Nghị quyết về Biển Đông và Hoa Đông vừa được Hạ viện Mỹ thông qua
Nghị quyết của Hạ viện Mỹ tái khẳng định sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp biển và quyền tài phán tại Biển Đông và Hoa Đông.
Đêm qua (20/11-theo giờ Việt Nam), Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vừa thông qua nghị quyết kêu gọi giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc luôn có những hành động gây hấn tại Biển Đông và Hoa đông
Nghị quyết của Hạ viện Mỹ tái khẳng định sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp biển và quyền tài phán tại Biển Đông và Hoa Đông thông qua các biện pháp hòa bình và phối hợp, theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được công nhận trên toàn thế giới. Nghị quyết cũng tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với tự do hàng hải và việc sử dụng hợp pháp vùng trời và vùng biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Ed Royce cho biết:
“Nghị quyết kêu gọi giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại Biển Đông, một trung tâm thương mại quan trọng với nhiều tuyến hàng hải, nguồn năng lượng và ngư trường. Đây là bản thiết kế để giải quyết các tranh chấp này một cách hòa bình.”
Nghị quyết của Hạ viện Mỹ khẳng định, các khu vực biển tại châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả vùng biển và vùng trời, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thịnh vượng, ổn định và an ninh của khu vực cũng như thương mại toàn cầu. Các nước ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông vào năm 2002, theo đó các bên cam kết tôn trọng và đảm bảo tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được công nhận trên toàn thế giới, cũng như giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên căng thẳng đã gia tăng tại các khu vực biển và lãnh thổ có tranh chấp kể từ thời điểm đó.
Nghị quyết nêu rõ, tàu Trung Quốc đã cố tình đâm tàu tuần duyên Nhật Bản tại biển Hoa Đông, bắn tàu cá của Philippines, 2 lần cắt cáp tàu Việt Nam đang đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sử dụng súng đe dọa 4 tàu đánh cá Việt Nam tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa. Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc còn mời thầu thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2012 và hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam vào tháng 5/2014. Hơn 80 tàu Trung Quốc, trong đó có 7 tàu quân sự, đã được triển khai tại đây để hậu thuẫn hành động khiêu khích này cũng như nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.
Video đang HOT
Các tàu hộ tống giàn khoan 981 đã hăm dọa tàu cảnh sát biển Việt Nam, vi phạm Công ước các quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển. Tàu Trung Quốc còn đâm va, sử dụng trực thăng và vòi rồng để ngăn cản các tàu Việt Nam, đồng thời thiết lập khu vực cấm qua lại với bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan 981. Các hành động trên nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Ngoài ra, Trung Quốc còn đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông với những quy định vi phạm Công ước Chicago của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Nghị quyết của Hạ viện Mỹ nhấn mạnh, tự do hàng hải và việc sử dụng hợp pháp vùng biển và vùng trời đã được quy định trong luật pháp quốc tế chứ không phải do bất kỳ quốc gia nào ban phát. Chính phủ Mỹ quan ngại sâu sắc về những hành động đơn phương nhằm ngăn cản nước khác thực thi quyền chủ quyền đối với các nguồn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước đó thông qua những đòi hỏi chủ quyền không dựa trên luật pháp quốc tế, tuyên bố thành lập đơn vị hành chính và quân sự trên các khu vực tranh chấp tại Biển Đông và Hoa Đông, cũng như áp dụng quy định đánh bắt cá mới tại các vùng tranh chấp, gây gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Phát biểu tại phiên bỏ phiếu thông qua nghị quyết, Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega cho biết: “Dù không phải là bên liên quan đến các tranh chấp biển tại Biển Đông hay Hoa Đông nhưng Mỹ có lợi ích trong việc giải quyết một cách hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế đối với các đòi hỏi gây tranh cãi. Mỹ có lợi ích trong tự do hàng hải và hàng không, các hoạt động thương mại tự do không bị cưỡng ép, hăm dọa hoặc sử dụng vũ lực”.
Nghị quyết tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ Mỹ đối với việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên biển tại biển Đông và Hoa Đông một cách hòa bình, đồng thời cam kết tiếp tục các nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho một tiến trình hòa bình và phối hợp để giải quyết các tranh chấp này. Nghị quyết cũng tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Hạ viện Mỹ đối với tự do hàng hải và hàng không, lên án các hành động cưỡng ép, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực bằng tàu quân sự hoặc dân sự nhằm cản trở sự tự do này tại các vùng biển quốc tế, thay đổi hiện trạng hoặc gây mất ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương.
Hạ viện Mỹ hối thúc Trung Quốc kiềm chế, không thực thi Vùng nhận dạng phòng không mà nước này đơn phương tuyên bố tại biển Hoa Đông, đồng thời hối thúc các nước ASEAN, tất cả nước đồng minh và đối tác của Mỹ cũng như các bên đòi hỏi chủ quyền giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và công bằng, bao gồm việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Hạ viện Mỹ ủng hộ chính phủ Mỹ tiếp tục có những hành động ủng hộ tự do hàng hải tại các vùng biển và vùng trời quốc tế tại Biển Đông và Hoa Đông, khuyến khích chính phủ Mỹ tăng cường các quan hệ đối tác trong khu vực nhằm xây dựng năng lực trong nhận thức về biển, đảm bảo tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định cũng như sự tôn trọng đối với các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được công nhận trên toàn thế giới./.
Nhật Quỳnh-Huy Hoàng-VOV
Theo_VOV
Trung Quốc nhận lỗi trước Nhật Bản
Bộ Ngoại giao TQ đã phải nhận lỗi về việc tàu cá chở 11 ngư dân nước này tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật để ăn trộm san hô
Tai buôi hop bao thương ky cua Bô Ngoai giao Trung Quôc hôm 3/11, một phong viên đã hoi: "Gân đây, hoạt động khai thac trai phep san hô đo cua tau ca Trung Quôc tai vung biên đăc quyên kinh tê Nhât Ban co xu hướng gia tăng. Vi thê, canh sat biên Nhât Ban đa băt giư ngư dân của Trung Quôc, phía Trung Quốc có bình luận gì về sự việc này?".
Ngươi Phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc, bà Hoa Xuân Oanh đã "nhận lỗi" về vụ việc này.
Bà Hoa trả lời: "Trung Quôc trươc sau như môt, coi trong công tác bao vê đông thưc vât biên trươc nguy cơ tuyêt chung, yêu câu ngư dân tac nghiêp san xuât trên biên theo phap luât, câm hanh vi khai thac san hô đo trai phep".
Ba Hoa còn nói, "các cơ quan hưu quan của Trung Quôc se tiêp tuc tăng cương công tác quan ly hanh phap. Đông thơi, chung tôi cung yêu câu Nhât Ban xư ly vân đê có liên quan môt cach văn minh, ly tri, theo phap luât, công băng va thoa đang".
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bà Hoa Xuân Oánh
Được biết, cảnh sát Biển Nhật Bản hôm 16/10, đã bắt giữ một tàu cá và 11 ngư dân Trung Quốc. Tàu cá này bị tình nghi là đã khai thác trộm san hô đỏ ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Chiếc tàu mang số hiệu "Chiết Động Ngư Vân 10180" của Trung Quốc đã bỏ chạy sau khi phớt lờ yêu cầu tấp vào bờ một đảo thuộc quần đảo Ogasawara, cách Tokyo 1.000 km về phía nam.
Theo một thông cáo của Cảnh sát Biển Nhật Bản, sau cuộc rượt đuổi trong vòng 85 phút, lực lượng này đã khống chế và bắt giữ tàu cá này cùng với 11 ngư dân.
Truyền thông Nhật Bản trước đó đưa tin, số lượng tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc bị nghi ngờ tìm kiếm san hô đỏ tại vùng biển ngoài khơi Ogasawaras đã tăng lên kể từ mấy tháng gần đây. Loại san hô này có giá trị cao ở Trung Quốc vì dùng vào việc chế tác làm đồ trang sức.
Trước hành động xâm phạm vùng biển đặc quyền của Nhật Bản, khai thác trộm san hô được bảo tồn, Bắc Kinh đã tỏ ra nhận lỗi. Tuy nhiên, những hành động tương tự được ngư dân Trung Quốc với Philippines lại có cách ứng xử khác.
Tàu Min Yong Lu mắc cạn trong bãi san hô Tubbataha
Hồi tháng 4/2014, Cảnh sát biển Philippines phát hiện tàu Min Yong Lu trong bãi san hô Tubbataha được công nhận là di sản Thiên nhiên thế giới. Tàu này với 12 thuyền viên đã phá hỏng 4.000 m2 san hô có tuổi đời hàng trăm năm. Trên tàu còn có 100 con tê tê, một loài động vật trong sách đỏ.
Hồi tháng 5/2014, Cảnh sát biển Philippines đã bắt giữ 11 thuyền viên trên tàu cá Trung Quốc, phát hiện hơn 500 con rùa biển bị bắt trộm, một số con đã chết.
Bắc Kinh đã gây sức ép để Manila tha bổng những thủy thủ này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thời điểm đó kêu gọi Philippines "lập tức" thả những ngư dân bị bắt cùng tàu cá. Thậm chí Bắc Kinh còn yêu cầu Manila có "sự lý giải hợp lý", và những yêu cầu này được chính người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bà Hoa Xuân Oánh đưa ra.
Tháng 8/2014, Manila đã kết án 12 năm tù thuyền trưởng tàu Min Yong Lu và 6 - 10 năm tù các thuyền viên. Phạt tài chính 100.000 USD/người. Các thủy thủ Trung Quốc bị bắt hồi tháng 5/2014 đang chờ được xử.
Theo_Báo Đất Việt
Nhật tố tàu Trung Quốc khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 26-9 cho biết, máy bay nước này đã phát hiện 1 tàu công vụ Trung Quốc đang thực hiện khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Theo JCG, tàu khảo sát biển của Trung Quốc dường...