Nghĩ nhiễm Covid-19 rồi sẽ không bị lại, nhiều người ở TP.HCM tiếp tục dương tính, lo sợ vì đủ các triệu chứng
Đã từng mắc Covid-19 vào tháng 8/2021, sau đó tiếp tục tiêm vaccine mũi bổ sung, anh L.Q.M (ngụ TP.HCM) không ngờ rằng đợt tái nhiễm lại đầy đủ các triệu chứng ho, sốt, đau họng, mệt mỏi cả người.
Nhiều người ở TP.HCM lại tiếp tục dương tính SARS-CoV-2
Hôm nay (2/3) là ngày thứ 5 anh L.Q.M tái nhiễm Covid-19. So với những ngày trước đó khi đầy đủ các triệu chứng từ ho, sốt, đau họng, anh M. bắt đầu khỏe lại. Có điều, anh M. cũng như nhiều người đã từng nhiễm Covid-19 trước đó, anh không nghĩ rằng đợt tái nhiễm lần này lại nặng như vậy.
“Anh sốt 2 ngày, mỏi người, đặc biệt đau rát họng, đây cũng là biểu hiện của rất nhiều người bệnh đợt này”, anh M. bày tỏ.
Nhiều người ở TP.HCM bất ngờ vì tiếp tục nhiễm Covid-19
Mặc dù hết sức lực, nằm gục 2 ngày vì cảm sốt nhưng với kinh nghiệm đã từng mắc Covid-19, anh M. bình tĩnh để điều trị bệnh.
“Anh không uống kháng sinh, kháng viêm cũng không dùng thuốc kháng virus. Anh uống hạ sốt trong 2 ngày đầu, đặc biệt uống rất nhiều nước (pha với gói bù điện giải oresol), thêm siro ho và nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng. May mắn là đến nay đã khỏi các triệu chứng và dần khỏe lại”, anh M. nói.
Cũng giống như anh M., anh L.V.P (28 tuổi, quận 8) đã trải qua 3 ngày tái nhiễm Covid-19. Nếu như đợt đầu anh P. nhiễm Covid-19 nặng, sốt cao li bì nhiều ngày, khó thở thì đợt tái nhiễm lần này, anh P. chỉ cảm sốt nhẹ, không có triệu chứng. Tuy nhiên, khoảng thời gian đầu sau khi khỏi Covid-19, anh P. lại hơi cảm thấy mệt mỏi, di chuyển nhiều thì đau lưng, sức khỏe yếu hơn lúc trước.
Rất nhiều người dương tính với SARS-CoV-2 lần 2
Theo các chuyên gia, bác sĩ cho biết trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người từng mắc một biến chủng trước đây. Ví dụ như người đã từng nhiễm chủng Delta, nay sẽ nhiễm thêm biến chủng mới Omicron. Đối với những người đã nhiễm biến thể Omicron rồi thì rất khó và hiếm xảy ra nhiễm lại cùng một biến chủng trong thời gian ngắn.
Theo các chuyên gia đánh giá giữa chủng Detal và Omicron sẽ có những đặc điểm khác nhau. Nếu như người nhiễm biến chủng Detal sẽ có rất nhiều người bị mất mùi (5-6 ngày sau phát bệnh sẽ mất mùi) thì 80-90% người nhiễm Omicron sẽ không mất mùi.
Không nên hoang mang, dùng thuốc vô tội vạ?
Video đang HOT
Theo một bác sĩ đang công tác tại một bệnh viện ở TP.HCM cho biết, với những hướng dẫn từ Bộ Y tế, dựa trên kinh nghiệm đã từng điều trị, chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Covid-19 cũng như phân tích nhóm bệnh đang theo dõi, vị bác sĩ này cho biết không nên lạm dụng, dùng thuốc vô tội vạ khi mắc/tái nhiễm Covid-19.
“Một số người lạm dụng dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng virus… trong khi chưa cần dùng. Nói chung, chỉ nên điều trị các triệu chứng, sốt thì hạ sốt, ho thì uống thuốc ho… các loại kháng sinh, kháng viêm, kháng virus… muốn dùng thì phải nên hỏi bác sĩ. Việc hoang mang, uống thuốc tùm lum cũng như hướng dẫn cho người thân, gia đình sử dụng sẽ ảnh hưởng đến bản thân và gia đình, có thể gây hậu quả đáng tiếc”, vị bác sĩ nói.
F0 không nên quá hoang mang mà dùng thuốc, điều trị vô tội vạ
Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM cho rằng, việc tái nhiễm Covid-19 trong một thời gian ngắn sau khi mắc hoàn toàn có thể xảy ra vì người bệnh có thể nhiễm hai biến chủng khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cho rằng mọi người không nên quá hoang mang, lo lắng vì khi tái nhiễm dù là biến thể mới nhưng đa phần sẽ nhẹ hơn so với mắc lần đầu, nhất là người đã tiêm đủ vaccine phòng Covid-19.
Trong khi đó, BS.CK1 Đinh Quang Thanh – Cố vấn chuyên môn, Phụ trách khoa Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu, BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM cho biết trong thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp hậu nhiễm Covid-19 nặng. Hầu hết các bệnh nhân này thuộc nhóm nhiễm Covid-19 đã điều trị HFNC, thở máy.
BS. Đinh Quang Thanh khuyến cáo người dân cần phải đi kiểm tra sức khỏe nếu bị di chứng nhiều ngày hậu Covid-19
Theo BS. Đinh Quang Thanh, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân hậu Covid-19 đến thăm khám tại bệnh viện có dấu hiệu tăng lên. Một phần do khi phát hiện những di chứng bất thường, người dân có ý thức hơn, đến bệnh viện để tầm soát, tránh những sự cố đáng tiếc về mặt sức khỏe.
Trong quá trình thăm khám, điều trị cho những bệnh nhân hậu nhiễm Covid-19, BS. Đinh Quang Thanh nhận thấy có nhiều người stress, trầm cảm nặng…, một số trường hợp nhảy lầu, nhảy sông tự tử cũng đã xảy ra. Những người mắc hậu Covid-19 nặng thường rơi vào nhóm người lớn tuổi, có bệnh nền, quá trình mắc Covid-19 điều trị lâu, nặng, phải nằm ICU thì di chứng nặng nề hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những người mắc Covid-19 nhẹ không bị, họ sẽ mắc các di chứng khác.
“Covid-19 bị rồi có thể bị lại, di chứng của nó nặng nề hơn các virus khác. Cái tâm lý mà để nhiễm rồi để khỏi bị lại là sai lầm, vì trước mắt nhiễm rồi có thể bị lại, nhiều người bị đến 2-3 lần, thậm chí nhiều di chứng nặng”, BS. Thanh nói.
Một số người phải thở máy vì hậu Covid-19
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, người dân cần phải tuân thủ tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đối với trường hợp đã nhiễm và chữa khỏi Covid-19, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường về mặt cơ thể cần phải nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Chỉ đau họng: Đừng hoảng vì chưa chắc bạn đã mắc bệnh
Trong những ngày này, ai cũng cảnh giác cao độ với các triệu chứng. Thậm chí cả những triệu chứng nhỏ nhặt trước đây thường bị bỏ qua, nay ai cũng để ý, như cảm giác nhột nhột trong cổ họng của bạn, theo trang web y tế của Mỹ WebMD.
Vậy đau họng có phải là bạn đã mắc bệnh không?
Câu trả lời là không nhất thiết.
Chắc chắn, đau họng có thể là dấu hiệu của bệnh, như cảm lạnh, viêm họng hoặc thậm chí là Covid-19.
Chỉ đau họng không nhất thiết là bạn đã mắc bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng chỉ đau họng không nhất thiết là bạn đã mắc bệnh. Nhiều thứ có thể khiến cổ họng của bạn cảm thấy khô, ngứa hoặc đau, chẳng hạn như:
Trào ngược axit, đặc biệt là cơn đau họng vào sáng sớm khi bạn thức dậy, nhưng biến mất trong ngày.
Dị ứng với lông thú cưng và mạt bụi.
Ho hoặc hắng giọng thường xuyên.
Không khí khô - đặc biệt là khi dùng máy sưởi.
Phấn hoa tồn tại ở một số khu vực quanh năm.
Chảy nước mũi không do dị ứng.
Về cơ bản, nếu triệu chứng duy nhất của bạn là đau họng, thì có thể bạn sẽ không gặp vấn đề gì, theo WebMD.
Nhưng nếu cơn đau họng của bạn xảy ra kèm theo các triệu chứng sau đây, thì có thể đã đến lúc bạn nên gọi điện cho bác sĩ để tìm hiểu xem phải làm gì.
Nhưng nếu cơn đau họng của bạn theo các triệu chứng khác, thì có thể đã đến lúc bạn nên gọi điện cho bác sĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tắc nghẽn trong phổi hoặc xoang.
Các mảng hoặc đốm đổi màu ở sâu trong miệng hoặc cổ họng.
Sốt.
Cảm thấy không khỏe, giống như bị cúm.
Đau đầu.
Mệt mỏi nghiêm trọng.
Sưng amidan.
Nếu bạn phát triển các triệu chứng Covid-19 kèm theo đau họng, bạn nên làm xét nghiệm.
Nhưng nếu cơn đau họng của bạn xảy ra một mình không kèm thêm triệu chứng nào khác, hãy thử một số biện pháp điều trị tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn:
Uống thuốc kháng axit hoặc dùng gối chống trào ngược dạ dày trong khi ngủ - nếu bạn bị trào ngược axit gây đau họng.
Chải lông cho thú cưng thường xuyên hơn, và đeo khẩu trang trong khi làm việc này để tránh bụi vào mũi.
Sử dụng viên ngậm để làm ẩm cổ họng, giảm ho và thông cổ họng.
Trang bị máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà dễ thở hơn.
Nếu cơn đau họng của bạn không khỏi trong vòng vài ngày dù đã cố gắng hết sức, thì đã đến lúc nên đi khám, theo WebMD.
Nam giới 'yêu' nhiều hơn có thể ít bị ung thư tuyến tiền liệt hơn Một số nghiên cứu cho thấy mức độ yêu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tiến sĩ Philippa Kaye, bác sĩ làm việc cho chương trình This Morning của kênh ITV của Anh, đã phát biểu về các dấu hiệu và yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời bà cho biết những...