Nghị sĩ Anh bức xúc vì bị Trung Quốc vơ vào video Biển Đông ở Mỹ
Nữ nghị sĩ Anh Catherine West vô cùng ngạc nhiên khi thấy mình xuất hiện trong video tuyên truyền về lập trường Biển Đông của Trung Quốc ở Quảng trường Thời đại, Mỹ.
Màn hình hiển thị quảng cáo của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua tại Quảng trường Thời đại. Ảnh: AFP
Khi phóng viên của Quartz gọi điện cho nữ nghị sĩ Anh Catherine West, ngoại trưởng thuộc Công đảng trong nội các đối lập Anh, thông báo rằng bà vừa xuất hiện trên đoạn video tuyên truyền của Trung Quốc về cái họ gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông trên Quảng trường Thời đại tại New York, bà West đã vô cùng sửng sốt.
Trong đoạn video dài 3 phút 12 giây này, Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch của Viện Quốc gia Trung Quốc về Nghiên cứu Biển Đông, ngang nhiên nói rằng Bắc Kinh có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và có cơ sở lịch sử và pháp lý để chứng minh. Trung Quốc trích dẫn ý kiến của một số chuyên gia và quan chức quốc tế mà họ cho là ủng hộ lập trường của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong đó có bà West.
Bà West xuất hiện từ phút 2:25, dường như đang trả lời phỏng vấn của phóng viên Trung Quốc. “Tôi nghĩ đàm phán là rất quan trọng. Và đó là lý do chúng ta cần lưu tâm rằng phải giải quyết mọi việc theo khu vực, và có hướng đi chín chắn tới đối thoại”, bà nói.
Theo bình luận viên Steve Mollman, nếu chỉ nghe những lời bà West được trích trong đoạn video về Biển Đông này, người xem có thể dễ dàng suy nghĩ rằng nữ nghị sĩ Anh ủng hộ việc đàm phán song phương để giải quyết mọi tranh chấp. Quan điểm đó trùng với lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, khi Bắc Kinh khăng khăng không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế, mà chỉ muốn đàm phán song phương với các nước có tranh chấp trên Biển Đông.
Sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết mang tính ràng buộc, bác bỏ cơ sở pháp lý của “đường lưỡi bò” Trung Quốc ngang nhiên vẽ ra trên Biển Đông, Bắc Kinh đã tuyên bố không tuân thủ quyết định này, và tăng cường chiến dịch lôi kéo, vận động, tuyên truyền khắp thế giới về lập trường Biển Đông của họ. Có vẻ như đoạn video trên cũng là một phần trong chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn đó.
Video được phát trên màn hình quảng cáo cao 19 m, rộng 12 m chuyên hiển thị hình ảnh của Trung Quốc kể từ năm 2011, được phát sóng 120 lần một ngày từ 23/7 cho đến ngày 3/8. Ước tính video tiếp cận khoảng 500.000 người qua lại mỗi ngày.
Video đang HOT
Bà West rất bất bình vì phát ngôn của mình bị bóp méo một cách nghiêm trọng. Nữ nghị sĩ khẳng định những câu nói mà Trung Quốc trích ra trong đoạn video hoàn toàn sai lệch so với ngữ cảnh, và không thể hiện quan điểm của bà đối với vấn đề Biển Đông.
Thư ký báo chí của bà West cho biết có thể những câu nói trên của nữ nghị sĩ được cắt ra từ đoạn phỏng vấn giữa bà với các phóng viên nước ngoài ở Bắc Kinh bên lề Diễn đàn Chính đảng Cấp cao Trung Quốc – châu Âu diễn ra hồi tháng 5.
Trong một email gửi tới Quartz sau đó, bà West giải thích rõ hơn về lập trường của mình: “Tôi bảo lưu quan điểm rằng đối thoại là rất quan trọng để đảm bảo hòa bình trong khu vực, và tiến trình trọng tài ở The Hague (nơi có trụ sở của Tòa Trọng tài Thường trực) là một trong những cơ hội như vậy để giải quyết các tranh chấp một cách chín chắn”.
Bà West cho biết sau khi xem đoạn video, bà cảm thấy bối rối và bất bình với những giọng điệu mà Trung Quốc thế hiện trong đó, đồng thời khẳng định không hề biết rằng những lời bình luận trong cuộc phỏng vấn bên lề của mình lại được sử dụng theo cách này.
Hình ảnh bà West xuất hiện trong đoạn video tuyên truyền của Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình
“Dù tôi vui lòng trả lời phỏng vấn về những nỗi quan ngại của mình về quá trình quân sự hóa Biển Đông và nhu cầu hợp tác để đảm bảo một giải pháp hòa bình, tôi không hề vui khi hình ảnh đó được sử dụng theo cách như thể tôi ủng hộ hướng đi hiện nay của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo”, bà viết.
Bà khẳng định rằng các hồ sơ lưu trữ tại Quốc hội Anh đều thể hiện việc bà thường xuyên nêu quan ngại về hoạt động xây đảo nhân tạo và triển khai quân sự phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Bà đã hối thúc chính phủ Anh làm tất cả những gì có thể để đảm bảo luật pháp quốc tế được tôn trọng, có những bước đi cần thiết để ngăn chặn tình trạng quân sự hóa khu vực.
“Đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông là vấn đề mà tôi rất quan tâm. Tôi đã nêu vấn đề này với đoàn đại biểu Trung Quốc tại hội nghị, và đặc biệt tôi đã bày tỏ lo ngại rằng hoạt động xây đảo và triển khai lực lượng quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông là mối quan ngại lớn đối với Anh và các nước châu Âu, cũng như các bên bị ảnh hưởng ở Biển Đông”, bà nhấn mạnh.
Trong bức thư gửi Ngoại trưởng Anh Philip Hammond hồi giữa tháng 7, bà đặt câu hỏi: “Bộ Ngoại giao Anh có đồng ý rằng phán quyết của Tòa Trọng tài cần phải được tôn trọng, và bất cứ hành vi không tuân thủ nào của chính phủ Trung Quốc không chỉ gây ra tổn hại nghiêm trọng về uy tín với họ mà còn tạo nên lỗ hổng lớn trong luật pháp quốc tế?”
Một người nữa cũng rất sửng sốt khi thấy bà West bị “vơ” vào đoạn video tuyên truyền của Trung Quốc là Matthew Whitty, thư ký báo chí của bà. Ông Whitty nói rằng trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên bên lề hội nghị diễn ra ở Bắc Kinh, bà West cũng đã nêu rõ những quan ngại về quá trình quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
“Thật kỳ lạ khi hình ảnh đó lại được Trung Quốc sử dụng để hậu thuẫn cho lập trường Biển Đông của mình”, ông Whitty nói.
Trí Dũng
Theo VNE
Trung Quốc chiếu video tuyên truyền về Biển Đông ở Quảng trường Thời đại Mỹ
Trung Quốc chiếu video về Biển Đông trên biển quảng cáo khổng lồ ở Quảng trường Thời đại tại New York, Mỹ, nhằm bao biện yêu sách chủ quyền của họ.
Màn hình hiển thị quảng cáo của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua tại Quảng trường Thời đại. Ảnh: AFP
Theo Sputnik, video của Trung Quốc sẽ được phát sóng 120 lần một ngày cho đến ngày 3/8, trên màn hình cao 19 m, rộng 12 m. Đây là bảng quảng cáo chuyên hiển thị hình ảnh của Trung Quốc kể từ năm 2011. Video ước tính tiếp cận khoảng 500.000 người qua lại mỗi ngày.
Video dài 3 phút 12 giây, có sự xuất hiện của một số chuyên gia và quan chức quốc tế ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong video, Wu Shicun, chủ tịch của Viện Quốc gia Trung Quốc về Nghiên cứu Biển Đông, ngang nhiên nói rằng Bắc Kinh có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và có cơ sở lịch sử và pháp lý để chứng minh.
Cựu giám đốc Chính sách Kinh tế và Kinh doanh của London John Ross nói rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của tòa trọng tài nên được sử dụng giữa hai bên muốn tham gia. Catherine West, nghị sĩ đảng Lao động Anh, và Masood Khalid, đại sứ Pakistan tại Trung Quốc, thì nói rằng cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp.
Video này còn nhắc đến "cách tiếp cận kép", tức là các tranh chấp phải được giải quyết thông qua bàn bạc và đàm phán hữu nghị giữa các quốc gia liên quan trực tiếp.
Một số đơn vị truyền thông đã phản ứng trước video này. TrangBuzzFeed nói rằng "video vô cùng nhàm chán" và "lãng phí 3 phút 12 giây cuộc đời". Trang Shanghaiist gọi video này là "công cụ tuyên truyền mới nhất" của Trung Quốc. Họ ước tính chi phí phát sóng video có thể dao động từ 300.000 USD đến 400.000 USD một tháng.
Trung Quốc tiến hành động thái trên hai tuần sau khi Tòa Trọng tài tại The Hague, Hà Lan hôm 12/7 ra phán quyết cho vụ kiện của Philippines, khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm gần hết diện tích Biển Đông.
Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò". Đồng thời, Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phương Vũ
Theo VNE
Ngoại trưởng Philippines: 'Trung Quốc không thắng lợi tại hội nghị ASEAN' Philippines khẳng định dù tuyên bố chung của ASEAN không đề cập đến phán quyết "đường lưỡi bò", việc đó không có nghĩa là Trung Quốc đã giành được chiến thắng ngoại giao. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: Reuters Philippines không tìm kiếm sự hỗ trợ từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hoặc cộng đồng quốc tế trong...