ các nghị sĩ đảng Bảo thủ khi 40 người bỏ phiếu phản đối ông tại quốc hội. Đây là thách thức đầu tiên từ khi Johnson lên nắm quyền sau chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử Anh hồi tháng 12/2019.
Sự phản đối tăng lên từ đó, khi nhiều nghị sĩ đảng Bảo thủ thành lập một khối nghị viện có tên Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc, kêu gọi chính phủ Anh giảm bớt mức độ quan hệ với Bắc Kinh.
Quyết định của Thủ tướng Anh cũng khiến đồng minh Mỹ tức giận, khi Tổng thống Donald Trump giận dữ cúp máy lúc nói chuyện với Johnson. Mỹ c ảnh báo thỏa thuận với Huawei sẽ giúp Trung Quốc mở cửa hậu tiến vào mạng lưới chia sẻ thông tin của tình báo phương Tây.
Iain Duncan Smith, một nghị sĩ cấp cao đảng Bảo thủ, một trong số những nghị sĩ dẫn đầu nỗ lực kêu gọi Johnson mạnh tay hơn với Huawei, cho hay kế hoạch loại bỏ tập đoàn này khỏi mạng 5G của Anh sớm nhất vào năm 2029 là “không thể chấp nhận”.
Duncan Smith và những nghị sĩ đảng Bảo thủ khác kêu gọi hành động cứng rắn hơn với Huawei nhờ sự thúc đẩy của cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Anh MI6 John Sawers.
Ông cho rằng việc chính quyền Trump cấm Huawei mua các sản phẩm do Mỹ sản xuất đồng nghĩa tập đoàn này sẽ sử dụng các thiết bị có thể nguy hại hơn với an ninh của Anh.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh hôm 6/7 xác nhận chính phủ đang xem xét lại thỏa thuận này.
“Chúng tôi đang cân nhắc tác động của lệnh trừng phạt gần đây mà Mỹ áp đặt với Huawei, cũng như ảnh hưởng mà nó có thể gây ra lên mạng viễn thông của Anh. Tiến trình này cần thời gian và chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sau”, ông nói.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đưa ra cảnh báo cùng ngày, rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm hủy bỏ thỏa thuận cũng “đem lại hậu quả” cho nước Anh.
“Chúng tôi muốn làm bạn với nước Anh. Chúng tôi muốn làm đối tác với nước Anh. Nhưng nếu Anh muốn biến Trung Quốc thành quốc gia thù địch, Anh sẽ phải gánh chịu hậu quả”, đại sứ Lưu nói.
Mỹ cảnh báo Anh về Huawei
Mỹ cảnh báo Anh sau khi chính quyền nước này cho phép Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip ở địa phương.
Hội đồng quận Nam Cambridgeshire, Anh, ngày 25/6 bỏ phiếu cho phép tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip với vốn đầu tư lên tới 1,24 tỉ USD. Chưa đầy 24 giờ sau, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo chính quyền Anh về "mối đe dọa an ninh quốc gia" từ Huawei.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là các đồng minh và đối tác như Vương quốc Anh, đánh giá cẩn thận tác động lâu dài của việc cho phép các công ty không đáng tin cậy như Huawei tiếp cận các thông tin nhạy cảm", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong tuyên bố hôm 26/6.
Khách hàng đeo khẩu trang tại một cửa hàng của Huawei mới khai trương ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/6. Ảnh: Reuters.
Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei chịu sự ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc và điều này sẽ là rủi ro cho các đối tác hợp tác với công ty công nghệ này vì bị đe doạ an ninh quốc gia, quyền sở hữu trí tuệ. Một tài liệu Reuters thu được hôm 23/6 liệt kê 20 công ty hoạt động tại Mỹ mà Washington cho rằng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn, trong đó có Huawei.
Năm ngoái, Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách đen thương mại do lo ngại về an ninh quốc gia. Washington cũng dẫn đầu một chiến dịch quốc tế để thuyết phục các đồng minh không cho Huawei tham gia xây dựng mạng 5G. Song Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc rằng họ chuyển dữ liệu cho Bắc Kinh và khẳng định họ độc lập với chính phủ Trung Quốc.
Việc Huawei lập trung tâm nghiên cứu tại Anh diễn ra trong lúc nước này đang cân nhắc có nên sử dụng thiết bị của tập đoàn Trung Quốc trong hệ thống mạng 5G hay không. Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) tháng trước đã tiến hành đánh giá khẩn cấp về vấn đề này và chính quyền được cho là đang lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei trong hệ thống mạng 5G trong ba năm tới.
Đánh giá được NCSC được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ ban hành quy định mới nhằm siết chặt việc tiếp cận của Huawei đối với chip điện tử được sản xuất từ thiết bị của Mỹ.
Anh khó 'mở cửa' đón hàng triệu người Hong Kong Thủ tướng Johnson cam kết cấp thị thực, thậm chí quốc tịch, cho gần ba triệu người Hong Kong, nhưng nhiều người hoài nghi về tính khả thi của nó. "Nhiều người ở Hong Kong lo sợ cách sống của họ, điều mà Trung Quốc đã cam kết duy trì, đang bị đe dọa", Thủ tướng Anh Boris Johnson viết trong một bài...