Nghỉ nhiều vì dịch COVID-19, lo VĐV giảm phong độ
Đây là nỗi lo của ngành thể thao trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khiến cho toàn bộ các giải đấu trong và ngoài nước “đóng băng”.
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tập luyện tại nhà để giữ nền tảng thể lực
Hồi tháng 3, Tổng cục TDTT đã có văn bản yêu cầu dừng tất cả các hoạt động do dịch COVID-19. Tuy nhiên, diễn biến sau đó của dịch còn vượt xa cả những lo lắng của ngành thể thao khi bước qua nửa tháng Tư, mọi thứ vẫn chưa thể trở lại bình thường.
Trao đổi với Tiền Phong, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng cho biết, sau khi có các chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện cách ly xã hội từ đầu tháng Tư tới nay, hoạt động thể thao tiếp tục đóng băng. “Chúng tôi đã chỉ đạo các trung tâm, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện nghiêm quy định về an toàn phòng dịch. Một số trung tâm phải giảm bớt số lượng VĐV để dễ quản lý, tránh tình trạng tập trung quá đông khiến công tác phòng dịch khó khăn”-ông Vương Bích Thắng cho biết.
Cũng theo ông Vương Bích Thắng, dịch bệnh diễn biến trên toàn thế giới khiến cho các bộ môn đều chỉ có thể cho VĐV tập duy trì, không có giải đấu nào để thi đấu, cọ xát. Công tác lên kế hoạch của Việt Nam cũng bị động bởi tất cả đều phụ thuộc hệ thống thi đấu quốc tế.
Ông Dương Đức Thủy, Trưởng bộ môn điền kinh (Tổng cục TDTT) cho biết thêm, các giải đấu trong nước và quốc tế của điền kinh từ đầu năm đến nay đã bị hủy bỏ. Phía trước, trong nước điền kinh chỉ còn hy vọng duy nhất là giải VĐQG, dự kiến diễn ra trong tháng 10 nhưng hiện sân vận động quốc gia Mỹ Đình cũng đang vướng việc hoàn thiện sân cỏ. Mặt sân cao su đã làm xong nhưng chưa được nghiệm thu. Các giải trẻ trong khu vực Đông Nam Á cũng bị hủy bỏ. Ông Thủy cho biết: “Các giải quốc tế cũng bị xáo trộn, hủy bỏ hoàn toàn. Tình trạng hiện nay thì nhanh nhất từ tháng 9 chúng ta mới có thể tìm kiếm được giải đấu để cho VĐV tham dự. Vừa rồi Trung tâm HLTTQG cho khoảng 1/4 số VĐV của chúng tôi về địa phương để tự quản. Nói thật là bảo tự tập luyện chứ ở nhà điều kiện duy trì thể lực, chuyên môn với VĐV là rất khó, cũng chỉ trông đợi vào sự tự giác của các cháu”. Theo ông Dương Đức Thủy, VĐV về nhà nhưng vẫn được đảm bảo chế độ như tập luyện tại Trung tâm.
Video đang HOT
Giám sát tập luyện qua online
Giám đốc Trung tâm HLTTQG Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Trung tâm vừa qua đã lên kế hoạch cho khoảng 250 VĐV về địa phương, tuy nhiên có một số xin ở lại tập luyện. Trung tâm hiện còn duy trì khoảng hơn 550 người gồm cả chuyên gia, VĐV, tương đương 70% quân số. “Chúng tôi cắt giảm để tránh việc tập trung quá đông, phức tạp trong quản lý. Vừa qua trung tâm đã thực hiện cách ly chia làm 4 khu khác nhau, phòng chống dịch một cách quyết liệt. VĐV khi tập luyện cũng được chia nhóm để đảm bảo an toàn”-ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, giai đoạn đầu cách ly việc cung cấp thực phẩm cho Trung tâm có chút khó khăn do giá tăng lên nhưng sau đó, Trung tâm đã sớm ổn định lại nguồn cung. Hôm 7/4, Trung tâm còn phối hợp với Viện huyết học và Truyền máu trung ương tổ chức hiến máu nhân đạo, thu hút được 426 cán bộ, HLV và VĐV tham gia. Trong số này có các VĐV như Vương Thị Huyền (cử tạ), Nguyễn Thị Oanh (điền kinh)…
Trưởng bộ môn điền kinh Hà Nội Lại Phúc Lộc cho biết, toàn bộ quân số điền kinh Hà Nội khi được Trung tâm trả về đều tạm thời được cho về nhà. Hàng ngày, các VĐV được yêu cầu tập luyện, giáo viên sẽ theo dõi qua internet các bài tập cơ bản để duy trì thể lực. VĐV sau đó phải cung cấp hình ảnh qua zalo để tiện việc theo dõi. “Trước mắt là vậy còn sắp tới, chúng tôi sẽ tùy tình hình để có sự điều chỉnh. Hiện nay quan trọng nhất vẫn là đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho VĐV”-ông Lại Phúc Lộc cho biết.
NGUYÊN PHONG
Bão "like", "share" bóng đá nữ và giọt nước mắt của nữ hoàng
Tôi phải khẳng định là các cầu thủ bóng đá nữ có thêm tiền, ai cũng vui và tôi cũng rất vui.
Nguyễn Thị Oanh đoạt 3 HCV điền kinh tại SEA Games 30. Cô đứng không vững khi về đích ở cự li thứ 3. Ảnh: PLO
Nói vậy cho đỡ một khâu tranh cãi. Nhưng nếu nói về sự chăm sóc, đội nữ Việt Nam năm nay chắc chắn khá hơn nhiều giải trước, so với các đội tuyển khác cũng ổn.
VFF nhờ điều kiện có tốt hơn, chăm sóc cũng chu đáo. Vô địch Đông Nam Á có thưởng, trước SEA Games 30 tập huấn tại Nhật Bản. Sang Manila tình hình khó khăn được giải quyết ngay.
Nói về huy chương, tấm HCV nào cũng phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt thậm chí máu đổ. Đi theo nghiệp thể thao, ắt với các em đó đã là lựa chọn, và họ chấp nhận khó khăn.
Tôi chỉ phân vân không hiểu, VĐV nhiều môn khác, đặc biệt VĐV nữ, có tủi thân không khi lãnh đạo ngành thể thao chỉ dành sự quan tâm cho bóng đá nữ. Hãy nhìn các VĐV cử tạ, vật nữ. Tôi lại cho rằng họ mới thực sự thiệt thòi.
Với phụ nữ, thân hình, dáng vẻ luôn là thứ quý giá. Bóng đá nữ còn có những hotgirl để tạo nên bão "like", "share", các VĐV cử tạ hay vật, người nào cũng mất dáng, tập luyện cực nhọc và đổ sức trên sàn đấu.
Phạm Thị Hồng Lệ kiệt sức sau khi hoàn tất 42km cự li marathon tại SEA Games 30 (ảnh Dân Trí)
Thôi thì thể thao ngoài giá trị chuyên môn, tạo hiệu ứng cộng đồng là một giá trị lớn khác. Bóng đá nữ làm được điều đó, một phần nhờ hiệu ứng truyền thông. Họ xứng đáng được tưởng thưởng từ doanh nghiệp, xã hội.
Doanh nghiệp, cá nhân có quyền tặng ai, cho ai họ cảm thấy xứng đáng, và có giá trị về mặt thương hiệu. Nhưng ở góc độ những người làm công tác quản lý, các VĐV nhiều môn khác ắt mong muốn được lãnh đạo bộ, ngành quan tâm công bằng.
Ai có thể nghĩ một VĐV chỉ nặng 46kg như Nguyễn Thị Oanh, một mình đem về 3 HCV cho Việt Nam ở một môn thi căn bản như điền kinh. Oanh gần như kiệt sức khi cán đích ở nội dung cuối cùng tại SEA Games 30. Lê Tú Chinh đã rớm lệ khi đánh bại VĐV nhập tịch Kristina Knott của chủ nhà Philippines để bảo vệ tấm HCV cự li 100m, cự li "nữ hoàng" của môn điền kinh.
Tôi từng nói chuyện với nhiều VĐV và họ trên thực tế đều chấp nhận chuyện không so được về điều kiện so với bóng đá, đặc biệt bóng đá nam. Nhưng hẳn trong sâu thẳm, mỗi người đều có khao khát những cống hiến của mình được đánh giá xứng đáng, đúng mức. Ắt những VĐV như Hồng Lệ, Nguyễn Thị Oanh, Vương Thị Huyền...cũng mong muốn được quan tâm, dù chỉ một lời khích lệ, như khi quyết định thưởng 1 tỷ đồng nọ, những tỷ đồng kia cho các đội bóng đá.
Chứ không chỉ đơn thuần thưởng theo "trend".
Theo TPO
Sau SEA Games, Ánh Viên sẽ điều chỉnh toàn bộ để hướng tới Olympic Trưởng Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30 Trần Đức Phấn chia sẻ nhiều vấn đề của thể thao Việt Nam tại đại hội và tương lai xa hơn. SEA Games 30 đã tới những ngày thi đấu cuối cùng. Trước khi đại hội khép lại, Trưởng Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games, Phó tổng cục trưởng Tổng cục...