Nghị lực phi thường của họa sĩ 9X vẽ tranh bằng miệng
Tay Châu rất yếu và có thể bị chấn thương bất cứ lúc nào. Bởi vậy anh vẽ bằng miệng nhiều hơn bằng tay. Ban đầu rất khó nhưng lâu rồi cũng thành thuần thục. Thế nhưng chuyện anh đam mê quá mà bị rách quai hàm, ăn phải màu… là chuyện thường.
Cuộc đời của chàng họa sĩ nhiễm chất độc da cam vẽ tranh bằng miệng Lê Minh Châu đầy những gam màu buồn, u tối. Nhưng tranh của anh đầy những gam màu tươi sáng. Đắm mình vào nghệ thuật, Châu như con chim đang bay trên đôi cánh bình yên, bỏ lại sau lưng mọi dông bão.
Sinh năm 1991 tại Đồng Nai trong gia đình 4 anh em, Lê Minh Châu là người duy nhất bị ảnh hưởng chất độc da cam khi mẹ anh vô tình uống phải nguồn nước có nhiễm chất độc này. 6 tháng tuổi anh đã được gửi đến làng Hòa Bình tại BV Từ Dũ, TP.HCM. Mãi đến năm 12 tuổi Châu mới hay anh có một gia đình với những người thân ở ngoài kia.
26 tuổi, khi ai hỏi tới gia đình, anh đều ít nhắc tới. Trong những lần hiếm hoi về quê, nhà ở xã nhưng anh hay di chuyển lên thị trấn để ở. Rồi lại đi.
Họa sĩ Lê Minh châu
Hỏi anh có buồn không khi bị ba mẹ đem gửi đi như vậy, Châu chỉ cười: “Có một lần tôi về, ngồi trò chuyện với mẹ từ đêm đến tới gần sáng. Trong câu chuyện, mẹ rưng rưng khi phải để tôi sống một mình mà không giúp được gì. Tôi nhìn mẹ rồi lại nhìn bóng ba trầm ngâm đổ dài trên góc nhà. Chắc ông cũng không ngủ được.
Tôi biết gia đình mình khó khăn về tài chính nên không lo đầy đủ cho các con. Tôi không trách gì bố mẹ về điều đó.Tôi giờ đã ổn và gia đình vẫn thương yêu tôi. Tôi chỉ thấy yêu thương họ nhiều hơn”.
Bị ảnh hưởng chất độc dioxin, Châu mang trong mình những dị tật. Cơ thể anh dị thường, tứ chi bị teo. Chàng trai di chuyển bằng 2 đầu gối, bàn tay không cầm nắm được vật gì quá lâu.
Vậy mà anh cứ luôn miệng cười, nói với tôi chưa bao giờ anh mặc cảm về số phận. Anh đã từng nói “các bạn hãy nghĩ mình như bao người bình thường khác, hãy gắng sống cho chính bản thân, đừng dựa vào ai đó, đó không phải cuộc sống, chẳng hay ho gì khi chờ sự ban ơn từ người khác”.
Châu nói anh đọc nhiều sách về giá trị cuộc sống và thấy mình được nâng đỡ nhiều từ những ví dụ, triết lí hay trong đó. Anh rất thích một câu là: “Hãy nở nụ cười trên đôi môi, cho dù mọi hoàn cảnh nào chính bạn cũng sẽ vượt qua”.
Và để vượt qua hoàn cảnh, tự động viên chính mình, Châu tìm đến hội họa. Nhưng hội họa lại chọn anh.
Video đang HOT
Tay Châu rất yếu và có thể bị chấn thương bất cứ lúc nào. Bởi vậy anh vẽ bằng miệng nhiều hơn bằng tay. Ban đầu rất khó nhưng lâu rồi cũng thành thuần thục. Thế nhưng chuyện anh đam mê quá mà bị rách quai hàm, uống nhầm xăng dầu, ăn phải màu… là chuyện thường.
Với hầu hết các bức tranh, chuyện anh gãy cọ vẽ là thường xuyên. Nhiều bức to, Châu phải nằm lên đó, lăn lộn. Lắm lúc mệt, anh ngủ luôn trên tranh. Rồi bất chợt tỉnh giấc, chàng trai lại lao đến cây cọ vẽ, người bê bết màu do anh tự pha chế.
Là nghệ sĩ, Châu khá mạnh mẽ và cá tính. Anh thường không để ai giúp đỡ mà chỉ muốn họ đứng nhìn anh. Anh cũng chẳng ngại khi nói thẳng vào mặt ai đó khi họ làm anh bực tức. 16-17 tuổi Châu quyết định rời làng để sống tự lập dù chẳng một đồng dính túi.
Khi từ quê trở lại Sài Gòn, Châu từng làm việc ở xưởng giày dép một thời gian ngắn nhưng bị họ từ chối, nhiều áp lực cuộc sống, anh đã xin nghỉ việc và quẫn trí tìm đến cái chết.
Đó là lần đầu tiên anh khóc khi rơi vào bế tắc trong cuộc sống. Khoảng thời gian ấy với anh là đen tối nhất trong cuộc đời mình. Nhưng may sao, mẹ của một người bạn thân đã khuyên nhủ anh rất nhiều, vực anh đứng dậy.
Lần thứ hai Châu khóc là khi anh bị người ta giẫm đạp lên những tác phẩm nghệ thuật của mình. Anh không cho phép ai chà đạp lên những giá trị đó của bản thân.
Bản thân anh năm 2013 từng phải vay tiền để thuê một phòng nhỏ và vẽ tranh. Một người Canada đã cảm động và mua bức tranh đó với giá 3 triệu đồng dù anh chỉ đưa ra giá công cho bức tranh ấy đúng 1,5 triệu đồng. “Ông ấy nói tôi cứ giữ lấy để đầu tư cho đồ đạc và một vài chi phí nhỏ để duy trì phòng tranh. Điều đó làm tôi xúc động ghê gớm” – anh nhớ lại.
Và anh khóc cho riêng mình. Khóc khi đứng trước gương, hỏi tại sao số phận bất công với anh đến thế. Rồi bực bội, bí bách, anh đập phá đồ trong phòng tranh. Tất cả anh đều làm một mình. Khóc xong anh thấy mình mạnh mẽ hơn.
Sau những bức tranh đầu tiên ra đời tại LMC gallery ở quận 7, Châu giờ đã chuyển phòng tranh về quận 10. Với số tiền tích góp được qua nhiều năm, cuộc sống của anh không còn quá khó khăn như trước nhưng cũng không dư dả, chỉ đủ để anh trang trải sinh hoạt phí, mua dụng cụ vẽ và nuôi mấy con thú cưng bầu bạn cùng mình.
Bây giờ Châu đã chuyển về sống ở quận 10, TP.HCM và mở phòng tranh tại đây. Anh còn học thêm nghề thiết kế, học photoshop để kiếm thêm thu nhập.
“Cuộc sống với tôi như vậy là tạm đủ, tạm hài lòng rồi” – anh nói.
Chia sẻ về dự định tới đây, Châu cho biết anh dự định sẽ có các triển lãm quốc tế ở Nhật Bản, rồi đi Pháp và tiếp tới là đi Mỹ triển lãm tranh nghệ thuật đương đại.
Chàng trai trẻ cũng bật mí anh cũng đã và đang luyện thêm vốn tiếng Anh để 2-3 năm tới có thể sang Mỹ học chương trình đào tạo nghệ thuật theo một học bổng toàn phần.
Trước đó, khoảng thời gian ở làng Hòa Bình rồi năm 2013 khi mới mở phòng tranh, Châu còn nhận dạy vẽ cho trẻ em nước ngoài. Vì vậy anh tự tin và đầy quyết tâm mình có thể đủ điều kiện để sắp tới sang học tại đây, đeo đuổi nghề họa sĩ chuyên nghiệp.
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Nghị lực phi thường của chàng shipper không tay Lý Láo Lở
Dù không có đôi tay lành lặn nhưng chàng shipper (người vận chuyển hàng hóa) Lý Láo Lở (SN 1987, người Pạc Tà, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) vẫn có thể tự làm mọi việc, thậm chí đi xe máy cả trăm km để giao hàng. Công việc vất vả ấy đã đem lại cho Lở một niềm vui lớn lao và sự tự lập, vượt qua chính mình.
Bất kể khó khăn như thế nào, Lý Láo Lở cũng giao hàng đúng hẹn với khách. Ảnh:K.O
Cú sốc lớn khi mới 15 tuổi
Những ngày qua, hình ảnh một chàng trai trẻ cụt đến khuỷu cả hai tay điều khiển xe máy như người bình thường đi giao hàng khiến những ai chứng kiến không khỏi ngạc nhiên, thán phục. Không mấy ai biết Lý Láo Lở còn là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở A Mú Sung - vùng đất địa đầu Tổ quốc.
Chúng tôi gặp Lý Láo Lở (hay còn được gọi với cái tên thân mật khác là Anh Khang) khi đang ăn vội chiếc bánh mì để tiếp tục công việc trong ngày. Vừa ăn, đôi tay cụt lủn của Lý Láo Lở vẫn thoăn thoắt với băng dính, sổ sách và lướt đọc tin nhắn trên smartphone. Lý Láo Lở bảo: "Hôm nay nhiều đơn hàng nên đã 8 giờ tối mà mình vẫn chưa xong". Lý Láo Lở cho biết, sau khi tốt nghiệp đại học, chưa tìm được công việc ổn định, anh xin làm shipper giao hàng cho một cửa hàng bán hoa quả. Do đặc thù công việc nên ngày nào anh cũng phải đi hàng chục, có hôm cả trăm ki-lô-mét để giao hàng.
Công việc này rất vất vả, thường xuyên phải di chuyển trên đường, đối phó với nhiều mánh khóe lọc lừa... thế nhưng Lý Láo Lở vẫn cảm thấy rất vui. Bởi như Lở cho biết: "Tôi không phải phụ thuộc vào ai hết, nhờ có công việc này, tôi có thể tự lực kiếm sống qua ngày". Vừa gặm chiếc bánh mì, chàng trai người Dao bùi ngùi nhớ lại câu chuyện đời mình. Giơ hai cánh tay đã bị cụt quá khuỷu, Lý Láo Lở cho biết, trong một lần xách phích nước nóng đi giữa sân trường, anh không may bị nguồn điện cao thế từ phía trên phóng trúng. Tai nạn đó đã vĩnh viễn cướp đi của anh đôi tay lành lặn.
"Khi bị tai nạn, mình ngất đi. Cả làng bảo mình không sống được nên đừng cứu nữa, đưa về nhà để chôn cất thôi. Nhưng còn nước còn tát, người thân đưa mình xuống Viện bỏng ở Hà Nội điều trị. Mình may mắn qua cơn nguy kịch nhưng các bác sĩ đã phải cưa cả hai cẳng tay của mình đến sát khuỷu tay", chàng trai sinh năm 1987 nhớ lại.
Tỉnh giấc trong bệnh viện với đôi tay không còn lành lặn, Lý Láo Lở như một con người khác. Anh khóc nức nở bởi cơn đau da thịt và cơn đau tinh thần. Từ đó, mọi việc sinh hoạt cá nhân, anh đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình. Anh cũng chẳng dám đến lớp với đôi tay cụt lủn đến khuỷu vì sợ bạn bè trêu chọc. Con người, quan trọng nhất ở đôi bàn tay và hai con mắt, nhưng một nửa sự quan trọng ấy của Lý Láo Lở đã bị dòng điện cướp đi. Điều nữa, Lý Láo Lở đã bị mồ côi mẹ từ nhỏ, nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Ngày đôi tay mới bị cưa, anh đau đớn, tuyệt vọng, cảm nhận tương lai như đang đóng sầm lại trước mắt mình. Chán chường, tuyệt vọng, có lúc Lý Láo Lở cảm thấy mình bị trầm cảm, không còn có thể vui vẻ như bạn bè đồng trang lứa.
Tuy nhiên, khi nỗi đau đã vơi đi, trong Lý Láo Lở đã có một suy nghĩ rất người lớn và điều mà anh luôn nghĩ là không muốn biến mình thành gánh nặng của gia đình. Chấp nhận số phận nhưng không đầu hàng số phận, Lở bắt đầu luyện tập. "Mất 5 tháng, đôi tay mình dần hồi phục, còn về mặt tinh thần và tập luyện cho nó có thể làm việc được, mình cũng không nhớ là bao lâu nữa".
Tốt nghiệp đại học, ra đời tự bươn trải
Từ chỗ phải nhờ mọi người trong nhà giúp đỡ tất cả sinh hoạt cá nhân, Lý Láo Lở đã có thể tự làm mọi chuyện. "Chuyện gì không làm được, mình cứ cố thử 1-2 lần, đến lần thứ 3, thứ 4 thì khá hơn và dần dần làm thành thạo".
Giơ đôi tay nhỏ bé, teo tóp của mình lên, Lý Láo Lở khoe: "Trông nó nhỏ bé vậy thôi nhưng rất khỏe, tôi có thể làm đủ thứ việc mà một người bình thường có thể làm được". Bằng chứng chính là việc ngày nào anh cũng bon bon trên đường, xách những túi hàng nặng đi giao cho khách. Anh đang chứng minh cho mọi người thấy rằng, anh "tàn nhưng không phế". Mất 3 năm sau ngày tai nạn, Lở mới có thể quay trở lại trường học. Dù với đôi bàn tay không lành lặn nhưng anh vẫn có thể theo kịp bạn bè. Lý Láo Lở tự nhủ: "Nếu các bạn cố gắng một thì mình phải cố gắng mười, nhất định không được chùn bước".
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh thi đỗ và chuyển lên Hà Nội theo học một trường cao đẳng nghề. Tuy nhiên sau một thời gian theo học, anh cảm thấy con đường ấy không phù hợp với bản thân. Anh tiếp tục dùi mài kinh sử, quyết tâm thi lại, vào ngành Khoa học quản lý, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn với hy vọng sau khi ra trường sẽ có một công việc ổn định, giúp đỡ gia đình. "Gia đình khó khăn, mình đi học được là nhờ ba nuôi người Hàn Quốc giúp đỡ và làm thêm để trang trải cuộc sống", Lý Láo Lở kể.
Sau 4 năm học, chàng trai người Dao ấy đã tốt nghiệp loại khá. Hào hứng cầm hồ sơ xin việc nhiều nơi nhưng anh chỉ nhận được những cái lắc đầu. "Có lẽ nhìn mình với đôi tay này, họ nghĩ mình sẽ chẳng làm được việc gì nên hồn đâu nên không dám nhận. Mới đầu khi xin làm shipper, người ta cũng không tin mình sẽ làm được. Nhưng bây giờ thì mình có nhiều khách hàng lắm, mọi người cũng bắt đầu tin tưởng mình nhiều hơn" Lở tâm sự.
Để bắt đầu công việc, Lý Láo Lở mua lại chiếc xe máy cũ với số tiền dành dụm hai triệu đồng, anh nhờ người chế lại xe theo ý mình để có thể dễ dàng hơn trong điều khiển. Đến bây giờ, khi mọi thứ đã quen thuộc, mỗi ngày, anh đi hàng chục, thậm chí cả trăm km để mưu sinh. Mới làm nghề được khoảng ba tháng, song anh đã được nhiều đồng nghiệp giúp đỡ và luôn hoàn thành tốt công việc. Đã nhận đơn của khách thì dù bất kể ngày nắng hay mưa, chàng trai ấy đều lên đường. Ngày nào anh cũng ra khỏi nhà từ sáng sớm và trở về khi trời đã tối. Làm shipper, anh cũng gặp phải không ít khó khăn, có khách nhìn thấy Lý Láo Lở khiếm khuyết đôi tay nên hủy đơn, không nhận nữa. Những lúc đó, Lở có buồn nhưng quyết không bỏ cuộc.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, Lý Láo Lở bảo "vẫn cảm thấy vui vì ít ra mình còn sống có ích, tự lo được cho bản thân và không trở thành gánh nặng cho người khác". Nói về dự định cho tương lai, anh bảo nhiều lắm. Nghề shipper chỉ là một công việc tạm thời. Mới đây, một công ty chuyên buôn bán hoa quả sạch đã hẹn gặp anh và hứa sẽ đào tạo anh thành một nhân viên marketing online. Điều đó làm Lý Láo Lở rất vui và hy vọng, tương lai sau này của mình sẽ ngày càng tươi sáng hơn.
"Khiếm khuyết là điều không ai muốn. Ranh giới giữa mặc cảm và hòa nhập không phải ai cũng có thể vượt qua. Mình chỉ muốn nói với những người đồng cảnh ngộ rằng hãy cứ sống là chính mình, sống có ích mỗi ngày, bạn sẽ tự hòa nhập", Lý Láo Lở chia sẻ.
Theo Kim Oanh (Báo Gia đình xã hội)
Thanh niên bị pháo nổ vỡ quai hàm trước thềm năm mới Tham gia đêm hội tại quảng trường nhà hát lớn Hải Phòng, Đức Anh bất ngờ bị một quả pháo lao trúng mặt, pháo nổ vỡ quai hàm. Tham gia đêm hội tại quảng trường nhà hát lớn Hải Phòng, Đức Anh bất ngờ bị một quả pháo lao trúng mặt, pháo nổ vỡ quai hàm. Chiều 1/1, nguồn tin từ Bệnh viện...