Nghi phạm xả súng ở New Zealand gửi thư cho thủ tướng trước khi tấn công
Đại diện chính quyền New Zealand cho biết, nghi phạm tấn công nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch ngày 15-3 đã gửi email cho Thủ tướng New Zealand Andrew Campbell ngay trước khi tiến hành vụ xả súng.
Email được gửi đến cho Thủ tướng Campbell chỉ vài phút trước khi xảy ra vụ tấn công. Email có tiêu đề là “bản tuyên ngôn” và cũng được nghi phạm đăng lên mạng xã hội với những lời lẽ chống lại người nhập cư và Hồi giáo.
Nghi phạm Tarrant là người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, chống lại người nhập cư và Hồi giáo
Nghi phạm Brenton Tarrant đã tự nhận là “người da trắng bình thường” và thực hiện cuộc tấn công nhằm “giảm tỉ lệ dân nhập cư đến lãnh thổ của người da trắng”. Đứng trước tòa vào hôm 16-3, tên này không nói bất cứ lời nào, chỉ mỉm vười và gia dấu hiệu bằng tay của chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng”.
Tarrant có quốc tịch Australia nhưng đã đến rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có thời gian sống ở New Zealand. Tarrant không có tiền án tiền sự nhưng tên này đã kêu gọi ám sát Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong “bản tuyên ngôn” của mình.
Video đang HOT
Tarrant mới chỉ bị truy tố một tội giết người và nhưng sẽ đối diện với nhiều tội danh khác trong phiên tòa sắp tới diễn ra vào ngày 5-4. Tại New Zealand, tội danh giết người sẽ phải chịu án phạt lớn nhất là tù chung thân.
Theo ANTD
Kết cục bi thảm của người hùng trong vụ xả súng New Zealand
Naeem Rashid đã tìm cách giằng súng từ kẻ giết người khi hắn xông vào nhà thờ Hồi giáo tại Christchurch trong khi mọi người đang cầu nguyện.
Hôm qua 15/3, tại 2 nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand đã xảy ra các vụ tấn công kinh hoàng. Kẻ khủng bố được xác định là Brenton Tarrant, 28 tuổi, người Australia.
Naeem Rashid được coi là người hùng.
Hắn cầm súng và nã đạn điên cuồng vào những người đang cầu nguyện ở nhà thờ, trong khi đó phát trực tiếp (livestream) lên mạng xã hội. Naeem Rashid là người đã nỗ lực giằng súng để ngăn chặn vụ tấn công diễn ra, song sau đó ông đã bị thương nặng và nhanh chóng được đưa tới bệnh viện sau vụ tấn công. Tuy nhiên, ông đã qua đời vào khuya ngày 15/3.
Rashid sinh ra ở Abbottabad, Pakistan và từng làm việc trong ngân hàng tư nhân trước khi chuyển đến thành phố Christchurch làm giáo viên. Cậu con trai 21 tuổi của ông là Talha cũng thiệt mạng trong vụ xả súng hàng loạt này.
Một nạn nhân sống sót sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu đã thuật lại hành động quả cảm của ông Rashid khi đương đầu và giành được một trong những vũ khí của kẻ giết người hàng loạt tại New Zealand, một quốc gia có luật súng đạn khá lỏng lẻo.
Kẻ tấn công mặc đồ bảo hộ và xả súng điên cuồng khi một khi một nam giới tìm cách đối phó với tay súng. "Ông ấy đã chớp lấy cơ hội, chộp và giành được súng từ tay kẻ tấn công" - Mazharuddin, một nhân chứng, cho hay.
Ngoài ra, một nam thanh niên khác cũng được ca ngợi là anh hùng khi đứng ra cản tên sát nhân thực hiện hành vi tàn bạo.
"Mọi người hoảng sợ, la hét, tôi đã cố tìm chỗ ẩn nấp. Khi tôi tìm chỗ nấp thì hắn đi qua cửa chính. Nhà thờ rất nhỏ, khi đó chứa khoảng 60-70 người. Ở lối ra vào có nhiều người già đang ngồi cầu nguyện và tên khủng bố bắn vào đầu họ", nhân chứng Mazharuddin kể lại.
Đúng lúc đó, Mazharuddin nhìn thấy một chàng trai trẻ lao ra cố gắng quật ngã tay súng, bất chấp việc hắn đang nã đạn điên cuồng. "Nam thanh niên này hay trông coi thánh đường. Cậu ấy tranh thủ cơ hội quật ngã kẻ tấn công rồi cướp lấy khẩu súng của hắn. Người anh hùng ấy đã cố gắng đuổi theo tay súng nhưng không tìm thấy cò súng. Cậu ấy chạy theo sau tên đó nhưng đồng bọn của hắn đã đợi sẵn ở xe và chạy trốn", Mazharuddin kể lại.
Nhiều người bạn của Mazharuddin đã bị bắn vào ngực, một người bị bắn vào đầu. Anh đã ngay lập tức gọi cho cảnh sát sau đó.
Nghi phạm được xác định là Brenton Tarrant, 28 tuổi, người Australia.
Trong một bản tuyên ngôn dài trước khi ra tay, tay súng người Australia mô tả hành động của mình là một "cuộc tấn công khủng bố" và tự gọi mình là một kẻ phát xít. Trong bản tuyên ngôn, hắn nói rằng những người da trắng đang bị thay thế bởi "dân số ngoài châu Âu" do nhập cư hàng loạt - điều mà hắn gọi là "cuộc xâm lược".
Do đó, tay súng nói rằng hắn muốn "trả thù" cho những người châu Âu thiệt mạng vì các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu, và dường như bản thân tay súng phẫn nộ nhất trước cái chết của Ebba Akerlund, một nữ sinh ở Stockholm, một trong bốn người bị giết bởi một người tị nạn Hồi giáo trong vụ xe tải tấn công đám đông vào tháng 4/2017.
Theo Nguoiduatin
Các mạng xã hội đồng loạt dỡ bỏ thông tin bạo lực liên quan vụ thảm sát New Zealand Ngày 15/3, Facebook và Twitter cho biết sẽ dỡ bỏ nội dung đăng tải hình ảnh bạo lực liên quan tới các vụ xả súng hàng loạt ở New Zealand. Thủ phạm trong các vụ xả súng được cho là đã phát trực tiếp hình ảnh thực hiện vụ tấn công trên tài khoản Facebook, giống trong các trò chơi điện tử. Trước...