Nghi phạm khủng bố Boston bị tuyên có tội, đối mặt án tử hình
Ngày 8/4, một bồi thẩm đoàn tại thành phố Boston, Mỹ đã tuyên nghi phạm Dzhokhar Tsarnaev có tội trong vụ đánh bom khủng bố giải Marathon ngày 15/4/2013, sát hại một cảnh sát và đánh cắp xe. Hình phạt với tên này đang được định đoạt, nhưng có thể ở mức tử hình.
Tsarnaev và anh trai đã thực hiện vụ đánh bom làm 3 người thiệt mạng và 264 người bị thương (Ảnh: Internet)
Phán quyết trên được đưa ra sau một ngày rưỡi làm việc của bồi thẩm đoàn, và nghi phạm 21 tuổi này bị tuyên có tội với toàn bộ 30 tội danh liên quan đến các vụ tấn công ngày 15/4/2013, vụ sát hại một cảnh sát, đánh cắp một chiếc xe, và nổ súng trên đường trốn chạy.
Là một người nhập cư Hồi giáo, xuất thân từ vùng Chechen, và được nhập quốc tịch Mỹ năm 2012, Tsarnaev sẽ phải đối mặt với các hình phạt ở mức từ tù chung thân không được giảm án, tới tử hình. Dự kiến trong đầu tuần tới, bồi thẩm đoàn sẽ đưa ra mức án đối với kẻ khủng bố này, thẩm phán George O’Toole cho biết.
Trong dáng vẻ nhợt nhạt, Tsarnaev đứng cạnh các luật sư trong khi thư ký của tòa đọc lời phán quyết. Thỉnh thoảng, tên này lại có những động tác tỏ vẻ sốt ruột, đút một tay vào túi quần và hơi lắc lư người.
17 trong số những tội danh tên này phạm phải có thể bị kết án tử hình.
Nhiều nạn nhân còn sống sót sau vụ đánh bom kinh hoàng đã có mặt để nghe tòa phán quyết. Vụ khủng bố, được miêu tả là tồi tệ nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9, khiến 3 người thiệt mạng, 264 người bị thương, trong đó có 17 người bị cụt tay, chân sau khi hai anh em Tsarnaev cho kích nổ hai quả bom tự chế từ nồi áp suất.
Video đang HOT
Tsarnaev bị bắt 4 ngày sau vụ khủng bố, khi đang trốn trong một chiếc thuyền, nơi tên này đã khắc lên một thông điệp đẫm máu, giải thích về vụ tấn công nhằm trả thù cho việc Mỹ tham chiến tại Iraq và Afghanistan.
Cơ quan công tố gọi Tsarnaev, một cựu sinh viên đại học Massachusetts, là một kẻ khủng bố nhẫn tâm, quyết thực hiện vụ đánh bom để trừng phạt nước Mỹ. Tsarnaev cũng được khẳng định là một kẻ giết người có tính toán, hút cần sa, bê trễ học hành.
Tên này đã tự cực đoan hóa ngay từ khi học trung học, lên kế hoạch tấn công suốt 1 năm, và bị ảnh hưởng bởi những bài thuyết giảng của giáo sỹ người Mỹ gốc Yemen Anwar al-Awlaki, kẻ đã bị tiêu diệt sau một cuộc không kích năm 2011
Luật sư của tên này thừa nhận y đã đặt một trong những quả bom làm từ nồi áp suất, giấu trong ba lô, nhưng cho rằng thân chủ của mình là một đồng phạm vô trách nhiệm, đã bị ép buộc hoặc giật dây bởi người anh trai có tư tưởng cực đoan hơn.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AFP
Quan tham Trung Quốc tự sát ngày càng nhiều
Số lượng quan chức Trung Quốc tự sát sau khi lọt vào tầm ngắm điều tra tham nhũng còn nhiều hơn số người bị kết án tử hình vì tội danh này
Báo The Financial Times (Anh) cho biết có 39 quan chức Trung Quốc tự sát trong năm 2014, tăng vọt so với con số 7 của năm trước đó.
Không sợ chết?
Ngoài ra, từ tháng 8-2003 đến tháng 4-2014, có 112 quan chức Trung Quốc tự tử tại 26 tỉnh, thành và 70% là quan chức cấp sở trở xuống. Trong số này, hơn 20% bị cáo buộc dính líu đến các vụ tham nhũng. Tuy nhiên, The Financial Times nhận định số liệu tự tử đã bị "ém" vì nhà chức trách lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực đối với thân nhân quan chức tham nhũng.
Đài phát thanh Sound of Hope (Mỹ) cho biết chỉ một số ít các quan chức tham nhũng bị kết án tử hình và sau khoảng 2 năm, phạm nhân sẽ được giảm xuống mức án chung thân. Từ năm 2000-2011, chỉ có 15 quan chức lãnh án tử vì tham nhũng. Đơn cử từ năm 2012-2014, vỏn vẹn ông Trương Tân Hoa, cựu giám đốc điều hành Tập đoàn Công - Nông nghiệp Bạch Vân ở tỉnh Quảng Đông, bị kết án tử vì nhận hối lộ lên tới 400 triệu nhân dân tệ (khoảng 64,4 triệu USD).
Bình luận về tình trạng có quá nhiều quan chức tham nhũng tự tử, ông Tiền Liệt Dương - luật sư của cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, người cũng bị tuyên án tử hình "treo" vào năm 2013 - cho rằng thực tế này cho thấy những kẻ nhúng chàm thực ra không sợ chết và do đó, án tử chưa phải là hình phạt thích đáng.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) và Trưởng Ban CCDI Vương Kỳ Sơn Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, số mới nhất của Tạp chí Tài Tân (Trung Quốc) tiết lộ các nhà điều tra vừa phát hiện thêm nhiều chi tiết về cuộc sống xa hoa của cựu Thứ trưởng Bộ An ninh Mã Kiện. Ông Mã sở hữu đến 6 biệt thự ở thủ đô Bắc Kinh để sống với 6 bồ nhí. Hai bồ nhí của ông Mã làm việc ngay trong Bộ An ninh.
Theo các nhà điều tra, ông Mã còn là "ô dù" cho các dự án kinh doanh của Quách Văn Quý - một nhà tài phiệt đến từ tỉnh Hà Nam hiện đã trốn ra nước ngoài. Ngoài ra, Reuters ngày 30-3 đưa tin Giám đốc Công ty Lưới điện miền Nam Trung Quốc Tề Đạt Tài bị điều tra tham nhũng.
"Thà gặp quỷ còn hơn"
Điều tra cựu Thứ trưởng An ninh họ Mã cùng nhiều kẻ tai to mặt lớn khác là Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương (CCDI) do ông Vương Kỳ Sơn đứng đầu. Theo tuần báo The Economist (Anh), ở tuổi 66, ông Vương là nhân vật xếp thứ 6 trong Bộ Chính trị Trung Quốc nhưng trên thực tế đứng ở vị trí thứ 2, chỉ xếp sau Chủ tịch Tập Cận Bình về mặt quyền lực.
Là người dẫn đầu cuộc chiến chống tham nhũng quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương thường hối thúc các nhà điều tra dưới quyền phải tỏ ra "đáng sợ". Ông cảnh báo họ rằng thất bại trong phát giác tham nhũng ở cấp cao có thể bị đánh giá là "chểnh mảng nhiệm vụ". Vương Kỳ Sơn đáng sợ đến mức một số quan chức tiết lộ họ "thà gặp quỷ" còn hơn gặp ông.
Ở thời điểm hiện tại, nỗi sợ hãi đang ngự trị chính trường Trung Quốc. Cũng do quá "rét", nhiều quan chức không dám đưa ra những quyết định quan trọng để tránh gây chú ý. Ông Vương nói sẽ chống tham nhũng theo 3 giai đoạn. Trước hết là gây sợ hãi, tiếp theo là tăng cường pháp luật để tham nhũng khó xảy ra. Giai đoạn cuối là thay đổi văn hóa chính trị ở Trung Quốc để các quan chức thậm chí không dám nghĩ đến chuyện nhận hối lộ.
Thiếu nhân sự nghiêm trọng
CCDI đến giờ đã điều tra hàng trăm ngàn quan chức vì tham nhũng. Hơn 1/3 số tỉnh ở Trung Quốc có ít nhất một lãnh đạo Đảng Cộng sản bị mất chức. Các địa phương và bộ ngành bị CCDI "để mắt" đang trong cảnh thiếu nhân sự nghiêm trọng.
Cá biệt ở tỉnh Sơn Tây, có đến hơn phân nửa trong 13 lãnh đạo đảng mất ghế. Hồi đầu tháng 3, Bí thư Sơn Tây nói tỉnh ông thiếu tới gần 300 vị trí vì bị dính tới điều tra, bao gồm các vị trí cấp cao trong đảng tại 3 thành phố của tỉnh. Ngoài ra, chiến dịch chống tham nhũng còn bị xem là rào cản đối với các cải cách kinh tế cần thiết để duy trì tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm tới.
HUỆ BÌNH
Theo_Người lao động
IPU-132: Tìm lời giải cho việc IS có thể tuyển quân ở nhiều nước Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS hiện là một tổ chức khủng bố nguy hiểm hàng đầu thế giới, huy động nhiều thanh niên ở nhiều nước tham gia. Tại sao họ có thể tuyển được hàng triệu thanh niên từ các nước Châu Âu, Châu Á, Châu Phi? Các đại biểu tại phiên thảo luận về vấn đề đối phó...