Nghi ngờ con gái là đồng tính, phải làm gì
Gia đình tôi có một con gái, năm nay 28 tuổi, chưa có gia đình và bạn trai. Gần đây chúng tôi phát hiện cháu có những quan hệ không bình thường với các bạn đồng giới.
ảnh minh họa
Cụ thể là đi chơi qua đêm nhiều lần, hay đi chơi xa vài ngày liền, những việc mà từ bé tới giờ không bao giờ cháu làm cả. Khi chúng tôi hỏi về các quan hệ bạn bè thì cháu lảng qua chuyện khác hoặc nổi đóa lên để không phải trả lời. Chúng tôi nghi ngờ rằng cháu có những quan hệ lệch lạc về giới tính (tình yêu đồng tính). Vậy nhờ các chuyên gia tư vấn cho chúng tôi phải làm thế nào để cháu có thể nhận ra sự sai trái của mình và trở về với giới tính tự nhiên của cháu. (Ngô)
Chào bạn,
Trước đây người ta chỉ nghĩ đến giới tính nam và nữ, nhưng thực tế còn có giới thứ ba. Giới thứ ba ngày càng nhiều vì do biến đổi hệ sinh thái ảnh hưởng biến đổi di truyền. Giới thứ ba không phải do tâm lý mà do cấu trúc gene làm thay đổi một phần giới tính như hoóc môn, một bộ phận cơ thể… vì thế không thể là nam hoặc không thể là nữ.
Video đang HOT
Con gái bạn 28 tuổi, chưa có gia đình và bạn trai thì cũng bình thường, nhưng đi chơi qua đêm nhiều lần, hay đi chơi một vài ngày liền với những người đồng giới cho thấy “đồng tính” là rất rõ; nhất là khi hỏi cháu, cháu lảng sang chuyện khác tức là đã đụng đến “tâm lý nhạy cảm”. Nhưng nếu vì thế mà kết luận cháu “lệch lạc về giới tính” thì cũng chưa đúng, bởi lẽ nếu cháu bị đồng giới thì cũng có nhu cầu tình cảm, nhu cầu cảm xúc như chúng ta, chỉ khác là cảm xúc và tình cảm đồng giới.
Không thể kết luận cháu là sai trái nếu cháu bị đồng giới. Bạn hãy ngồi tâm sự với cháu như một người bạn để cháu kể tất cả cảm xúc và con người thật của cháu. Nếu cháu ở dạng biến thái, tức vẫn còn là con gái nhưng ham vui thì tế nhị để hướng cháu sinh hoạt lành mạnh; còn nếu cháu ở thể biến đổi di truyền thì phải chấp nhận đấy là tự nhiên và hướng cháu vào công tác xã hội, học tập và lao động để quên đi cảm xúc “không tự nhiên”. Đây là việc tế nhị, vì người đồng tính dễ mặc cảm với dư luận xã hội và những cảm xúc “không bình thường” ở họ.
Theo VNE
Bị thai trứng phải làm gì
Em bị thai trứng 4 tuần, đã nạo thai và bệnh viện hẹn 2 tuần sau đến thử máu, siêu âm. Sau đó em tiếp tục được hẹn 2 tuần đến thử máu lần nữa. Em không được tư vấn và giải thích gì về tình trạng bệnh của mình.
Mong được bác sĩ giải đáp. Bây giờ em có uống thuốc ngừa thai được không, và bệnh của em thì ngừa thai bằng phương pháp nào? Em năm nay 40 tuổi rồi. Cảm ơn bác sĩ. (Võ Anh)
Trả lời:
Lấy máu xét nghiệm cho thai phụ ở Bệnh viện phụ sản Trung ương. Ảnh minh họa:MT.
Chào bạn,
Thai trứng là một bệnh hiếm gặp. Đây là bệnh lý của gai nhau, do sự phát triển bất thường lớp tế bào nuôi có trong gai nhau. Bình thường, sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sẽ trở thành trứng thụ tinh, phát triển thành thai nhi và các phần phụ như: nhau và túi ối.
Trong một số trường hợp, tế bào nuôi phát triển quá nhanh, tổ chức liên kết và các mao mạch của mạch máu rốn ở gai nhau không phát triển kịp. Gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau giống như chùm nho và chiếm phần lớn buồng tử cung.
Thông thường, bệnh khá lành tính, nhưng khoảng 10% bệnh nhân có thể dẫn đến các biến chứng ác tính như thai trứng xâm lấn hay ung thư nhau thai.
Các dấu hiệu của thai trứng có thể thấy là trong thời kỳ đầu là rong huyết, thường xảy ra sau khi trễ kinh vài tuần. Thai phụ có thể nghén nặng, mệt mỏi, đôi khi xuất hiện phù. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dễ bị chẩn đoán nhầm là dọa sảy. Trong giai đoạn giữa thai kỳ, sờ không thấy phần thai, không nghe tim thai.
Qua siêu âm, các bác sĩ có thể thấy hình ảnh bão tuyết trong lòng tử cung, không thấy phần thai. Khi xét nghiệm betahCG (beta human chorionic gonadotropin) tăng rất cao, trên 30.000 đơn vị quốc tế.
Khi người bệnh đã được xác định thai trứng, việc cần làm trước tiên là lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hay hút nạo. Bình thường, trên 80% trường hợp thai trứng sau khi được điều trị bằng hút nạo sẽ diễn tiến tốt. Trong khoảng 20% trường hợp còn lại, các nguyên bào nuôi tiếp tục phát triển và tiết ra hCG dẫn đến biến chứng.
Vì điều này, sau hút thai trứng, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi sát sao để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng ác tính nếu có. Hai tuần sau hút nạo, người bệnh cần đến bệnh viện để xét nghiệm định lượng beta hCG. Xét nghiệm này cần được thực hiện hai tuần/lần trong ba tháng đầu rồi sáu tháng/lần cho đến hết 12 tháng. Tuyệt đối tránh thai trong vòng một năm sau hút nạo.
Trong trường hợp của bạn, cần tuân thủ đến khám và làm xét nghiệm theo lịch hẹn của bác sĩ, và thực hiện cả việc tránh thai theo hướng dẫn của thầy thuốc trực tiếp điều trị. Thông thường, khi xét nghiệm cho thấy mức hCG về mức bình thường thì bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung _Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội
Theo VNE
Huyết áp cao, phải làm gì để tránh đột quỵ? Bác sĩ cho tôi hỏi tuổi 42 liệu có dễ bị đột quỵ không? Việc thường xuyên đau đầu, buồn nôn có phải là hiện tượng cảnh báo bệnh? Làm cách nào để tránh đột quỵ khi huyết áp ở mức 140/100 mmHg, có khi lên đến 160/120 mmHg. Có thể uống thuốc gì để phòng tránh đột quỵ? Cảm ơn bác sĩ....