Nghị quyết ‘vàng’ giúp thay đổi toàn diện tư duy phát triển ĐBSCL

Theo dõi VGT trên

Nghị quyết 120 của Chính phủ được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết “vàng” đã đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững, tư duy phát triển đã thay đổi toàn diện.

Cuối tuần này, hội nghị của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại TP Cần Thơ. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu và các cơ quan liên quan định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành trả lời phỏng vấn Cổng TTĐT Chính phủ trước thềm sự kiện quan trọng này.

Nghị quyết vàng giúp thay đổi toàn diện tư duy phát triển ĐBSCL - Hình 1

Thứ trưởng Bộ YN&MT Lê Công Thành. Ảnh: VGP/Thu Cúc

5 dấu ấn lớn sau 3 năm triển khai
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120, việc triển khai các chương trình tổng thể, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã đạt được những kết quả cụ thể gì và tạo ra những đột phá như thế nào cho vùng ĐBSCL, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Lê Công Thành: Nghị quyết 120 là bước đột phá lớn, có ý nghĩa định hình chiến lược phát triển bền vững ĐBSCL theo hướng tổng thể, đồng thời, tích hợp với tầm nhìn dài hạn và khát vọng về một vùng ĐBSCL trù phú, thịnh vượng, lấy con người làm trung tâm, coi việc sử dụng hiệu quả tiết kiệm và bền vững tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên khác là triết lý phát triển.

Ngay sau “Hội nghị Diên Hồng” về phát triển bền vững ĐBSCL do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì năm 2017, Nghị quyết 120 đã được ban hành. Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là là Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc với sự hưởng ứng của người dân ĐBSCL. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Nghị quyết đã tạo chuyển biến căn bản về mặt nhận thức, tư duy phát triển ĐBSCL theo hướng “thuận thiên”. Từ chỗ phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên ưu đãi như điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn lợi thủy sản… đã chuyển đổi sang phát triển dựa vào năng suất lao động, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Tư duy phát triển đã thay đổi toàn diện, coi nước mặn, nước lợ là tài nguyên để chuyển đổi cơ cấu, phát triển sản xuất hiệu quả. Trên cơ sở đó, đa dạng hóa sản phẩm như lúa gạo, cây ăn trái, thủy sản nước ngoạt, nước lợ, nước mặn.

Chương trình tổng thể của Nghị quyết đã xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách có tính chất đặc thù cho vùng như thành lập Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL, lập nhiệm vụ quy hoạch tổng thể ĐBSCL theo phương pháp tích hợp đa ngành với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín hàng đầu về lập quy hoạch; phê duyệt các đề án về tái cơ cấu nông nghiệp bền vững; xúc tiến thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy liên kết giữa nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nông trong sản xuất, tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm; ưu tiên khuyến khích đầu tư tư nhân; phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, nhất là chế biến sâu, chế biến tinh; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao…

Trong triển khai Nghị quyết, ĐBSCL được coi là thể thống nhất trong đa dạng, từ đó triển khai nhiều giải pháp, chương trình, quy hoạch mang tính liên ngành, liên vùng như công tác quy hoạch, công tác dự báo, cảnh báo cho tổng thể vùng; các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai trên phạm vi toàn vùng, từ đó triển khai các giải pháp, biện pháp về tích nước, chuyển đổi thời gian canh tác, mùa vụ, khắc phục xâm nhập mặn… hay như đầu tư các công trình có tính kết nối toàn vùng như đường giao thông, thủy lợi.

Đã huy động sự chủ động vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, các đối tác quốc tế và đặc biệt là thực hiện được mục tiêu lấy người dân làm trung tâm. Từ đó, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới theo hướng “phát triển nhưng không để ai ở lại phía sau”.

Đẩy mạnh điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả các nguồn lực của ĐBSCL. Điển hình là hoàn thành bản đồ mô hình số độ cao, bàn giao bản đồ nước ngầm cho tất cả các địa phương vùng ĐBSCL, hoàn thành xây dựng Trung tâm Quan trắc môi trường vùng ĐBSCL… Đặc biệt, trong các đợt hạn mặn năm 2020 đã triển khai xây dựng 10 điểm nguồn cấp nước khẩn cấp, cung cấp được cho 62.000 người ở 7 tỉnh chống hạn, mặn cho ĐBSCL. Đến nay, Bộ TN&MT đã bàn giao bản đồ nước ngầm cho tất cả các địa phương vùng ĐBSCL để các địa phương đầu tư, xây dựng thành các công trình cấp nước tập trung. Bên cạnh đó, đối với các địa phương công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn, Bộ đã hỗ trợ trực tiếp thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để khắc phục các hậu quả, đưa ĐBSCL vượt qua được các đợt hạn mặn khốc liệt thời gian qua.

Video đang HOT

Tôi cho rằng, Nghị quyết 120 là ngọn cờ đi đầu, là Nghị quyết “vàng”, là nguồn cảm hứng để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động để thích ứng một cách có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, từ các kết quả thực hiện Nghị quyết như đã nêu ở trên, đã xuất hiện nhiều mô hình, sáng kiến hay, nổi bật là: Mô hình trồng lúa mùa chất lượng cao kết hợp nuôi tôm càng xanh tại tỉnh Kiên Giang, mô hình nuôi cá tra, mô hình nuôi tôm nước lợ, mô hình kinh tế hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị của tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, mô hình du lịch sinh thái của tỉnh An Giang, mô hình lúa chịu mặn thích ứng biến đổi khí hậu của tỉnh Bến Tre… Những mô hình này đã từng bước tạo sinh kế bền vững cho người dân, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân vùng ĐBSCL đã có những thay đổi đáng kể.
Chính phủ kiến tạo, dẫn dắt

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ phương châm hành động của Chính phủ khi đầu tư nguồn lực, triển khai Nghị quyết 120 là: “Chính phủ thúc đẩy, doanh nghiệp hành động, người dân hưởng ứng”. Trong 3 năm qua, phương châm này đã được triển khai cụ thể như thế nào?

Thứ trưởng Lê Công Thành: Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ĐBSCL, cùng với đó là sự vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Chính phủ đã đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt, bao gồm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách như tôi đã nêu ở trên. Bên cạnh đó Chính phủ cũng đã tăng đầu tư nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng với vai trò là “đòn bẩy” nhằm thu hút thêm sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; thúc đẩy chuyển đổi quy mô lớn, phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng và các tiểu vùng, tăng cường kết nối kinh tế-hạ tầng nội vùng và giữa ĐBSCL với TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài, các đối tác quốc tế đã đầu tư triển khai nhiều dự án trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, phát triển năng lượng tái tạo, logistics… Có thể thấy, những dự án này đã làm thay đổi bộ mặt của vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước. Bức tranh đầu tư cho ĐBSCL đã có nhiều mảng màu rất sáng.

Về phía người dân, từ chuyển biến về nhận thức đã dẫn đến các thay đổi về tư duy và hành động, bám sát các chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, tích cực tham gia vào chuyển đổi quy mô lớn, phát triển chuỗi giá trị, từ đó, nâng cao giá trị gia tăng về kinh tế và thương hiệu của toàn vùng. Chúng ta có thể thấy được minh chứng cho việc này thông qua hình ảnh được mùa của nhân dân vùng ĐBSCL trong những ngày đầu Xuân Tân Sửu. Trong bối cảnh ĐBSCL vẫn chịu ảnh hưởng của các đợt xâm nhập mặn khốc liệt, nhưng người dân vẫn có một vụ thu hoạch được mùa, được giá.

Nghị quyết vàng giúp thay đổi toàn diện tư duy phát triển ĐBSCL - Hình 2

Những chính sách phù hợp đã góp phần khiến vụ Đông Xuân 2020-2020 của ĐBSCL được mùa, được giá

Còn nhiều khó khăn, thách thức
Xin Thứ trưởng cho biết những khó khăn, thách thức khi triển khai Nghị quyết 120 trong 3 năm qua, đâu là những nguyên nhân cốt lõi của những vướng mắc này?

Thứ trưởng Lê Công Thành: Trong những năm qua, việc ban hành triển khai Nghị quyết 120 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn còn nhiều.

Có thể kể đến những thách thức chính như việc hoàn thiện thể chế, chính sách triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết 120 vẫn còn chậm, đặc biệt, các chính sách đẩy mạnh phát triển của các ngành, lĩnh vực then chốt tại ĐBSCL. Một số chính sách đã được ban hành nhưng chưa đi vào cuộc sống, đồng bộ với nguồn lực thực hiện dẫn đến hiệu quả chính sách không cao.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân vùng kinh tế theo ngành, lãnh thổ dựa vào các điều kiện tự nhiên còn chậm, vẫn còn xung đột phát triển giữa các loại hình kinh tế dẫn đến hiệu quả kinh tế-xã hội chưa cao, thiếu tính bền vững.

Vấn đề sụt lún, sạt lở mặc dù đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm đầu tư khắc phục nhưng chưa đủ, vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Cùng với đó, việc huy động và phát triển nguồn lực cho phát triển ĐBSCL bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ mặc dù đã có nhiều chuyển biến mạnh, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Từ thực tiễn triển khai, có thể thấy được nguyên nhân cốt lõi của các thách thức nêu trên.

Về cơ chế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực ban hành, bổ sung một số cơ chế, chính sách cho riêng vùng ĐBSCL, nhưng các cơ chế, chính sách này cần có thời gian để phát huy hiệu quả, đồng thời phải phù hợp với khuôn khổ tổng thể chính sách phát triển chung của cả nước.

Về nguồn lực thực hiện, Nghị quyết 120 được ban hành sau khi Chương trình đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua. Chính vì vậy, mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Có một thực tế cần nhìn nhận là phần lớn các công trình, dự án có tính liên vùng, liên ngành, có quy mô lớn nhằm thay đổi cơ bản bức tranh phát triển biền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn chưa được triển khai thực hiện.

Về quy hoạch, Luật Quy hoạch được ban hành với các yêu cầu và nội dung mới dẫn đến một số lúng túng trong quá trình rà soát, xây dựng quy hoạch, nhất là việc xây dựng Quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL theo phương pháp tích hợp và các quy hoạch ngành, địa phương để tích hợp vào Quy hoạch vùng ĐBSCL.

Thưa Thứ trưởng, tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Nghị quyết 120 lần này, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương sẽ thảo luận những vấn đề trọng tâm gì?

Thứ trưởng Lê Công Thành: Hội nghị của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu lần này sẽ có mục tiêu tổng thể là đánh giá những việc đã làm được, đặc biệt là những kết quả nổi bật, những hạn chế, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai thực hiện Nghị quyết.

Trên cơ sở các báo cáo đánh giá kết quả tổng hợp đạt được của các bộ, ngành, địa phương kể từ khi thực hiện Nghị quyết đối với từng lĩnh vực cụ thể được giao, hội nghị sẽ tập trung vào một số vấn đề trọng tâm. Cụ thể là, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 120 và các văn bản có liên quan.

Xác định được các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới để đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết, bao gồm các chiến lược, quy hoạch, nhiệm vụ, dự án, công trình trọng điểm cần triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021-2025; các giải pháp về cơ chế, chính sách, khoa học và công nghệ, nguồn lực; sự tham gia và định hướng hỗ trợ thực hiện Nghị quyết của các đối tác phát triển trong thời gian tới.

Hội nghị cũng sẽ bàn các giải pháp tăng cường liên kết vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế giữa vùng ĐBSCL với TPHCM và vùng Đông Nam Bộ.

Hội nghị sẽ thảo luận các báo cáo quan trọng: Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết 120, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới . Báo cáo kết quả quy hoạch vùng, hoạt động của Hội đồng điều phối vùng và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL; Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 120 trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ; Báo cáo về phát triển hạ tầng giao thông, tình hình thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối vùng ĐBSCL với các trung tâm phát triển kinh tế ; Báo cáo về việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, nông thôn, sắp xếp, bố trí lại dân cư, cung cấp nước sạch cho người dân vùng ĐBSCL ; Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 120 tại Cần Thơ; Báo cáo về sự tham gia hỗ trợ của các đối tác phát triển trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 20; Báo cáo của các địa phương như TPHCM, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Quy hoạch hợp lý nguồn nước lưu vực sông Cửu Long

Thứ trưởng Lê Công Thành Bộ TN&MT nhấn mạnh: Việc lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long phải bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý nguồn nước giữa các vùng, nhóm đối tượng sử dụng nước và các tỉnh.

Điều này sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng mâu thuẫn trong phân bổ, khai thác, sử dụng giữa các đối tượng sử dụng nước.

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) họp bàn về Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại chịu tác động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt, nguồn tài nguyên nước bị phụ thuộc phần lớn vào lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ, chịu tác động của hệ thống các hồ chứa thủy điện thượng nguồn ở nước ngoài, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâp nhập mặn... Do đó, các cơ quan chức năng cần xem xét lại và cụ thể hóa hơn nữa về những điểm mạnh, điểm yếu và các thách thức của tài nguyên nước cho các vấn đề liên quan đến quy hoạch.

Quy hoạch hợp lý nguồn nước lưu vực sông Cửu Long - Hình 1

Họp bàn về Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long. (Ảnh: TL)

Đối với mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch cần bổ sung mục tiêu phát triển hạ tầng thủy lợi đồng bộ phù hợp với mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên mục tiêu được đề ra theo Nghị Quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về việc phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh: Việc lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long phải bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý nguồn nước giữa các vùng, nhóm đối tượng sử dụng nước và các tỉnh. Điều này sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng mâu thuẫn trong phân bổ, chia sẻ, khai thác, sử dụng nước giữa các đối tượng sử dụng nước.

Để đảm bảo các nguyên tắc đó, Thứ trưởng đề nghị, đơn vị chủ trì lập quy hoạch phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan cần sớm hoàn thiện công cụ mô hình toán; đánh giá thêm hiện trạng khai thác sử dụng nước nước từ năm 2016 đến nay.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu quan điểm phân vùng quy hoạch làm cơ sở phân tích, tổng hợp, dự báo các chỉ tiêu của quy hoạch; cân đối nhu cầu sử dụng nước của 4 vùng trong những năm cực hạn nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu để hạn chế dao động biên mặn. Đặc biệt, cần chú trọng đánh giá nhu cầu sử dụng nước có xét đến sự biến động nguồn nước do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và do khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn sông Cửu Long...

Theo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT), theo tài liệu thu thập và kết quả điều tra khảo sát 13 tỉnh/thành, tổng lưu lượng khai thác toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 1.923.681 m3/ngày. Việc quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long sẽ cụ thể hóa quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, hai bản quy hoạch sẽ được tiến hành đồng thời để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp và nhất quán trong quy hoạch tổng hợp và quy hoạch vùng.

Do đó, thời gian tới, Cục Quản lý Tài nguyên nước sẽ có kế hoạch rà soát thêm hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt, nước dưới đất... Đồng thời, xác định tỉ lệ phân bổ trong trường hợp bình thường và trường hợp hạn hán, thiếu nước, xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.

Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị đã chia sẻ, đóng góp ý kiến để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nội dung Quy hoạch. Trong đó, tập trung vào quan điểm phân vùng quy hoạch của các Bộ, ngành liên quan, đồng thời, có xem xét hạ tầng và các trục giao thông đường thủy, đường bộ; định hướng phân vùng quy hoạch theo thủy văn - sinh thái và cảnh quan để tạo sự thống nhất với các ngành; định hướng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội, phân bổ, bảo vệ, phòng chống, công trình điều tiết, mạng quan trắc giám sát làm cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Tâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vongTâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vong
20:13:33 24/12/2024
Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoàiVụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài
09:50:28 23/12/2024
Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sôngChìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông
13:41:34 23/12/2024
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhânVụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhân
07:58:01 24/12/2024
Vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM: Các nạn nhân hiện ra sao?Vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM: Các nạn nhân hiện ra sao?
07:37:05 24/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024

Tin đang nóng

Một rapper nổi tiếng cùng vợ cũ lừa đảo chạy án 1,8 tỷ đồng ở TPHCMMột rapper nổi tiếng cùng vợ cũ lừa đảo chạy án 1,8 tỷ đồng ở TPHCM
20:25:54 24/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Châu Đăng Khoa mắng thẳng mặt một nữ ca sĩ là "vô liêm sỉ"Châu Đăng Khoa mắng thẳng mặt một nữ ca sĩ là "vô liêm sỉ"
16:48:04 24/12/2024
Mỗi ngày bỏ 70 nghìn đồng mua vé số, chọn con số "đen đủi" nhiều người tránh, người đàn ông trúng luôn 2 giải độc đắc 67 tỷ đồngMỗi ngày bỏ 70 nghìn đồng mua vé số, chọn con số "đen đủi" nhiều người tránh, người đàn ông trúng luôn 2 giải độc đắc 67 tỷ đồng
16:37:50 24/12/2024
Nữ sinh 'cuồng ghen' đâm chết bạn trai ở Hà Nội chỉ vì 1 tin nhắnNữ sinh 'cuồng ghen' đâm chết bạn trai ở Hà Nội chỉ vì 1 tin nhắn
20:29:05 24/12/2024
Xét xử 17 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, giai đoạn 2: Đại diện Cục Hàng không Việt Nam vắng mặtXét xử 17 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, giai đoạn 2: Đại diện Cục Hàng không Việt Nam vắng mặt
16:28:27 24/12/2024
Sao Việt 24/12: Bảo Thy hội ngộ Vương Khang, tiết lộ điều bất ngờSao Việt 24/12: Bảo Thy hội ngộ Vương Khang, tiết lộ điều bất ngờ
16:55:14 24/12/2024
Chuyện gì đã xảy ra giữa Quân A.P và K-ICM?Chuyện gì đã xảy ra giữa Quân A.P và K-ICM?
16:35:20 24/12/2024

Tin mới nhất

Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

20:08:55 24/12/2024
Đang dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân ở Khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang bị xe khách lùi trúng và cán chết thương tâm.
Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?

Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?

11:08:04 24/12/2024
Sáng 24/12, Công an huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã làm việc với bà N.T.L. (32 tuổi, trú tại xã Hòa An, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) về hành vi vừa lái ô tô vừa hát karaoke.
Vụ nổ làm 6 người thương vong ở Tây Ninh là do tự làm pháo

Vụ nổ làm 6 người thương vong ở Tây Ninh là do tự làm pháo

11:07:41 24/12/2024
Sáng 24/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã thông tin chính thức về vụ nổ khiến 6 người thương vong xảy ra tại nhà dân ở ấp Thạnh Tây, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên.
Hà Nội: Người phụ nữ tử vong trong phố Tạ Quang Bửu

Hà Nội: Người phụ nữ tử vong trong phố Tạ Quang Bửu

11:00:48 24/12/2024
Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang làm rõ nguyên nhân tử vong của một phụ nữ trong phố Tạ Quang Bửu (phường Bách Khoa).
Thông tin vụ người phụ nữ đi xe sang đá thùng rác ra giữa đường

Thông tin vụ người phụ nữ đi xe sang đá thùng rác ra giữa đường

10:42:55 24/12/2024
Tiếp nhận phản ánh một người phụ nữ ở thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) dùng chân đá thùng rác ra giữa đường phố, địa phương này đã vào cuộc xác minh thông tin.
Vụ phát hiện thi thể trẻ sơ sinh ở bãi rác: Công an tìm tung tích nạn nhân

Vụ phát hiện thi thể trẻ sơ sinh ở bãi rác: Công an tìm tung tích nạn nhân

10:27:49 24/12/2024
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo truy tìm tung tích nạn nhân liên quan đến vụ việc phát hiện thi thể bé gái sơ sinh ở bãi rác xã Đông Nam.
Điệp viên Mossad tiết lộ về chiến dịch tình báo đặc biệt của Israel

Điệp viên Mossad tiết lộ về chiến dịch tình báo đặc biệt của Israel

09:58:47 24/12/2024
Hai cựu điệp viên cấp cao của tình báo Israel đã chia sẻ thông tin chi tiết về chiến dịch sử dụng bộ đàm và máy nhắn tin tấn công Hezbollah ở Li Băng.
Bão số 10 suy yếu kết hợp không khí lạnh, mưa lớn từ Đà Nẵng vào phía nam

Bão số 10 suy yếu kết hợp không khí lạnh, mưa lớn từ Đà Nẵng vào phía nam

09:34:24 24/12/2024
Bão số 10 (tên quốc tế Pabuk) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới. Tuy ít ảnh hưởng đến đất liền nhưng hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây mưa lớn nhiều nơi từ Đà Nẵng vào phía nam.
Giám đốc Nhật sang Việt Nam cảm ơn gia đình thực tập sinh

Giám đốc Nhật sang Việt Nam cảm ơn gia đình thực tập sinh

09:11:13 24/12/2024
Đây là năm thứ 4 hai doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức gặp mặt công ty phái cử Việt Nam, nghiệp đoàn quản lý đào tạo, sử dụnglao độngvà gia đình thực tập sinh.
Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

08:05:57 24/12/2024
Ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân trở thành con ngõ bất ổn nhất Hà Nội, khi liên tiếp xảy ra các vụ va chạm xe, nhẹ thì trầy xước, nặng có người gãy chân đi cấp cứu.
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

23:42:14 23/12/2024
Lãnh đạo UBND TP Tuyên Quang cho biết, bố mẹ cháu bé làm kinh doanh, gia đình hiếm muộn, mãi mới có được một người con thì lại xảy ra tai nạn thương tâm.
Bị phạt 2,5 triệu đồng, tài xế ăn nhậu ở TPHCM thừa nhận "hơi ẩu"

Bị phạt 2,5 triệu đồng, tài xế ăn nhậu ở TPHCM thừa nhận "hơi ẩu"

23:05:42 23/12/2024
Tôi tính đi xe ôm về nhưng tiếc tiền. Bây giờ tiền phạt gấp mấy chục lần tiền đi xe ôm, tôi hơi ẩu , tài xế D. vi phạm nồng độ cồn chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Nóng: Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng gấp khi bị lôi vào ồn ào chia tay của vợ chồng Phương Lan

Nóng: Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng gấp khi bị lôi vào ồn ào chia tay của vợ chồng Phương Lan

Sao việt

23:59:02 24/12/2024
Thu Trang vội lên tiếng, đề nghị nói thẳng tên ra để tránh khiến những người không liên quan dính vào thị phi. Tiến Luật trực tiếp nhắn tin cho Phan Đạt để hỏi cho rõ ràng
Cuỗm cả tỷ đồng sau mỗi vụ môi giới bán 1 quả thận

Cuỗm cả tỷ đồng sau mỗi vụ môi giới bán 1 quả thận

Pháp luật

22:23:04 24/12/2024
Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Trọng Luận (SN 1990, trú TP Vinh, tỉnh Nghệ An) về hành vi Mua bán bộ phận cơ thể người .
Dồn tiền tiết kiệm 10 năm để xây nhà báo hiếu bố mẹ, thành quả khiến chính chủ phải gật gù: Không gian gần gũi, thích hợp để dưỡng già

Dồn tiền tiết kiệm 10 năm để xây nhà báo hiếu bố mẹ, thành quả khiến chính chủ phải gật gù: Không gian gần gũi, thích hợp để dưỡng già

Netizen

21:40:24 24/12/2024
Thiết kế đơn giản, gần gũi với thiên nhiên là những tiêu chí hàng đầu mà cô nàng này đặt ra khi xây nhà cho bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tử Du chuyển đến thành phố Côn Minh để làm việc
Toàn cảnh xung đột Nga-Ukraine khi kết thúc năm 2024: Các mặt trận rực lửa

Toàn cảnh xung đột Nga-Ukraine khi kết thúc năm 2024: Các mặt trận rực lửa

Thế giới

21:09:14 24/12/2024
Ở mặt trận phía bắc, tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Nga đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tháng 5, khiến quân đội Ukraine vốn đã chật vật giữ vững các tuyến phòng thủ càng thêm căng thẳng.
Hoà Minzy sốc khi Văn Toàn chấn thương nặng, phản ứng đàng trai trước tình cảm của "bạn thân" mới gây chú ý

Hoà Minzy sốc khi Văn Toàn chấn thương nặng, phản ứng đàng trai trước tình cảm của "bạn thân" mới gây chú ý

Sao thể thao

21:04:32 24/12/2024
Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn của đội tuyển Việt Nam có mối quan hệ cực thân thiết với ca sĩ Hoà Minzy. Mới đây khi cô nàng tổ chức fanmeeting, dù không xuất hiện nhưng Văn Toàn đã gửi hoa chúc mừng.
Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Lạ vui

18:13:26 24/12/2024
Mới đây, vụ việc về những xác nghi là người ngoài hành tinh bí ẩn ở Peru tiếp tục gây tranh cãi sau khi hai sinh vật mới được đặt tên là Paloma và Antonio được công bố.