Nghĩ mình sang chảnh, đi ănrồi về mới tá hỏa với những tờ hóa đơn bạc triệu, thôi thì học lại cách ăn vừa sang lại bớt phải đau tim, “đau túi” này đi
Nhìn những tờ hóa đơn quả thật ai cũng thấy đau nhói nơi con tim thật, nhưng hãy nhớ đến câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” đi mọi người.
Thời buổi hiện đại, ngoài bữa cơm nhà thì thỉnh thoảng mọi người cũng hay “đổi gió” bằng việc hẹn hò nhau ở các nhà hàng. Trong bữa ăn ấy, ta có thể thả phanh gọi những đồ đắt tiền một tí, lạ mắt một tí vừa là để phong phú thêm gu ẩm thực, vừa là để check in khoe khoang một chút xem thiên hạ có “trầm trồ”?
Nhưng có một vấn đề được đặt ra, đó là không phải ai khi bỏ tiền đi ăn cũng mua lại được sự thoải mái. Bằng chứng là trên mạng xã hội thời gian gần đây xuất hiện vô số những bài “bóc phốt” nhà hàng của khách, nào là kêu đồ ăn đắt đỏ, thực phẩm lèo tèo hay “ chặt chém” này nọ. Mà chắc chắn là một khi đã xuất hiện lời chê bai này thì trước đó cả hội đã phải một phen mắt chữ A, mồm chữ O với những gì đã diễn ra khiến cho ý nghĩa của bữa ăn chắc phải giảm đi phân nửa.
Nhất là chuyện liên quan đến những tờ hóa đơn với con số “khủng” thì bao giờ cũng khiến cho cộng đồng mạng xôn xao tranh cãi nhiều nhất. Nhưng mọi người có bao giờ tự hỏi, tại sao có nhiều người đi ăn như vậy mà không thấy ai than phiền, còn mình thì ức đến nỗi phải lên bài “bóc phốt” hay chưa? Thậm chí, khi đăng đàn rồi, nhiều người không được cảm thông là một chuyện lại còn quay ra bị tố ngược vì sự vô lý của chính mình nữa cơ.
Xin thưa là cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả đấy ạ, người ta tỉnh táo trong lúc gọi món, biết vui đúng lúc, dừng đúng chỗ để đảm bảo cho cái ví tiền không bị thủng một cách oan ức. Và với những người hay đi ăn uống, họ có chỉ ra một số điểm “sơ hở” của khách khiến cho tờ hóa đơn lúc nào cũng dài dằng dặc và lại có những khoản thất thoát lãng phí không đâu vào đâu.
Tờ hóa đơn gây buốt não nhất 2 ngày qua trên mạng xã hội.
Đi theo đoàn cứ vui là gọi, chẳng cần biết tiền đã dâng tới đâu
Vụ việc liên quan tới một nhà hàng hải sản nọ ở Đà Nẵng với tờ hóa đơn 85 triệu mới gây xôn xao mạng xã hội ngày hôm qua chính là minh chứng đầu tiên của việc khách hàng gọi đồ ăn không kiểm soát. Theo đó, một tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung thanh toán 5kg tôm hùm, 13kg tôm tít (bề bề), 12kg cá mú, 5 con gà… và vô số thứ khác với tổng số tiền ngót cả trăm triệu. Có thể nói, sức ăn của đoàn quả là không giới hạn.
Trước đó, tài khoản này viết: “Các anh em đi du lịch Đà Nẵng nên tránh xa cái quán này, lợi dụng có khách nước bạn sang chơi, anh em tiếp đón ở Đà Nẵng, ăn thuần túy, không có cái gì khác ngoài ăn mà tính tiền kiểu này thì ai mà không khiếp sợ”. Tuy nhiên, có một điều là người này không đăng tải thông tin là đoàn đi bao nhiêu người, và phải đợi đến khi ông chủ nhà hàng lên tiếng thì độc giả mới được biết là có khoảng 50 người (hầu hết là người Lào) tham gia vào bữa ăn.
Đoàn đi đông thì ăn hết nhiều, nhưng nghe sao vẫn thấy thổn thức quá.
Như mọi người đều biết, việc quản lý cho một đoàn đến tận 50 người đi ăn uống quả thực không phải là chuyện đơn giản. Trong quá trình dùng bữa chắc chắn sẽ có phát sinh, người này gọi thêm cái này, người gọi cái khác hoặc order trùng lặp nhau mà không biết. Đương nhiên, những cái đó, nhà hàng sẽ tính vào hóa đơn.
Với vụ lùm xùm này, theo chia sẻ của nhà hàng, họ cũng nhận thấy và nhắc nhở đoàn là đã gọi nhiều món, sợ không ăn hết nên khuyên kìm chế lại. Tuy nhiên, phía đoàn vẫn quyết gọi thêm. Như vậy càng chứng tỏ một điều là thực khách nhiều khi cũng đang tự rút tiền ở túi mình ra mà không hay biết, bởi lúc đó có thể vui quá đà. Rồi đến nhìn lại thì…, thật không biết nói sao.
Thêm nữa, trên menu của nhà hàng luôn có giá, nhưng thực khách chỉ nhìn thấy đơn giá chứ không nhìn thấy thành tiền mà mình gọi. Và cứ cái tư duy đơn giá nhỏ, mình sẽ gọi thêm một chút, một chút khiến cho list đồ ăn cứ ngày một dài ra. Đến khi cộng tổng lại, con số mới thực sự gây choáng váng.
Không chỉ có thế đâu, tâm lý đi ăn đoàn, bao giờ người ta cũng nghĩ đi đông sẽ ăn nhiều cho nên sẽ gọi thoáng ra một chút. Nhưng ai ngờ, đàn ông hay nhậu, họ chỉ thích uống chứ không thích ăn nên lúc ra về nhiều khi còn thừa đến cả nửa bàn đồ ăn chứ không ít. Cấp số cộng của tiền thanh toán cũng sinh ra từ chính chỗ này.
Video đang HOT
Ăn hải sản đã nổi tiếng là đắt rồi, lại còn gọi toàn đặc sản thì…
Giá cả đã niêm yết nhưng không nhìn, khi bill ra thì “hoa mắt chóng mặt”
Cũng vẫn là vụ lùm xùm tiền hải sản 85 triệu đồng nói trên. Có thể thấy đơn giá của 2 loại hải sản tôm hùm và tôm tít hơi “chat” một chút là 4,4 triệu và 2,5 triệu mỗi kg. Theo như nhận xét của cư dân mạng thì mức giá này là rất bình thường ở các nhà hàng vì đó là sản vật quý hiếm. Còn lại các món bình dân khác ở đây thì giá cả cũng không hơn các nhà hàng khác là bao.
Chính ông chủ nhà hàng cũng đã lên tiếng nói rằng tất cả đồ ăn thức uống của nhà hàng đều niêm yết giá, khách đồng ý thì mới bắt và cân trước mặt chứ cũng không gian lận. Người này còn cung cấp cả hình ảnh chụp tại cửa hàng để chứng minh mình làm đúng.
Giá tôm hùm ở nhà hàng Đà Nẵng nói trên.
Biết thông tin đến đây, nhiều người đã đứng về phía nhà hàng, cho rằng đoàn khách đã không nhìn kỹ giá, hoặc có nhìn nhưng vẫn nhất quyết gọi rồi sau đó có chút “hối hận”. Nhưng thật tiếc, sự hối hận đã quá muộn màng. Bởi vậy, sau đây, mọi người có đi ăn thì cũng hãy để cho lý trí của mình chiến thắng con tim nhé. Với những thứ đắt đỏ, tốt nhất là hãy hỏi lại vài ba lần cho chắc ăn. Chứ đừng lúc ấy nghe 4 triệu thành 1 triệu hay 4 trăm rồi cứ thế gọi là phiền hà lắm.
Nếu không chắc về giá, hãy hỏi lại nhân viên trước khi “chốt hạ”.
Đã nói đến đây thì hay ta lục lại chuyện xưa một chút nhỉ. Lúc trước, có nhóm khách đi ăn sushi ở quán gì đó tên N. nổi tiếng ở Hà Nội chẳng phải là cũng than thở chuyện giá cả hay sao. Cả nhóm có 12 người thanh toán hóa đơn 12 triệu, trong đó đã có gần 1 triệu tiền trà đá, mà cụ thể là trà gạo rang của Nhật Bản. Người này chia sẻ là trong suốt bữa ăn, các em nhân viên cứ liên tục tự động làm đầy các cốc nước của khách khi vơi mà không hỏi là khách có muốn dùng thêm nữa hay không. Chính sự nhiệt tình này của các em phục vụ kết hợp với sự “ngây thơ, tưởng bở” là miễn phí của khách mà số tiền mới đội lên chóng mặt.
Tờ hóa đơn gần 1 triệu tiền trà của thực khách ở Hà Nội.
Sau khi bị đăng đàn “bóc phốt”, phía nhà hàng đã nhận lỗi nhân viên bỏ qua việc báo giá dẫn đến khách không được thoải mái khi trải nghiệm tại nhà hàng. Tuy vậy, sự việc thì cũng xảy ra rồi, bữa ăn cũng vì điều này mà mất vui, trà đang ngon lại trở nên “đắng ngắt” trong miệng thì lời xin lỗi kia cũng không có ý nghĩa gì cho lắm.
Nhưng mà nói đi cũng phải nói lại, người ta vẫn nói trên đời làm gì có thứ miễn phí. Đi ăn ở Hà Nội ít có chỗ nào free đồ uống lắm, trà đá còn không có thì làm sao có trà gạo rang được hả mấy bạn. Nhiều người nói rằng khách phải biết được điều này để mà hỏi lại nhà hàng chứ sao lại cứ để họ đưa gì ăn nấy rồi đến lúc thanh toán thì la toáng cả lên.
Phải chi lúc nhân viên châm trà, chị hỏi một câu là: “Trà này ngon quá, đó là của nhà hàng miễn phí hay bọn chị phải trả tiền vậy?” thì chắc em ấy cũng chẳng ngại thả nhẹ một cái giá để cho khách biết đường tiết chế đâu. Đúng thật, miếng ngon vào miệng là quên hết tất cả, khi tỉnh ra thì tiền đã bay khỏi ví, khó lòng lấy lại được.
Người ta tính tiền đồ ăn, cả tiền trà nữa nha các khách.
Tóm lại, việc ăn uống thế nào cho khoa học và lại hợp túi tiền thì vẫn luôn phải là bí kíp nằm trong tay khách hàng, chứ nhà hàng thì họ chỉ có biết thu tiền, thu được càng nhiều thì càng tốt chứ chẳng ai gàn khách đừng ăn nữa cả đâu. Hãy sáng suốt nhé các tín đồ ẩm thực.
Cẩm nang đi ăn hàng thảnh thơi không lo về giá:
- Ngẩng cao đầu bước vào nhà hàng và chọn món trên menu.
- Nhìn thật kỹ phần đơn giá, hỏi lại nhân viên nếu cảm thấy chưa chắc ăn.
- Kiểm tra cân lạng thực phẩm thật cẩn thận trước khi giao đồ cho bếp nấu.
- Đi đoàn đông thì cử ra một người tập hợp order với nhà hàng.
- Giữ tâm trạng vui thôi, đừng vui quá để không bị gọi quá đà.
- Và cuối cùng, đừng vội “bóc phốt” trên Facebook nếu như thấy mình có điểm yếu.
Theo Helino
Cụ ông người Nhật bị "chém" 2,9 triệu đồng cho 5 phút ngồi xích lô dạo Sài Gòn mà vẫn liên tục xin lỗi khiến bao người hổ thẹn với lắm bài học
Vụ việc này khiến mạng xã hội xôn xao suốt vài ngày nay, nhưng trên hết sau câu chuyện là biết bao bài học cùng sự hổ thẹn khi nhìn thấy cụ ông người Nhật có cách hành xử như thế.
Bị "chém đẹp" nhưng cụ ông cứ nhận hết phần lỗi về mình
Vừa mới đây, thông tin một cụ ông Nhật Bản 83 tuổi bị người lái xích lô chặt chém ngay tại trung tâm TP.HCM đã khiến MXH Việt một phen dậy sóng xôn xao. Cụ thể, theo PV báo Thanh Niên đưa tin, ông cụ đến Việt Nam thăm con trai út đang sinh sống và làm việc tại đây, sẵn tiện đi du lịch. Khoảng 6 giờ sáng ngày 3,8, khi vừa ra khỏi khách sạn trên đường Tôn Đức Thắng để tản bộ thì cụ bị một người đàn ông đạp xích lô tới chèo kéo bằng tiếng Anh bồi. Một lúc sau, đến gần chợ Bến Thành, cụ gật đầu đồng ý cho anh ta chở về khách sạn.
Khi đến nơi, ông cụ quyết định gửi cho người đạp xích lô 500 ngàn đồng dù quãng đường không xa. Tuy nhiên, người này không chấp nhận, tỏ ý đòi thêm. Ông cụ đành rút ví chi thêm tiền. Đáng nói, khi cụ vừa mở ví thì người đạp xích lô đã tự tiện thò tay vào lấy hết số tiền lên đến 2,9 triệu đồng của cụ. Sau vụ việc, thật bất ngờ là cụ ông Nhật Bản... giành hết phần lỗi về mình. Cụ liên tục nói xin lỗi vì đã không hỏi giá trước khi lên xe nên đã gây ra cớ sự này.
(Ảnh: báo Thanh Niên)
Bài học cùng lắm nỗi hổ thẹn
Hiện tại, câu chuyện trên vẫn đang cực kỳ "hot" trên mạng xã hội và thu hút đông đảo cư dân mạng Việt quan tâm. Nhiều người bình luận cho biết, họ đã rất sốc trước thông tin này, đồng thời cảm thấy vô cùng xấu hổ. Chưa kể, một số khác còn cho rằng nạn chặt chém ở các thành phố lớn tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn còn đang hoành hành khá nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Thậm chí còn khiến hình ảnh Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế:
"Đói cho sạch, rách cho thơm. Chứ đừng vừa đói bụng vừa rách nhân cách thế. Nạn chặt chém và cướp giật ở TP.HCM nói riêng và những thành phố lớn nói chung làm xấu mặt Việt Nam. Khách du lịch ngoại quốc đi một lần và không bao giờ quay lại".
"Thực sự thì ở đâu cũng có việc chặt chém này chứ không riêng gì TP.HCM, cơ bản là vì đây là thành phố lớn nhất, đông nhất nên nó cũng nhiều nhất thôi. Đọc xong mấy cái tin này thấy xấu hổ quá".
"Trộm cắp mình cũng ghét nhưng mà thể loại này thì mình càng ghét hơn. Cứ mỗi lần ra Q.1 gặp mấy cảnh này ứa gan không chịu nổi. Bao nhiêu lần thấy xích lô, xe ôm, bán hàng rong gạ gẫm khách Tây. Xong xuôi thì rút tiền của người ta mà thấy hết hồn. Đánh giày 5 phút nó lấy 200k".
(Ảnh minh họa)
Quả thật, như những bình luận trên có nói, chặt chém tồn tại nhiều năm nay ở các thành phố lớn tại Việt Nam đã "phát triển" kinh khủng tới mức trở thành một vấn nạn đáng lên án. Riêng về việc xích lô chặt chém khách du lịch thì rõ ràng đây không phải là trường hợp đầu tiên. Ví dụ như năm ngoái, 2 vợ chồng Việt Kiều đã bị lái xe xích lô ở Huế thu 1,5 triệu đồng cho quãng đường dài 5km hay anh chàng Hàn Quốc bị vòi 500 ngàn cho chuyến xích lô kéo dài 1 giờ đồng hồ tại Nha Trang,...
(Ảnh minh họa)
Những lưu ý cho khách du lịch khi muốn ngồi xích lô dạo Sài Gòn
Và để tránh lâm vào tình cảnh tương tự, hy vọng những ai đang có ý định trải nghiệm nơi mình sắp đến du lịch bằng hình thức ngồi xe xích lô thì phải luôn trong tâm thế cảnh giác: Hỏi giá trước khi lên xe, khi xuống xe yêu cầu người dừng ở những nơi đông người để nhỡ có bị vòi tiền hay đe dọa cũng sẽ dễ dàng tìm được sự giúp đỡ. Nếu không may gặp trường hợp bất trắc, hãy liên hệ với cơ quan chức năng gần nhất.
Ở Sài Gòn hiện nay, đa số các tay lái xích lô đều đã tập hợp thành nhóm và có sự quản lý rõ ràng, người du lịch phải lưu ý kỹ càng nếu muốn chuyến tham quan không nhận về cái kết đắng.
Tất nhiên, nói thế không phải là quy chụp tất cả những người lái xích lô hiện nay đều xấu tính thích vòi tiền chặt chém khách du lịch. Chỉ là khi thật giả lẫn lộn quá nhiều, "con sâu" đã làm rầu "nồi canh" bao nhiêu lâu rồi, chúng ta có sự đề phòng để bảo vệ túi tiền của mình cũng là điều hợp lý.
Theo Helino
Khách hàng tố shop quà lưu niệm thu phí giữ xe 200 ngàn vì đến không mua đồ khiến cư dân mạng tranh cãi kịch liệt Vì trời chập choạng tối, chỗ để xe lại quá đông, cô gái này lỡ để nhầm xe máy bên shop khác và cuối cùng bị 1 nhóm nhân viên xông ra đòi 200 ngàn đồng trả tiền giữ xe mà uất ức không nói nên lời. Trong sáng ngày 5/7, trên một Fanpage lớn trên mạng xã hội, thành viên có nickname...