Nghị lực phi thường của người đàn ông nằm liệt giường hơn 30 năm
Tai nạn bất ngờ không cướp đi mạng sống của anh nhưng khiến cuộc đời anh phải gắn liền với chiếc giường suôt hơn 30 năm qua. Nhưng người đàn ông bại liệt ây đã làm được những việc mà cả những người khỏe mạnh cũng phải khâm phục.
Anh là Trần Hồng Giang, sinh năm 1974, ở thôn xóm 6, xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Dù bị bại liệt hơn 30 năm nay nhưng bằng nghị lực, quyết tâm vượt lên sô phân, anh Giang đã đưa về cho mình nhiều giải thưởng thơ, văn, truyện ngắn, công nghệ thông tin… Anh cũng là người xây dựng và điều hành 2 trang web vannghenamdinh.com.vn và lucbat.com đang được hàng ngàn người biết đến.
Tai nạn bất ngờ
Giang sinh ra và lớn lên như bao bạn cùng trang lứa, khỏe mạnh, được chạy nhảy, vui đùa cùng các bạn. Nhưng lên 6 tuổi, một tai nạn bất ngờ khiến cuộc đời Giang chuyên sang môt ngã rẽ khác – vô cùng khôc liêt. Cuôc sông từ đó gắn chặt với chiếc giường.
Anh Trần Hồng Giang – Chàng trai bại liệt nhưng rất tài hoa.
Đó là vào một buổi chiều năm 1980, lúc đó Giang cùng anh trai của mình chơi trò đánh trận giả, hai anh em Giang lấy khẩu súng thể thao của bố làm trò chơi, dù lúc ấy khẩu súng đã được khóa nòng nhưng không biết bằng cách nào anh trai của Giang mở được nòng súng và không may bắn trúng em mình. Tai nạn không cướp đi mạng sống của Giang nhưng do viên đạn xuyên qua cổ từ trước ra sau, đi qua đốt sống nên khiến Giang bị liệt toàn thân. Thương con, bố mẹ đã đưa Giang đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng vẫn không có kết quả. Từ đó các bô phân trên cơ thể Giang, từ ngực xuống, cứ teo dần, mất cảm giác.
Bố anh Giang là ông Trần Hồng Sâm – vốn là một giáo viên và là thương binh trong kháng chiến chống Mỹ. Sau khi Giang gặp nạn một năm, ông Sâm cũng xin thôi việc vì lý do mất sức, để tiện chăm sóc cho câu con trai bât hạnh.
Nhìn con đau đớn nằm liệt giường, hai vợ chồng ông Sâm không cầm được lòng mình, ông bà quyêt tâm, con có thê bại liệt về thân thể nhưng không đê con bại liêt vê tâm hồn. Chính vì vậy ông Sâm ở nhà mỗi ngày kèm cặp Giang học chữ, đánh vần, nhẩm tính. Các anh chị Giang mỗi lần đi học về, thấy em mình nằm trên giường, cũng lấy que tính làm trò đố vui giúp Giang vơi bớt mặc cảm. Với bản tính thông minh cùng sự tận tình chỉ bảo của bố mẹ, chẳng bao lâu Giang đã biết đọc, biết tính toán.
Nỗ lực vượt lên số phận
Sau khi biết đọc, biết tính toán, Giang lại muốn mình có thể cầm bút viết. Giang cố kẹp chiếc bút vào giữa hai ngón tay, lấy má tì vào cán bút tập viết. Khi viết, đầu anh ngoẹo về một bên, cúi sát vào cuốn vở, đưa đi đưa lại theo từng nét chữ.
Các tác phẩm của Giang được đưa lên các webside do anh quản lý được hàng nghìn người biết đến.
Cứ như vậy các khớp xương của Giang hàng ngày mỏi nhừ và tê buốt. Nhưng bằng sự kiên trì, đam mê học hỏi mà Giang đã có thể viết được chữ bằng chính bàn tay tưởng chừng như đã bỏ đi của mình.
Cũng từ đó, Giang bắt đầu học hỏi từ sách báo, nghe đài, xem tivi để nâng cao kiến thức. Cuộc sống gắn với chiếc giường, không được vui chơi, chạy nhảy như đám bạn cùng trang lứa, anh vùi đầu vào những vần thơ, câu chuyện. Cũng từ đó máu nghệ sỹ ăn sâu vào tâm trí chàng trai tật nguyền. Từ đọc đến yêu thơ văn, Giang bắt đầu nghiên cứu và sáng tác thơ.
Năm 2003, anh Giang cho ra đời tập thơ đầu tiên với tựa đề “Nỗi nhớ mùa hè” do Hội văn học Việt Nam xuất bản. Tập thơ đầu tay của Giang đánh dấu sự hoà nhập với cuộc sống đầy ước mơ của chàng thanh niên tài hoa nhưng có số phận nghiệt ngã.
Video đang HOT
Cùng với những tập thơ Giang còn viết “Truyện ngắn ngắn” cho báo Hoa học trò từ nhiều năm trước với các bút danh Thẩm Hạ, Minh Tâm, giờ đây, những truyện ngắn viết về cuộc sống xung quanh mình như “Mảnh vườn con”, “Chiếc xích lô”… đã làm cho cái tên Trần Hồng Giang trở nên quen thuộc với độc giả của các báo, tạp chí.
Ngoài việc việc luyện viết, luyện vốn ngôn ngữ, Giang còn kiên trì tự học tiếng Anh, tiếng Trung qua truyền hình, radio. Cũng từ đó nâng cao kiến thức và bắt đầu dịch tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh.
Năm 2003, Giang được một người bạn tặng chiếc máy tính, đó là điều kiện giúp Giang mày mò nghiên cứu, tìm hiểu thêm thông tin trên mạng internet, ngoài ra anh còn học hỏi cách sửa chữa và đi sâu vào nghiên cứu công nghệ thông tin. Với ý định đưa những tập thơ, truyện ngắn, tác phẩm văn học được anh dịch đến với bạn bè trên khắp mọi miền tổ quốc.
Rôi anh Giang mạnh dạn thành lập website. Từ ý tưởng đó, anh lại tiếp tục mày mò các kiến thức về thiết kế website, đặt tên và xây dựng các chuyên mục… Sau 2 tháng miệt mài, cuối cùng website vannghenamdinh.com.vn (Văn nghệ Nam Định) cũng được ra đời, với mạng lưới công tác viên lên đến hàng chục người. Anh Giang là người biên tập, đưa các tác phâm lên mạng. Hiện nay, anh còn quản lý thêm website lucbat.com.
Bằng những nỗ lực, đóng góp không ngừng nghỉ của mình, mới đây anh Trần Hồng Giang vinh dự là một trong số 50 gương mặt tiêu biểu nhất của những người khuyết tật Việt Nam góp mặt trong cuộc triển lãm ảnh “Họ đã sống như thế” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á.
Với anh Giang, tài sản quý giá nhất là sách và các tác phẩm văn học.
Ngoài những tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tác phẩm văn học nước ngoài tự dịch, anh Giang còn đoạt được hàng loạt giải thưởng như Giải nhì cuộc thi viết kỷ niệm sâu sắc về Đài Tiêng nói Viêt Nam năm 2005; giải ba cuộc thi viết về những phụ nữ vượt lên số phận do Hội Liên hiêp Phụ nữ Việt Nam và báo Lao Động tổ chức năm 2007; giải nhì và giải khuyến khích cuộc thi viết “Người khuyết tật và thị trường lao động” do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức năm 2010; giải nhất cuộc thi viết về Internet… cùng hàng loạt giải thưởng khác.
Anh Giang tâm sự: “Bản thân người tật nguyền cũng không phải là người vô dụng, chỉ cần vượt lên mặc cảm của số phận, chắc chắn họ sẽ thành công. Bản thân tôi trước đây cũng vậy, nhiều lúc muốn “ra đi” cho bố mẹ đỡ khổ. Nhưng nhờ sự động viên của gia đình, nỗ lực để vượt qua mặc cảm, để chứng minh mình người tật nguyền không phải là người vô dụng…”.
Đức Văn
Theo Dantri
Xót xa trước nụ cười méo mó của 3 anh em "mỗi người mỗi bệnh"
Cả 3 đứa con, đứa nào cũng dị tật, không bình thường khiến chị bị mọi người ghét bỏ và đổ tội "không biết đẻ". Đói nghèo, cơm không đủ bữa ăn, hàng ngày chị còn phải đối mặt với nhiều sự dèm pha từ phía người thân trong gia đình.
Trở về đội 12, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tôi không cầm lòng được khi nghe câu chuyện về người phụ nữ "khổ trăm đường" mà thấy Thích Đàm Huệ (chùa Văn Lâm, xã Nghĩa Lâm) kể lại. Lấy chồng từ thủa mười chín, đôi mươi, cô gái tên Nguyễn Thị Sang được xem là "của quý" nếu nhà nào "rước được" bởi nết ăn, ở hiền lành và chăm chỉ lam làm. Ấy vậy mà cuộc đời lại đi ngược lại với những gì người ta vẫn tưởng, cô gái ấy lâm vào cảnh khổ đủ bề từ đường con cái đến gia đình.
Con trai đầu là Trần Văn Thịnh suốt 17 năm qua sống cảnh "không biết gì".
Căn nhà nhỏ rộng chừng 10 mét vuông ở vùng quê chiêm chũng "không thiếu gì đất" tưởng như thật khó tồn tại đến thời điểm này nhưng lại là chỗ che mưa, che nắng cho 5 con người tội nghiệp. Một chiếc giường ọp ẹp như sắp gẫy, chiếc tủ nhỏ của người nào đó bỏ đi chị nhặt lại dùng và vài ba đôi dép bị cụt đầu, vẹt đế... là tất cả gia sản của cả nhà chị. Không có lấy 1 chiếc áo cho "ra hồn", ngượng ngùng chị phải khoác chiếc áo nâu mà nhà chùa cho để ngồi nói chuyện với khách.
Duy bị khoèo tay nhưng vẫn chăm chỉ đi bắt cua bán lấy tiền giúp mẹ.
Lấy chồng, sinh cháu đầu là Trần Văn Thịnh nhưng bẩm sinh đã không biết gì nên suốt 17 năm qua chị phải chăm bẵm không khác gì một đứa con nhỏ. Công việc duy nhất mà Thịnh có thể làm đó là nằm ăn nhưng mẹ phải bón cơm, rồi cười, hét cả ngày. Không hiểu vì sao con bệnh, chị cũng gắng gượng cho Thịnh đi viện khám nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của bác sĩ nên đành ngậm ngùi nuôi con suốt từ khi sinh đến giờ mà không một lời than vãn.
Nụ cười "méo mó" của bé Thúy khiến người mẹ nghèo như có dao cắt trong lòng.
Một mình lo 3 đứa con, bản thân chị lại bị đánh đập vì tội "không biết đẻ".
Đứa đầu đã thế, đến đứa thứ hai là Trần Văn Duy (11 tuổi) bị dị tật tay khoèo từ nhỏ nhưng thương mẹ vất vả nên ngoài giờ học, em tối ngày đi mò cua lấy tiền bán. Nhìn con, chị Sang chỉ biết gạt nước mắt, nấc nghẹn cho biết: "Tay của cháu không được bình thường như các bạn khác nên thường xuyên đau nhức. Nhưng nó thương tôi yếu không làm được nên cứ quần quật, nắng nóng như thế mà vụ gặt vừa rồi nó còn đi gặt đổi công cho người ta nữa".
Nhắc đến chuyện đi gặt đổi công của con trai, chị Sang càng nức nở, nước mắt ướt nhèm hết cả khuôn mặt. Mới 11 tuổi, em có lớn gì cho cam mà đã phải "quăng" mình dưới cái nắng chói chang của tháng 6 để đi làm. Tay khoèo, vốn đã yếu nhưng chẳng bao giờ thằng bé đòi mẹ đi viện bởi: "Mẹ con chẳng có tiền đâu nên con không hỏi" - cậu bé Duy cho biết.
Tình cảnh đáng thương của chị Sang khiến thầy Thích Đàm Huệ vô cùng thương cảm.
Hai đứa con không bình thường, khiến chị Sang đau đến thắt ruột. Lần thứ 3 vượt cạn chị mong mỏi ông trời bù đắp cho đứa con lành lặn, khỏe mạnh để làm chỗ dựa tinh thần nhưng không được. Cô con gái Trần Thị Thúy (4 tuổi) có gương mặt đẹp, xinh xắn, đáng yêu nhưng nụ cười méo xệch. Ấy thế nhưng con bé rất hay cười vì nó phải dỗ anh Thịnh không được hét mỗi lần mẹ nấu cơm. Mỗi lần nhìn con như thế, chị Sang chỉ biết cúi đầu để nỗi đau cứ lắng lại ngấm vào từng đường gân, thớ thịt của mình.
Ba đứa con đã vậy, bản thân chị Sang mắc đủ các thứ bệnh nên cơ thể yếu ớt, không làm được như mọi người. Hàng xóm của chị Sang kể lại: "Mỗi lần thấy chị Sang ra đồng là chúng tôi lại giật thót tim vì chỉ được chốc lát là chị ngất lăn đùng ra đấy lại phải dìu về nhà. Tội lắm, nếu chị ấy không làm thì không có gì cho lũ trẻ ăn, mà cố gắng gượng làm thì lại như thế".
Ước mơ của chị chỉ là 1 lần được đưa Duy và Thúy lên bệnh viện khám nhưng lực bất tòng tâm.
Không có chỗ nào bấu víu, chị Sang còn bị những trận đòn chí mạng, "thừa sống, thiếu chết" từ người chồng khiến nỗi đau càng nhân lên gấp bội. Ấy thế nhưng khi được hỏi, chị tránh đi không trả lời bởi "Anh ấy có thế nào vẫn là bố của 3 đứa con em ạ. Bây giờ anh ấy đi bắt lươn mỗi ngày được mươi, mười lăm nghìn đủ mua cái ăn cho cả nhà. Bản thân chị không làm được gì cả nên không dám kêu ca gì đâu".
Nghe chị tâm sự, những người chứng kiến đều cảm thấy xa xót trong lòng bởi có điều gì tội lắm ở người phụ nữ này. Trong tiếng nấc nghẹn đắng, chị chỉ cầu xin được một lần đưa hai đứa bé lên viện để chúng đỡ thiệt thòi nhưng điều mong ước đó không biết đến bao giờ mới thành sự thật?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1101: Chị Nguyễn Thị Sang (Đội 12, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) Số ĐT: 03503.504.758
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Mẹ "thần đồng 4 tuổi" chia sẻ về khả năng đặc biệt của con Chị Phạm Thị Hà - mẹ cháu bé "thần đồng" Phạm Tuấn Minh - chia sẻ, chị không muốn con mình nổi tiếng trên báo chí mà chỉ mong tìm được môi trường giáo dục giúp con có điều kiện phát triển một cách tốt nhất. "Tôi kinh ngạc hết sức" Chị Hà chia sẻ, sau khi video về khả năng đặc biệt...