Nghi phạm bạo loạn Đồi Capitol được đi nghỉ mát nước ngoài
Thẩm phán cho phép một chủ cửa hàng ở Texas bị truy tố trong vụ bạo động ngày 6/1 được cùng nhân viên tới Mexico nghỉ mát vào tháng này.
Jenny Cudd, chủ cửa hàng hoa từng ứng cử chức thị trưởng Midland, phải ra hầu tòa hồi tháng 1 vì tham gia đám đông bạo loạn xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ. Cudd hôm 6/1 cùng nhóm người ủng hộ Trump xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ, đăng video trên Facebook nói cô “đã tấn công quốc hội Mỹ” và “tự hào về hành động của mình”, cáo trạng cho biết.
Trong quá trình chờ xét xử, Cudd được phép tại ngoại. Chủ cửa hàng này sau đó nộp đơn xin được cùng các nhân viên trong cửa hàng của mình tham gia chuyến đi nghỉ mát đã được lên kế hoạch từ trước tới Riviera Maya, Mexico.
Thẩm phán liên bang Trevor McFadden ngày 5/2 chấp thuận yêu cầu của Cudd, cho phép cô đi nghỉ dưỡng cùng các nhân viên. Thẩm phán McFadden trong phán quyết viết rằng công tố viên và nhân viên cơ quan tiền xét xử đều không phản đối yêu cầu này.
“Cudd không có tiền sử phạm tội và không có bằng chứng cho thấy bị cáo có nguy cơ bỏ trốn hoặc gây nguy hiểm cho người khác”, McFadden viết. Theo lệnh của thẩm phán, Cudd được phép tới Mexico ngày 18/2 và trở về Mỹ ngày 21/2, đồng thời phải cung cấp cho cơ quan chức năng về hành trình của mình.
Video đang HOT
Jenny Cudd (áo đen) rời tòa án ở Midland, bang Texas, ngày 13/1. Ảnh: AP .
Cudd hồi tháng 1 bị cáo buộc xâm nhập bạo lực hoặc có hành vi gây mất trật tự trong một tòa nhà hạn chế ra vào, cả hai đều là tội nhẹ. Các tài liệu tòa án được đệ trình hôm 3/2 cho thấy Cudd dường như bị bồi thẩm đoàn truy tố về 5 tội danh cấp liên bang. Luật sư của Cudd chưa bình luận về quyết định của tòa án.
Trong video đăng trên Facebook hôm 6/1, Cudd nói “chúng tôi đã phá cửa văn phòng” của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, theo thông cáo của Cục Điều tra Liên bang (FBI). Trong cuộc phỏng vấn ngày 8/1 với kênh KWES, Cudd nói “không đập phá bất cứ thứ gì hay văn phòng nào”, liên tục dùng từ “chúng tôi” và khẳng định chỉ tới sảnh vòm của tòa nhà quốc hội Mỹ.
Vụ bạo động tại Đồi Capitol xảy ra khi quốc hội Mỹ đang chứng thực chiến thắng của Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử của đại cử tri đoàn. Vụ bạo động khiến 5 người chết, trong đó có một sĩ quan cảnh sát quốc hội Mỹ.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó bị Hạ viện Mỹ luận tội hôm 12/1, trở thành tổng thống đầu tiên bị luận tội hai lần. Báo cáo luận tội của Hạ viện Mỹ cho biết Trump “xúi giục nổi loạn”, phiên xét xử cựu tổng thống Mỹ tại Thượng viện dự kiến diễn ra ngày 9/2.
Kế hoạch xây hàng rào quanh tòa nhà quốc hội Mỹ gây tranh cãi
Đề xuất xây hàng rào vĩnh viễn quanh tòa nhà quốc hội đang trở thành chủ đề gây tranh cãi trong cả công chúng lẫn chính trường Mỹ.
Lời kêu gọi xây hàng rào nhằm bảo vệ tòa nhà quốc hội được cảnh sát trưởng lực lượng cảnh sát quốc hội Mỹ Yogananda Pittman đưa ra sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1.
Hàng rào an ninh được dựng lên quanh tòa nhà quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington ngày 14/1. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, đề xuất này lập tức vấp phải nhiều ý kiến phản đối. "Một hàng rào vĩnh viễn sẽ truyền đi thông điệp sai lầm đến toàn thể quốc gia và cả thế giới bằng cách chuyển đổi nền dân chủ của chúng ta từ một nền dân chủ có thể tiếp cận và của người dân thành nền dân chủ độc quyền và sợ hãi chính công dân của họ", Hạ nghị sĩ Dân chủ Eleanor Holmes Norton viết trong thư gửi tới cơ quan thực thi pháp luật hồi tuần qua.
Norton bác bỏ đề xuất, cho rằng việc lập rào chắn không thể giải quyết vấn đề an ninh cốt lõi mà chỉ khiến tòa nhà quốc hội bề ngoài "trông an toàn hơn".
Một số nhà lập pháp khác cũng bày tỏ quan điểm giống bà. "Tôi kiên quyết phản đối hành động này", Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Virginia Jennifer Wexton tweet, "Tôi tin chứng ta có thể bảo vệ an toàn cho các thành viên quốc hội, đội ngũ báo chí, các nhân viên, các cử tri và tất cả những ai làm việc ở đây mà không cần xây rào quanh biểu tượng đại diện cho nền dân chủ của chúng ta. Hãy cứ giữ mọi thứ như hiện nay".
Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Massachusetts Jake Auchincloss nhấn mạnh việc "biến biểu tượng dân chủ của nước Mỹ thành pháo đài chắc chắn là một sai lầm". Ông đồng thời kêu gọi giữ cho tòa nhà quốc hội luôn mở cửa với "cử tri, báo trí và khách viếng thăm".
Thị trưởng Washington Muriel Bowser khẳng định sẽ "không bao giờ chấp nhận" việc dựng một hàng rào cố định lâu dài ở thủ đô.
FBI bắt người phụ nữ dọa 'bắn vỡ đầu' Chủ tịch Hạ viện Mỹ Hai phụ nữ Pennsylvania bị bắt với cáo buộc xông vào tòa nhà quốc hội trong vụ bạo loạn ngày 6/1 và bày tỏ ý định giết Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Dawn Bancroft và Diana Santos-Smith sẽ phải đối diện ba cáo buộc là xâm nhập bất hợp pháp, xâm nhập bạo lực và gây mất trật tự trong khuôn viên...