Nghị lực mạnh mẽ của chàng trai không tay người Dao
Tai nạn năm lớp 8 đã cướp mất đôi tay của chàng trai mồ côi người Dao Lý Láo Lở, nhưng điều đó không thể cản trở cậu đến với giảng đường đại học.
Lý Láo Lở sinh năm 1987, mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi quê tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Cậu bị điện giật trong lúc lao động tăng gia tại trường nội trú khi học lớp 8. Tai nạn này đã cướp mất phần lớn hai cánh tay của cậu.
Hiện, Lý Láo Lở hiện là sinh viên năm thứ nhất (lớp K57) Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Hàng ngày, Lở đi học bằng xe buýt.
Cậu trọ học trong căn gác chưa đầy 10m2 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
Sau tai nạn, để được đi học lại Lở đã quyết tâm tập viết với phần còn lại của đôi tay. Lúc ban đầu, việc tập viết khiến vết thương cũ bật máu, nhưng không làm Lở nản lòng.
Video đang HOT
Từ những nét chữ nguệch ngoạc ban đầu, bây giờ Lở có thể viết khá nhanh.
Ngoài ra Lở cũng có thể sử dụng máy tính. Khi thử sức với chiếc máy tính xách tay của cậu bạn cùng lớp, Lở rất thích thú vì bàn phím không gây đau như sử dụng máy để bàn. Lở rất muốn có một chiếc máy tính cá nhân để được học tin học và tiếp nhận những kiến thức mới.
Sợ phải phiền mọi người, Lở rèn luyện để có thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày.
Lở có thể làm được mọi việc như thay quần áo, vệ sinh cá nhân, sử dụng điện thoại…
Khi bận học, Lở sẽ ăn cơm bụi. Nhưng nếu có thời gian cậu sẽ nấu cơm để ăn ở nhà.
Thường ngày, Lở rất thích đọc sách.
Tuy nhiên nhiều lúc việc cầm cuốn sách bằng phần còn lại của cánh tay cũng khiến cậu mệt mỏi.
Để tiết kiệm chi phí, Lở ở ghép cùng cậu bạn mới quen tên Long, quê Hưng Yên.
Lở chia sẻ, mới xuống Hà Nội, điều mà cậu thích thú nhất chính là phở Hà Nội.
Lở hi vọng, khi tốt nghiệp cậu có thể trở về quê để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.
Theo Dantri
Trùm "thảo khấu" kể chuyện quay về nẻo sáng
Người đời vẫn bảo "sa ngã có năm bảy đường nhưng hoàn lương chỉ duy một lối", và thật may, tôi đã kịp quay lại theo lối duy nhất ấy...
Sinh năm 1969, là thứ 6 trong 8 anh chị em của một gia đình người Dao ở vùng còn nhiều hủ tục, chỉ có anh cả được chăm lo, còn các con thứ bị bỏ mặc. Không được dạy dỗ nên từ nhỏ tôi sống du đãng, và nhanh chóng trở thành đại ca của đám trai bản. Tụ tập rượu chè, quậy phá, cướp bóc... quãng đời thanh niên của tôi gắn liền với các tiền án, tiền sự.
Lần vào trại giam đầu tiên kéo dài 2 năm, sau khi mãn hạn, tôi bỏ nhà đi lang thang khắp nơi nhưng vẫn tay trắng trở về và quay lại con đường làm trùm "thảo khấu" ở quê.
Anh Phủ hồi tưởng lại quá khứ.
Rồi tôi gặp người phụ nữ của cuộc đời mình. Cô thôn nữ quê nghèo dù biết lai lịch của người yêu, nhưng nghe lời hứa sẽ hoàn lương của tôi đã không đắn đo, gật đầu đồng ý gắn bó cuộc đời với tôi. Bước vào hôn nhân với hai bàn tay trắng, nghề nghiệp bằng không nên tôi ngày càng lún sâu vào con đường bất chính. Nơi tôi ở cạnh khu du lịch Ao Vua luôn đông khách nên chẳng khó khăn gì trong việc kiếm tiền, bằng cách chỉ đạo đàn em móc túi, lừa khách, thu phí bảo kê... Kiếm được bao nhiêu tiền, tôi nướng vào ăn chơi, thậm chí còn vơ luôn cả những khoản tích cóp mồ hôi, công sức của vợ.
Thế rồi tôi và đàn em bị bắt trong một vụ cướp của, bị kết án 7 năm tù, giam tận Nghệ An. Lúc này thực sự tôi mới biết thương người vợ trẻ tần tảo, bụng mang dạ chửa vẫn phải băng rừng tháng tháng tiếp tế cho chồng.
Do cải tạo tốt, tôi được mãn hạn từ 2 năm, trở về đúng lúc địa phương có chủ trương giao đất, giao rừng. Để tránh xa cám dỗ, tôi xung phong đưa vợ con vào sâu trong sườn núi Yên Sơn (xã Ba Trại) khai hoang làm trang trại. Khó có thể kể hết gian khổ những ngày đầu lập nghiệp với túp lều tranh giữa một vùng toàn cỏ lau, cây dại. Tôi nhiều lần định xuống núi, may mà vợ tôi cản lại. Cô ấy dùng đủ mọi cách, thậm chí dọa tự tử nếu tôi xuống núi.
Rồi cô mua sách hướng dẫn trồng cây, làm VAC... về để vợ chồng cùng tham khảo, chỗ nào không hiểu thì đi tìm cán bộ khuyến nông hỏi. Cứ thế vừa học, vừa làm, qua một vụ, hai vụ... rồi tôi cũng thành công.
Giờ đây, tôi đã có trong tay cơ ngơi thuộc diện khá trong vùng, một trang trại tổng hợp với trên 1.000 gốc bương lấy măng, gần 4.000 gốc bạch đàn, chè Ô long và quế, cùng với hệ thống chuồng nuôi lợn, gà thịt... Tôi thu về mỗi năm không dưới 500 triệu đồng. Không chỉ tạo lập cơ nghiệp cho bản thân, tôi còn cảm hóa đám đàn em cũ, tạo công ăn việc làm lương thiện, cho vay vốn để họ làm lại cuộc đời.
Anh Triệu Tiến Phủ (thôn Yên Sơn, xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội)
Theo Dân Việt
Những phố 'hàng' tân thời đất Hà thành Hà Nội xưa nổi tiếng với 36 phố phường bán những mặt hàng theo từng tên phố. Hà Nội ngày nay cũng hình thành những con phố kinh doanh chuyên biệt Phố đồ nướng Mã Mây Phố Mã Mây là điểm hẹn lý tưởng của các thực khách yêu thích các món nướng vỉa hè. Các quán đồ nướng ở đây thường tấp...