Nghi mạo danh giáo viên nhắn tin mượn tiền phụ huynh, trường học phát đi cảnh báo
Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q. Gò Vấp, TP.HCM) phát đi cảnh báo đến hàng ngàn phụ huynh học sinh trước tình trạng nghi ngờ mạo danh giáo viên nhắn tin vay mượn tiền.
Tin nhắn được cho là từ tài khoản cá nhân của giáo viên gửi vào nhóm phụ huynh học sinh. Ảnh PHỤ HUYNH CUNG CẤP
Theo đó, tối 22.12, ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Công Trứ cảnh báo: “Thời gian gần đây ban lãnh đạo nhà trường đã tiếp nhận nhiều thông tin về trường hợp có người vay mượn tiền của giáo viên, phụ huynh học sinh số tiền từ vài triệu đến vài chục triệu đồng không bảo lãnh hoặc vay mượn qua các app vay tiền vì thủ tục đơn giản, người vay chỉ cần cung cấp thông tin CCCD là có thể vay được tiền. Vậy nên một số đối tượng xấu đã lợi dụng việc đánh cắp thông tin hoặc sử dụng thông tin công khai của bạn trong danh bạ điện thoại để người thực hiện vay tiền qua app nhưng sau đó không trả…”.
Vì thế, nhà trường khuyến cáo một số biện pháp xử lý khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin vay tiền:
- Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng mượn tiền. Đối với các trang Zalo, Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.
- Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân có thể trình báo cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Video đang HOT
Cảnh báo của Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp, TP.HCM). ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Nhà trường đồng thời yêu cầu viên chức, giáo viên, người lao động trong nhà trường không vay tiền qua app không rõ nguồn gốc; không được nhân danh đơn vị, cung cấp điện thoại hoặc bất cứ lý do gì nhắc đến ban giám hiệu, công đoàn làm cơ sở hay lý do để vay mượn tiền đồng nghiệp, phụ huynh học sinh.
Ban giám hiệu khuyến cáo các tổ chức, cá nhân cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi, tin nhắn mượn tiền nhân danh là thành viên của hội đồng sư phạm nhà trường.
Trường THPT Nguyễn Công Trứ phát đi cảnh báo trên sau vụ việc tin nhắn được cho là sử dụng tài khoản cá nhân Zalo của một giáo viên trong trường nhắn vào nhóm phụ huynh học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm với nội dung: “Anh chị ơi, anh chị giúp em lần này với, do mẹ em bị bệnh nên em còn nợ 100 triệu xã hội đen. Anh chị có thể giúp em mỗi người 2 triệu được không. Anh chị giúp em là anh chị đã sinh ra em lần thứ 2 rồi. Em tha thiết mong anh chị giúp đỡ em…”. Tin nhắn này còn kèm số tài khoản ngân hàng mang tên giáo viên.
Sáng 23.12 trao đổi trực tiếp với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Phan Hồ Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ, cho biết sở dĩ nhà trường phát cảnh báo nói trên vì thời gian gần đây có một số tin nhắn liên quan đến lừa đảo tiền bạc trong trường học. Đồng thời có nhận thông tin về một giáo viên của trường nhắn tin vào nhóm Zalo của phụ huynh học sinh mượn tiền. Nhà trường có tìm hiểu bước đầu thì giáo viên này cho biết bị hack tài khoản Zalo. Hôm nay, nhà trường mời trực tiếp giáo viên vào trường trao đổi để nắm cụ thể sự việc.
Chính vì vậy, trước mắt, nhà trường phát cảnh báo để giáo viên cũng như phụ huynh học sinh cảnh giác với tin nhắn vay mượn tiền. Đặc biệt lưu ý phụ huynh nếu có bất cứ tin nhắn nào mạo danh thành viên của nhà trường thì báo ngay với hiệu trưởng để nắm thông tin chính xác.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Sở đã nắm thông tin và đang chỉ đạo Trường THPT Nguyễn Công Trứ kiểm tra, làm rõ lại sự việc này.
44% cho rằng 'không nên cho phụ huynh xem camera trực tuyến'
Số bạn đọc cho rằng 'không nên cho phụ huynh xem camera trực tuyến' từ lớp học mầm non của con chiếm tới 44%, nhiều hơn số lượng chọn 'có nên'.
Nhiều người cho rằng lớp mầm non cần có camera, nhưng không cho phụ huynh xem trực tuyến. Cha mẹ có thể đến trường xin phép trích xuất khi cần. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH
Các bài viết Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera ; Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera: Cần bảo vệ quyền riêng tư của trẻ đăng trên Báo Thanh Niên những ngày qua thu hút được nhiều bình luận của đông đảo bạn đọc.
Khảo sát của Báo Thanh Niên về vấn đề "Có nên cho phụ huynh xem camera trực tuyến lớp học mầm non?" tính đến 8 giờ sáng ngày 22.12 cho thấy 44% bạn đọc chọn phương án "không" và 30% chọn phương án "có".
Còn 25% bạn đọc cho rằng "Nên lắp camera nhưng không nên để phụ huynh xem trực tuyến. Khi nào cần phụ huynh thì sẽ liên hệ nhà trường để xem, trích xuất hình ảnh".
Cần bảo vệ quyền riêng tư của cô và trẻ
Ủng hộ quan điểm không chia sẻ link trực tuyến lớp học cho tất cả phụ huynh vì cần bảo vệ quyền riêng tư của cô và trẻ, bạn đọc tên Bảo Di viết: "Rất cần việc không cho phép các trường chia sẻ camera an ninh cho phụ huynh xem trực tiếp. Vi phạm quyền trẻ em, vi phạm nghiêm trọng quyền con người và quyền riêng tư của trẻ em cũng như giáo viên".
"Một lớp có mấy chục cháu, mỗi buổi chỉ cần phụ huynh hỏi cô giáo 1 lượt thôi cô cũng phải mất bao nhiêu thời gian để trả lời (vì không trả lời không được). Mà thời gian này là thời gian cô làm việc chăm các cháu. Mọi người hãy để các cô làm việc", đó là ý kiến bạn đọc Dũng Trần Vũ.
Một giáo viên mầm non lên tiếng: "Ai chưa hiểu có thể làm giáo viên mầm non 1 năm. Tôi đã phải tắt chuông điện thoại chỉ vì có quá nhiều cuộc gọi làm phiền của phụ huynh. Camera không có âm thanh nên rất dễ gây hiểu lầm".
Chẳng lẽ mọi cô giáo phải chịu "giám sát" suốt đời?
Một số bạn đọc thì cho rằng họ vẫn giữ quan điểm chọn trường mầm non có camera để phụ huynh xem thoải mái vì để yên tâm, xem các con có bị làm đau hay bạo hành hay không.
Phản biện lại điều này, phụ huynh hoaivu.tvc viết: "Nếu đã không tin tưởng ai trông con cho mình thì nên tự mình làm hết. Ai có con rồi sẽ biết khi trông con cực thế nào, dù mình chỉ trông 1-2 bé. Các cô 1 người phải trông đến 5-7 bé thì rất áp lực. Đừng tạo thêm áp lực cho các cô. Tôi chưa bao giờ giám sát các cô trông con thế nào. Chỉ cần đến đón con, thấy con vui vẻ với cô, thấy con tiến bộ mỗi ngày là đủ".
Bạn đọc Á Liên nói: "Tôi chỉ đồng tình việc xem, giám sát qua camera trực tuyến như vậy nếu giáo viên không đàng hoàng, tắc trách, để xảy ra nhiều sai sót, sự cố khiến phụ huynh không thể tin tưởng được nữa. Nhưng sự thật thế nào? Có phải ngày nay mọi người đều không tín nhiệm các cô giáo của chúng ta nữa chăng, chẳng lẽ tất cả các cô giáo khác đều phải chịu giám sát suốt đời như vậy qua cái camera?".
Vụ 3 nam sinh lớp 8 nghi xâm hại nữ sinh lớp 6: Theo dõi tâm lý học sinh cả trường Thầy cô, chính quyền địa phương và phụ huynh đang theo dõi tâm lý tất cả học sinh tại trường sau vụ 3 nam sinh lớp 8 nghi xâm hại một nữ sinh lớp 6 ngay trong trường học. Trường THCS Nghĩa Thắng đang tập trung giảng dạy và quan tâm ổn định tâm lý học sinh - Ảnh: T.M. Ngày 15-12, chính...