Nghi phạm tấn công bằng xe tải ở Berlin là người tị nạn Pakistan
Quan chức Đức cho biết nghi phạm lái xe tải lao vào khu chợ Giáng sinh ở Berlin là người Pakistan, đến Đức hồi tháng 2.2016 để xin tị nạn. Từ Mỹ, Nhà Trắng gọi đây là vụ tấn công khủng bố dù Đức chưa xác nhận.
Tất bật đưa người bị thương do bị xe tải đâm ở khu chợ Giáng sinh tại Berlin đi cứu chữa, tối 19.12.2016
Báo The Washington Post dẫn lời 2 quan chức cấp cao của Đức cho biết nghi phạm lái xe tải gây ra vụ tấn công ở khu chợ Giáng sinh tại Berlin là người Pakistan. Người này vừa đến Đức hồi tháng 2.2016 để xin tị nạn.
Nếu thông tin trên được chính thức xác nhận, đây sẽ là thêm một “vạc dầu khổng lồ đổ vào lửa” giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel bị chí trích tơi bời sau khi hồ hởi tiếp nhận dòng người tị nạn vào nước Đức. Gần 1 triệu người tị nạn, chủ yếu chạy khỏi các khu vực xung đột ở Trung Đông, đã được tiếp nhận vào Đức trong năm 2015.
Sơ đồ nơi xảy ra vụ tấn công bằng xe tải vào khu chợ giáng sinh ở Berlin tối 19.12.2016 The Telegraph
Video đang HOT
Ít nhất 12 người đã thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương khi một chiếc xe tải hiệu Scania (biển số Ba Lan) lao vào chợ Giáng sinh ở khu mua sắm tất bật Breitscheidplatz của Berlin lúc 20 giờ 14 tối 19.12 (giờ địa phương, 2 giờ 14 sáng 20.12 giờ VN). Lúc đó, đông đảo người mua sắm đang chen chân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh cận kề. Nhiều người khác, bao gồm du khách còn vui vẻ ngồi uống bia nóng, ăn xúc xích theo truyền thống của người Đức, tận hưởng không khí Giáng sinh vui vẻ. Bất thình lình, chiếc xe tải lao tới, biến đêm hội thành ác mộng!
Lẽ ra mọi người đã có một đêm vui vẻ giữa mùa Giáng sinh an lành
Các nhân chứng cho biết chiếc xe tải cứ thế lao đi, không có dấu hiệu dừng lại dù đã đâm vào rất nhiều người. Có nạn nhân thì bị nghiền dưới bánh xe tải, nhiều người khác bị đầu xe to bự hất văng ra xa. Một cảnh tượng thật hãi hùng!
“Khủng khiếp quá, quá khủng khiếp”, Thị trưởng Berlin, ông Michael Mller chỉ còn biết thốt lên như thế. “Chúng tôi đã luôn hy vọng rằng sẽ không phải chịu một tình huống như thế ở Berlin”. Nhưng nó đã xảy ra sau hàng loạt cuộc tấn công trên khắp châu Âu, đỉnh điểm là vụ tấn công tại Nice (Pháp) hồi tháng 7.2016 vừa qua, rất giống với những gì vừa xảy ra ở Berlin. Cũng là chiếc xe tải lao vào đám đông đang hội hè, vui vẻ. Cũng là một kẻ tấn công duy nhất theo kiểu “sói đơn độc” (trên chiếc xe tải ở Berlin có một người thứ 2 nhưng đã chết. Người này là tài xế xe tải người Ba Lan, đã bị cướp xe và bị giết).
Từ Mỹ, Nhà Trắng lên án đây rõ ràng là “một vụ tấn công khủng bố”. Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng gọi đây là “vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Berlin”, nói rằng cần phải xóa sổ những kẻ khủng bố Hồi giáo và mạng lưới của chúng.
Chiếc xe tải gây án
Giới chức Đức chưa khẳng định rõ ràng đó có phải là tấn công khủng bố hay không, nhưng Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maizière tuyên bố trên truyền hình: “Tôi chưa muốn dùng đến chữ &’tấn công’ dù rất nhiều điều xảy ra đã chỉ theo hướng này”. Quan chức phụ trách an ninh của Berlin là ông Andreas Geisel cũng tuyên bố mọi chuyện đã diễn ra cho thấy đây có thể là vụ tấn công cố ý.
(Theo Thanh Niên)
Biểu tình chống khủng bố rầm rộ khắp Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 18/12, hàng nghìn người trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ đã xuống đường biểu tình lên án các vụ tấn công khủng bố trong thời gian gần đây ở nước này.
Theo đài NTV, cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra ngay sau vụ đánh bom xe chở các binh sĩ ngày 17/12, gần một trường đại học ở thành phố Kayseri, khiến 14 binh sĩ thiệt mạng và 55 người khác bị thương. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đảng Công nhân người Kurd (PKK) đứng sau vụ đánh bom này.
Một vụ đánh bom xe buýt chở các binh sĩ gần một trường đại học ở thành phố Kayseri , miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/12. Ảnh: THX/TTXVN
Hồi tuần trước, nhóm Những con chim ưng tự do người Kurd (TAK) - một nhánh tách ra từ đảng PKK, cũng đã nhận thực hiện vụ đánh bom kép bên ngoài sân vận động Vodafone Arena và công viên Macka ở thành phố Istanbul (Ixtan-bun), khiến 38 người thiệt mạng, chủ yếu là cảnh sát, và hơn 100 người khác bị thương.
Người biểu tình tập trung tại các thành phố lớn trên khắp đất nước. Tại Diyarbakir (Đi-gia-ba-kít), thành phố lớn nhất phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, người biểu tình tập trung tại trung tâm quận Yenisehirand, giơ cao lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Hakkari (Hách-ka-ri), khoảng 3.000 người tập trung ở quận Yuksekova và hàng trăm người ở quận Hakkarri cùng xuống đường biểu tình. Các cuộc biểu tình khác diễn ra tại quận Cukurca, giáp biên giới Iraq và tại Cizre, giáp Syria.
Khu vực phía Đông Nam, người dân và các tổ chức phi chính phủ (NGO) tại các tỉnh Sirnak, Mardin và Sanliurfa cũng biểu tình chống chủ nghĩa khủng bố trên các đường phố trung tâm và các quảng trường lớn.
Tại các tỉnh phía Đông Elazig, Erzurum và Kars, hàng nghìn người tuần hành lên án các vụ tấn công khủng bố nhằm vào dân thường, lực lượng an ninh và quân đội.
Trong khi đó, ít nhất 15 tổ chức kinh doanh lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng ra tuyên bố lên án mạnh mẽ các vụ tấn công khủng bố tại Kayseri và bày tỏ tinh thần đoàn kết chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Trong thời gian qua, Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc PKK đứng sau các vụ tấn công khủng bố, và tiến hành truy quét, bắt giữ hàng loạt các đối tượng tình nghi có liên quan tới các tổ chức người Kurd trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ. PKK vốn bị Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ xem là một tổ chức khủng bố.
(Theo Vietnam )
Đấu súng ở Jordan: 13 cảnh sát và dân thường thiệt mạng Lực lượng cảnh sát Jordan sáng 19-12 tuyên bố đã tiêu diệt 4 tên khủng bố có vũ trang, kết thúc vụ đấu súng kéo dài nhiều giờ với những kẻ có vũ trang ẩn nấp trong một lâu đài cổ vùng Karak nước này. AP dẫn lời Cảnh sát Jordan cho biết, với 9 người đã thiệt mạng trước, tổng số người...