Nghị lực mùa thi: Niềm khát học của nam sinh trưa quét dọn, tối làm thuê
Sáng nhịn đói đi học, trưa ở lại quét dọn vệ sinh ở trường, tối đạp chiếc xe lọc cọc đến quán nhậu làm thêm, những cực khổ không ngăn được ước mơ tiếp tục đến trường và nỗ lực luôn học giỏi của Thường.
Nguyễn Minh Thường, cậu học sinh nghèo ham học . ẢNH: THÚY HẰNG
Nguyễn Minh Thường, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Củ Chi, nhỏ bé hơn bạn bè đồng trang lứa ở tuổi 18. Em cao chưa đến 1,6 m và nặng chừng 43 kg, nhưng ở ấp Xóm Chùa, xã Tân An Hội, H.Củ Chi, TP.HCM, không ai không biết em. “Thằng bé nó nghèo mà học giỏi lắm. Hai chị em côi cút nuôi nhau mà nó ngoan ngoãn, siêng năng vô cùng”, bà Hai, người phụ nữ tình cờ gặp trên đường vào nhà Thường nói với chúng tôi.
“Không cha, không mẹ như đờn không dây”…
Bên chiếc ghế đá ở góc sân, nơi nhìn ra bát ngát cánh đồng, Thường kể về hoàn cảnh éo le của mình.
Mọi sự đóng góp, ủng hộ giúp em Thường, quý vị độc giả vui lòng gửi về: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên . Số tài khoản: 1471000.000.0115 – Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ em Nguyễn Minh Thường; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến em Thường trong thời gian sớm nhất.
Cha mẹ Thường ly hôn, cha bỏ đi từ 9 năm trước, mẹ em vì thiếu nợ chồng chất nên cũng bỏ nhà đi biệt tích đến nay đã 6 năm, không một hồi âm. Chị gái Thường tên Nguyễn Thị Diễm Kiều, 29 tuổi, tốt nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Sau thời gian làm đủ công việc ở Q.12, H.Hóc Môn, chị đang là quản lý tại một tiệm cà phê ở H.Củ Chi. Nhà chỉ có 2 chị em, Thường thương chị lúc nào cũng vất vả ngược xuôi.
“Chị đi làm từ sáng sớm, ngày nào phải tăng ca, làm thêm, có khi tối muộn mới về. Chị giản dị lắm, có lương là mua đồ ăn ngon về cho em ăn. Chị lúc nào cũng động viên em phải ráng học, chị sẽ cố hết sức để lo cho em vào ĐH”, Thường kể.
Thường không muốn chị phải lo toan hết mọi chi phí sinh hoạt, học phí cho mình. Nhiều lần em đi xin việc làm thêm ở các nơi nhưng đều bị lắc đầu, do chưa đủ 18 tuổi. May mắn, có một quán nhậu cách nhà chừng 5 km cần người chạy bàn, dọn dẹp. Ba năm qua, trừ mùa dịch này, cứ khoảng 5 giờ chiều, cậu học trò nhỏ thó lại đạp chiếc xe lọc cọc, xuyên qua cánh đồng và nghĩa trang để tới quán rồi làm đến tận 11 giờ đêm. “6 tiếng làm việc, em được trả 90.000 đồng, lúc nào đói quá thì xem khách có bỏ thừa đồ ăn gì không rồi mình ăn. Có hôm đi về gặp trời mưa, đạp xe ngã lăn ra đường”, Thường kể.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, từ năm lớp 10, em đã xin các thầy cô trong Trường THPT Củ Chi cho em được dọn vệ sinh các phòng học chức năng, phòng thực hành của trường để được miễn giảm học phí. Thầy cô thương nam sinh nghèo hiếu học nên tạo điều kiện giúp đỡ. Tan học, cậu học trò nhỏ bé ở lại quét lớp, lau sàn, kê lại bàn ghế cho thật ngay ngắn. Sự lao động chăm chỉ này đã giúp Thường được giảm tới 90% học phí trong suốt 3 năm THPT, số tiền không nhỏ với hai chị em.
Cô Lê Thị Phượng, 50 tuổi, dì ruột của Thường, nhà ở cách đó vài bước chân, thở dài: “Có hôm nó đi học về kêu đói quá dì hai, dì có gì cho con ăn với, thế là bới cho cháu một tô, nhà có gì ăn nấy. Tôi thương các cháu mà mình cũng nghèo quá, chỉ biết động viên. Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn không dây”.
Dường như không khó khăn nào cản trở Thường học giỏi . THÚY HẰNG
Chàng trai học giỏi nức tiếng
Chông gai như thế, nhưng chưa lúc nào Thường nghĩ đến chuyện từ bỏ việc học. Suốt 12 năm học, Thường đều là học sinh giỏi. Năm lớp 12, Thường đoạt giải ba kỳ thi học sinh giỏi cấp TP môn tiếng Anh. Không có tiền đi học thêm ở các trung tâm như nhiều bạn bè ở TP, đa số Thường chỉ tự học trên internet nhưng em rất siêu ngoại ngữ, thành thục tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thường chọn khối A1 (tổ hợp toán, lý, tiếng Anh) để thi ĐH và quyết tâm thi đậu Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm học này, điểm trung bình các môn của em là 9,0. Trong đó, môn tiếng Anh là 9,99; môn toán 9,5 và môn vật lý cũng 9,5.
“Năm em học lớp 3, khi ba mẹ còn đủ đầy, ba có mua một cái máy vi tính về cho 2 chị em, lúc đó em thích lắm, ngày nào cũng tò mò. Máy vi tính đó hỏng lâu rồi, bây giờ em chỉ có một chiếc điện thoại để học trực tuyến và tự tìm hiểu các kiến thức”, Thường buồn bã kể.
Thường tâm sự, sáng nào em cũng nhịn đói đi học, có nhiều lúc buồn tủi nhất như đi bưng bê đồ ăn cho người ta bị chửi mắng, nhưng chưa lúc nào em oán trách ba mẹ. “Dù thế nào, ba mẹ cũng sinh em ra, cho em có mặt trên đời này. Em chỉ mong thi đậu ĐH, đi làm gia sư, làm thêm để sau này có điều kiện báo đáp công ơn chị gái. Em mong được gặp lại ba mẹ, báo hiếu cho ba mẹ”.
Còn cô Phượng, dì của Thường, thì rưng rưng: “Thấy Thường học giỏi mà tôi càng xót, càng thương. Rồi sau này cháu có đậu ĐH thì cũng không biết lấy đâu ra tiền để đóng học phí cho cháu 4 năm. Mong có ai đó hảo tâm nâng đỡ cho cháu. Cháu thông minh, sáng dạ, sẽ không bao giờ phụ lòng mọi người”.
Xót xa lời nói cuối cùng của nam sinh Nghệ An mất vì cứu bạn đuối nước
"Anh N. nói đùa rằng, chiều nay đi biển mà từ tối qua đến giờ cứ bồi hồi, háo hức không ngủ được", không ngờ đây lại là lời nói cuối cùng của chàng sinh viên Khoa Công nghệ thông tin (trường Đại học Khoa học Tự nhiên Huế) trước khi không qua khỏi do cứu sống 3 nữ sinh bị sóng biển cuốn trôi.
Dù sự việc đã xảy ra từ chiều hôm 30/4 nhưng cho đến nay, câu chuyện thương tâm liên quan đến tấm gương "anh hùng" trẻ hy sinh thân mình vì người khác vẫn luôn làm người nghe phải xúc động mỗi khi nhắc tới.
Chân dung nam sinh Nghệ An đuối nước thương tâm khi lao ra biển cứu bạn. (Ảnh: FB N.V.N)
Theo báo Vietnamnet , mới đây, một trong số những em may mắn sống sót, hiện đang được điều trị ở Khoa Nội tiết - Thần kinh hô hấp (Bệnh viện Trung ương Huế) đã kể lại khoảnh khắc đáng nhớ ngày hôm ấy. Trong đó, nghẹn ngào và chua xót nhất chính là những lời nói cuối cùng của em N.V.N. ngay trước khi sự việc đau lòng xảy ra. Đến khi tỉnh dậy, Tr. vẫn chưa hết bàng hoàng bởi mọi thứ diễn ra quá nhanh, khiến tất cả không kịp trở tay.
Cũng theo em Hoàng Thị Tr. (sinh viên Đại học Ngoại Ngữ Huế) nhớ lại, vào khoảng 14h10 ngày 30/4, Tr. cùng nhóm bạn học gồm 20 người đã lên kế hoạch và tổ chức đi tắm biển Thuận An nhân dịp nghỉ lễ.
Trên đường đi, Tr. và N. ngồi cùng 1 xe. Trong lúc di chuyển, nam sinh Nghệ An có đùa vui với cô bạn rằng: "Chiều nay đi biển mà từ tối qua đến giờ cứ bồi hồi, háo hức không ngủ được. Em không ngờ, anh ấy lại ra đi vĩnh viễn như vậy".
Nữ sinh Tr. vẫn chưa thể tin được những gì xảy ra. (Ảnh: Vietnamnet)
Ngoài ra, cô gái này cũng cho biết, cả nhóm đi chơi không hề sử dụng các chất có cồn trước khi xuống tắm biển. Tuy nhiên, khi Tr. cùng 2 nữ sinh khác chuẩn bị đi lên bờ thì bất ngờ sóng biển cuốn ra xa.
Do sóng đánh quá nhanh, thấy bạn chới với kêu cứu, N. đã không màng đến tính mạng, vội lao xuống biển cứu người. Tuy nhiên, do kiệt sức, chính bản thân N. phút cuối đã thiệt mạng. Sau 30 phút tìm kiếm, chàng trai 23 tuổi được đưa lên bờ trong tình trạng nguy kịch và qua đời sau đó chỉ vài phút.
Nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng, Tr. nghẹn ngào trả lời báo Vietnamnet : "Lúc tỉnh dậy, tôi mới biết mình được anh N. cứu sống và đang được mọi người đưa vào bệnh viện cấp cứu".
Hình ảnh tươi cười rạng rỡ của nam sinh trước khi qua đời, không ngờ đó lại là lần cuối... (Ảnh: FB N.V.N)
Sự ra đi của N. đã để lại không ít niềm xót xa cho bạn bè và người thân. Bởi, cậu là con thứ 6 trong gia đình có 8 anh chị em ở huyện Quỳnh Lưu, (Nghệ An), vốn được mọi người nhận xét là vui vẻ, hoà đồng và rất ngoan ngoãn. Gia đình của N. thuộc diện khó khăn nhiều năm liền, bố mẹ già cũng chỉ làm thuê qua ngày.
Khó khăn chồng chất vất vả, cách đây 3 năm, bố nam sinh còn không may bị đột quỵ rồi liệt nửa người. Thế nhưng, vượt lên tất cả, họ vẫn cố gắng để con mình được bước chân vào giảng đường đại học. Chàng thanh niên chỉ còn 1 năm nữa là tốt nghiệp, sắp được đền đáp công ơn của cha mẹ, vậy mà...
Được biết, trước hôm xảy ra sự việc thương tâm, N. vừa xin tiền anh trai để đóng học phí và sinh hoạt. Tiền vừa kịp chuyển đi thì N. đã gặp chuyện. Không khí tang thương bao trùm căn nhà nhỏ. Nỗi đau của những người ở lại vẫn chưa nguôi ngoai phần nào. Người nhà của các nữ sinh được cứu hiện cũng đã ra Nghệ An để thắp nén nhang và chia buồn với gia đình cậu bạn dũng cảm.
Việc làm của N. được tôn vinh, nhưng với gia đình nam sinh thì nỗi đau vẫn còn đó. (Ảnh: Thừa Thiên Huế)
Trước N., nhiều tấm gương "quên mình cứu người" cũng được lan tỏa trong cộng đồng. Một trong số đó phải kể đến "người hùng" ở Quảng Nam đã hết mình cứu sống 3 em học sinh bị nước cuốn trôi vào tháng 2/2021.
Theo đó, lúc đang đi dạo bờ biển, anh T.V.T đã phát hiện có 4 em học sinh kêu cứu dưới nước. Ngay lập tức, chàng trai trẻ lao vội xuống biển, cố gắng tiếp cận và cứu 3 em đưa vào bờ, còn 1 em do bị sóng đánh quá xa nên không qua khỏi. Được biết, các em là học sinh lớp 6 trường THCS Lê Ngọc Giá (phường Điện Dương). Sau khi sự việc xảy ra, cả anh Tròn và 3 em nhỏ vẫn chưa hết bàng hoàng.
Chân dung chàng trai dũng cảm T.V.T. cứu được 3 em nhỏ và bản thân cũng may mắn an toàn (Ảnh: Chụp màn hình)
May mắn hơn N., anh T. không gặp sự cố gì đáng tiếc, nhưng qua cả hai câu chuyện trên rút ra được bài học cho những người trẻ hiện nay, hãy vui chơi thật an toàn, bởi chỉ cần 1 phút giây sơ sẩy, sẽ phải đánh đổi nhiều điều đắt giá.
Đừng quên đọc thêm nhiều tin tức khác tại YAN nhé!
Trao 30 phần quà Tết cho học sinh nghèo hiếu học ở Tịnh Biên Sáng 5-2, Ban Giám hiệu Trường THPT Tịnh Biên (Tịnh Biên, An Giang) phối hợp thượng tọa Thích Thiện Thành, trụ trì chùa Kim Tiên tổ chức trao 30 phần quà Tết cho các em học sinh nghèo, hiếu học của trường. Tặng quà Tết các học sinh Mỗi phần quà gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm giá trị 500.000 đồng, nhằm...