Nghị lực của những mảnh đời khuyết tật
Những mảnh đời khuyết tật không mặc cảm, thường xuyên lao động sản xuất có thu nhập ổn định nuôi cả các thành viên khác trong gia đình.
Chú Nguyễn Tôn Định, ở phường An Lạc, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, là một trong số người khuyết tật có nghị lực như vậy. Chú Định cho biết, chú đã trải qua 64 năm với đời sống khiếm khuyết. Bởi số phận không mỉm cười với chú, khi năm chú được tròn 1 tuổi, trận sốt bại liệt đã khiến 2 đôi chân bị liệt hoàn toàn; không thể đi đứng bình thường như bao người.
Một vài học viên khuyết tật khiếm thính, khuyết tật vận động, vừa học vừa làm tại cơ sở của cô Hoa.
Chú Định bồi hồi nhớ lại: “Gia đình chú nghèo, lại đông anh em nên cuộc sống càng vất vả hơn. Tuy vậy, chú vẫn cố gắng đến trường và hoàn thành xong cấp III mặc cho bạn bè xa lánh, cười chê. Đến lúc chú hoàn thành xong cấp III, ước mơ làm luật sư đã không thành vì chú không có điều kiện để học lên đại học mà phải đi xin việc làm để chia sẻ khó khăn cùng gia đình”.
Theo chú Định, lúc đó dường như chú mất hết niềm tin vì nhiều người xa lánh chú; do ngoại hình khiếm khuyết nên lúc đó việc tìm công việc ổn định và đúng sở thích là một điều vô cùng khó khăn.
Chú Định luôn tươi cười, vui vẻ trong công việc và lạc quan trong cuộc sống.
Tuy nhiên, nỗi đau rồi cũng dần vơi đi, chú vượt lên mặc cảm và cả nỗi đau ấy mài mò học ngoại ngữ rồi đến học nghề điện tử, làm đủ mọi nghề từ nghề điện tử đến bây giờ là nghề đan móc để kiếm sống qua ngày nhưng trong tiềm thức của chú vẫn mong muốn mình có thể đóng góp một phần niềm vui nhỏ bé nào đó cho những mảnh đời khốn khổ hơn mình.
Chú Định cười vui cho biết thêm, ở tuổi cao sức yếu, với 2 đôi chân không đi đứng được, chú buộc phải tìm việc nhẹ phù hợp với mình dù thu nhập chưa cao.
“Cơ duyên, bước đầu nó cũng loạng choạng lắm, kim cũng đâm vô tay nhưng mà với nghị lực của mình cố gắng vượt qua chính mình. Cái này cũng đâu đến nỗi gì khó khăn lắm đâu, được sự chỉ bảo tận tình, và mình chăm chú làm thì từ từ cứng cũng thành mềm. Tay chú cứng lắm nhưng bây giờ uyển chuyển và dẻo lắm rồi”, chú Định chia sẻ.
Vui vẻ, lạc quan và cả sự niềm nở khi gặp Chị Thuấn tại nhà thực hiện công đoạn đan móc của mình.
Một trường hợp khác cũng khiến bao người cảm phục vì nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Gặp chị trong ngôi nhà đơn sơ, gọn gàng, ngăn nắp, chị Nguyễn Thị Thuấn, 47 tuổi, ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Chị Thuấn kể, từ lúc sinh ra, chị đã không có được một cơ thể lành lặn như bao người khác. Đến nay, trải qua hơn bốn mươi năm sống trong cơ thể khiếm khuyết vì di chứng chất độc da cam, chị đã nhiều lần tủi thân, mặc cảm vì đôi chân teo tóp, không thể đi lại, sinh hoạt bình thường như mọi người, lúc nào cũng phải dựa vào người mẹ và anh chị em của mình.
Chị Thuấn cho biết thêm, không muốn cả cuộc đời bị bó hẹp với bốn bức tường, không muốn sống như thân tầm gửi, chị quyết tâm đi học nghề kiếm cho mình một việc làm “dựa lưng” để có thể tự nuôi bản thân, vừa phụ giúp gia đình. Trước đây, chị cũng từng làm qua nghề chấm sửa hình ảnh thủ công, đến nay chuyển sang nghề Đan móc. Có lẽ, đối với một phụ nữ bình thường mà nói, đan móc là công việc khá nhẹ nhàng, nhưng với chị thì khác.
Video đang HOT
Các sản phẩm được làm ra.
Dù khó khăn, nhưng chị vẫn luôn nhắc nhở bản thân không được bỏ cuộc mà phải cố gắng, không ngừng cố gắng đến khi nào làm được mới thôi. Hằng ngày, chị ngồi móc từng sản phẩm như: móc khóa, túi xách, nón, miếng lót ly…
Chị Thuấn chia sẻ thêm, bước đầu, sau khi học xong nghề Đan móc thủ công, chị mạnh dạn đến Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hoa Đan Móc, ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều để xin việc làm.
“Ba mẹ mất rồi, mình cố gắng làm để mình lo cho bản thân mình. Cái nào còn sức khỏe mình làm mình lo cho mình để anh em khỏi lo. Bây giờ, mình làm cũng đủ rồi nhưng mình cố gắng làm nhiều khi tích lũy phần nào để đó cũng tốt. Làm vui lắm, nghỉ nó buồn, cứ làm, thì mình cũng mong có công việc làm hoài ổn định vậy hoài là tốt lắm. Thấy mình làm như vậy cũng đủ sống rồi, để nhà nước lo cho người khác nữa”, chị Thuấn nói.
Một vài sản phẩm, trong số 50 loại sản phẩm được tạo ra từ chính bàn tay khéo léo của những người khuyết tật.
Cô Lê Thị Hồng Hoa, chủ cơ sở, kiêm giáo viên dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật, tại Cơ sở dạy nghề Hoa Đan Móc, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Cô luôn trăn trở tìm cơ hội để mở rộng cơ sở dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật, thu nhận thêm nhiều học viên, thiết kế thêm nhiều mẫu mã, làm phong phú thêm cho sản phẩm đan móc tinh tế do những học viên khuyết tật giàu nghị lực để họ có thêm thu nhập ổn định.
Cô Hoa cho biết, những người khuyết tật là những con người giàu nghị lực và luôn vươn lên trong cuộc sống với những ước mơ cao đẹp. Chính vì vậy, ý định tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật trong cô lóe sáng, và quyết định xin vào làm giáo viên dạy nghề ở Trường Dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ, từ năm 2003. Cô Hoa chia sẻ thêm, các em rất siêng năng và ham học. Mặc dù, có nhiều khiếm khuyết, nhưng rất cố gắng, điều đó làm cho cô vô cùng cảm phục:
“Nhiều khi cô lên cô dạy, cô chảy nước mắt; sự cố gắng của họ, họ rất siêng năng, chăm chỉ. Coi như họ tự lực được có niềm tin mà ta không mặc cảm. Nhiều khi, cô đi bán nghe nhiều người khen là người khuyết tật mà làm được nhu vậy, cho nên ta cũng rất là sẵn sàng ủng hộ. Cũng mong muốn, công việc này, cô cũng dành riêng cho người khuyết tật, để họ có việc làm ổn định bằng công sức lao động, để họ kiếm sống.”
Thực tế, vẫn còn nhiều mảnh đời khuyết tật khác đang từng ngày phải vượt lên nỗi đau để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Với những tấm gương vượt lên số phận như chú Nguyễn Tôn Định và chị Nguyễn Thị Thuấn mà chúng tôi vừa kể, rất đáng được mọi người cảm phục. Tin rằng, với nghị lực, sự lạc quan và sự chung tay của cộng đồng, sẽ giúp họ tiếp tục có thêm niềm tin để sống vui, sống khỏe, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội./.
Theo Thanh Tú/VOV-ĐBSCL
Con trai GS Hoàng Tụy: Nhớ Ba - người cha, người thầy, đồng nghiệp
GS Hoàng Dương Tuấn (ĐH Công nghệ Sydney, Úc) đã gửi đến Tuổi Trẻ đôi dòng cảm xúc về cha - GS Hoàng Tụy - nhân dịp 92 năm sinh nhật GS Hoàng Tụy (7-12).
Ảnh chụp GS Hoàng Tụy và gia đình GS Hoàng Dương Tuấn tại Nagoya (Nhật Bản) năm 2002, khi GS Hoàng Tụy sang thăm cháu gái - Ảnh: GS Tuấn cung cấp
Tuổi Trẻ giới thiệu lời tâm tình này để chúng ta cùng hiểu hơn và cùng nhớ về một người đáng kính - GS Hoàng Tụy.
"Những thành công trong khoa học của ông là kết quả của cuộc trường chinh trong khoa học bằng tất cả sức lực và sự đam mê trong sáng. Hãy sống hết mình với những đam mê và thành công sẽ đến, dù nhiều lúc có thể muộn màng."
GS Hoàng Dương Tuấn nhắc lại lời cha mình - GS Hoàng Tụy - nói trong dịp 90 năm sinh nhật.
"Ba mẹ tôi có bốn người con, tôi là con thứ ba. Một trong những công trình để đời của ông - lý thuyết quy hoạch lõm - được đưa ra đúng năm 1964 khi tôi ra đời. Sau này, ông kể đó là một trong những thời gian khó khăn nhất của cuộc đời làm khoa học của ông, khi ông "bị đấu lên bờ xuống ruộng" khiến có những lúc rất nản. Nhưng nghị lực đã giúp ông tập trung làm khoa học. Với ông, "cứ vùi đầu làm khoa học, bỏ ngoài tai mọi chuyện khác, phớt lờ, quên bớt đi, rồi cuối cùng sẽ vượt qua được khó khăn".
Tôi và Ba sống ở hai nước khác nhau từ khi tôi sang Liên Xô du học năm 18 tuổi. Những năm tháng tuổi học trò của tôi ở Hà Nội, nhà rất chật. Có hai phòng nhưng một phòng toàn là sách của ông, nơi ông làm việc từ sáng rất sớm đến đêm rất muộn. Tôi chưa thấy ai lao động trí óc giản dị, cần cù, tận tụy như vậy và làm được liên tục trong 70 năm liền! Dường như ông sinh ra để làm việc.
Ông ít có thời gian để trông coi các con. Năm lớp 6 và lớp 7, mỗi khi bị nhà trường bắt viết bản kiểm điểm là bao giờ tôi cũng cố viết một trang mặt trước, dành trang sau cho chữ ký phụ huynh, lựa lúc ông đang tập trung nhất thì đưa mặt sau đó nhờ "Ba ký cho con cái này". Giao lưu chính của ông với các con có lẽ ở những bữa ăn hằng ngày. Ông luôn nói "ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn" và quan trọng là không phải sống bao lâu, mà cuộc sống có ý nghĩa như thế nào, để lại được cái gì cho đời. Tôi vẫn nhớ ông nói người ta nhớ Newton, chứ mấy ai nhớ tên ông vua nào thời đó.
GS Hoàng Tụy nhận giải thưởng "Giáo dục" từ tay bà Nguyễn Thị Bình - nguyên phó chủ tịch nước CHXHCN VN, chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh - năm 2011 - Ảnh: TT
Những câu chuyện về toán học của Ba luôn cuốn hút, làm tôi coi con đường làm toán là chuyện khá tự nhiên của đời mình. Ông kể về nhà toán học Galoa mất năm 19 tuổi mà đã để lại cho đời đại số Galoa hấp dẫn tới mức là hồi đó, tôi đã coi Galoa là thần tượng và ước ao chỉ cần sống đến 18-19 tuổi nếu làm được cái gì có ý nghĩa.
Có những lúc tôi mong mình sẽ nghiên cứu loại toán học trừu tượng nào đó, vì đơn giản nghe tên nó thấy là lạ. Khi vào đại học, Ba có khuyên tôi đọc mấy quyển sách về tối ưu. Trường tôi lúc đó không có ngành tối ưu, nên tôi đành chọn ngành "điều khiển tối ưu", nghĩ nó gần với tối ưu, nhưng rồi thực chất hoàn toàn khác là về phương trình vi phân.
Lần đầu tiên tôi nghiên cứu về tối ưu là năm 1996, khi mà áp dụng các thuật toán tối ưu để giải các bài toán điều khiển đã trở thành hướng đi chính trong lý thuyết điều khiển. Đó cũng là thời điểm lý thuyết điều khiển thoát khỏi sự bế tắc do bị lạc hướng trước đó. Đó là lần đầu tiên tôi được học "lát cắt Tụy" mà ông làm ra quãng thời gian tôi ra đời.
Người bạn tốt nhất của tôi và là người hợp tác với tôi đến tận hôm nay Pierre Apkarian (GS Viện Onera-Cert, Pháp) lúc đó đã nói với tôi: "Sao lại có kết quả hay và độc đáo được như vậy?" (ý nói về "lát cắt Tụy"). Từ đó, tôi có được cơ hội để làm việc với Ba, được học cách suy nghĩ, tiếp cận các vấn đề mới. Một trải nghiệm tuyệt vời ít ai có được.
Sinh thời GS Hoàng Tụy có nhiều đóng góp thẳng thắn cho nền giáo dục nước nhà - Ảnh: VIỆT DŨNG
Thời gian đó, Ba quan tâm tới các bài toán tối ưu khó không lồi với cấu trúc đặc biệt. Các bài toán điều khiển cũng thuộc lớp đó. Thời đó đâu có liên lạc với VN dễ dàng bằng email như bây giờ. Phương tiện chủ yếu để liên lạc với ông là fax những vấn đề quan tâm, rồi sau đó gọi điện thoại để trao đổi.
Điện thoại quốc tế khi đó rất đắt, nhưng rất may mắn là Trường đại học Tổng hợp Nagoya nơi tôi làm việc ở Nhật cho phép dùng thoải mái nếu như bàn về công việc. Trong một thời gian khá dài, hầu như ngày nào tôi cũng gọi điện cho ông. Các bài nghiên cứu chung với ông đã cho tôi một tri thức về tối ưu hóa và tạo bước ngoặt cho con đường nghiên cứu của mình.
Năm 1997, Pierre và tôi đã viết bài "Quy hoạch lõm trong lý thuyết điều khiển" đăng ở số đặc biệt của tạp chí Tối Ưu Toàn Cục (J. of Global Optimization) kỷ niệm 70 năm sinh nhật ông. Theo ý tưởng của Ba, trong bài đó chúng tôi chỉ ra rằng hầu hết những bài toán khó trong lý thuyết điều khiển đều có thể quy về bài toán quy hoạch lõm mà ông đã đưa ra năm 1964, hơn thế nữa chúng có cấu trúc đặc biệt và theo nguyên tắc có thể giải quyết được bằng các thuật toán đưa ra trong cuốn sách của Konno (GS Đại học Công nghệ Tokyo) - Phan Thien Thach (anh rể tôi và con rể ông) - Hoang Tuy, xuất bản năm 1997.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa chúc mừng GS Hoàng Tụy nhân sinh nhật ông 90 tuổi năm 2017 - Ảnh: TTXVN
Sau đó, tôi và Pierre còn có nhiều bài báo khác về phương pháp giải những bài toán khó trong điều khiển dựa trên lý thuyết tối ưu đơn điệu mà Ba đưa ra những năm 1999-2002. Ít ai biết là có bài báo đăng ở IEEE Transactions on Wireless Communications, một trong những tạp chí hàng đầu thế giới về truyền thông không dây, dùng hoàn toàn thuật toán tối ưu đơn điệu của ông đã được giải bài báo hay nhất (best paper) của tạp chí đó năm 2009.
Năm 2002, Ba sang làm việc với trường tôi và Viện Riken ở Nagoya (Nhật Bản), cũng để thăm cháu (con gái tôi sinh cuối năm 2001). Hình ảnh đáng nhớ nhất là đi đâu ông cũng mang loại laptop SONY Vaio phổ biến ở VN thời điểm đó vừa to vừa nặng, khác hẳn với loại Vaio gọn nhẹ phổ biến ở Nhật. Ông mang cái laptop quá nặng nhọc đó so với cỡ người tầm thước của ông đi khắp nơi.
Sau mấy chục năm, đồng nghiệp của tôi lúc đó vẫn nhớ hình ảnh "choáng nhất" là một người trên 75 tuổi rồi mà lúc nào cũng miệt mài gõ LaTex (cách viết công thức toán trên máy tính) để viết các bài báo khoa học. Rồi anh "choáng hẳn" khi thấy ông bảo anh chỉ cho ông cách lập trình trên Matlab (ngôn ngữ lập trình tính toán), để khi về VN ông muốn tự lập trình cho các thuật toán của mình.
Ông không bao giờ ngừng làm việc và ngừng học hỏi. Lúc đó ở tuổi 75 mà ông nói khát vọng nghiên cứu của mình cũng hệt mấy chục năm trước đây. Ông muốn phát triển các thuật toán tối ưu của ông để giải các bài toán của hình học fractal (hỗn loạn), vấn đề mà theo ông sẽ khai thác được những nghiên cứu của ông về lý thuyết hàm thực cách đó hơn 40 năm. Ông bảo tôi đọc những bài ông giới thiệu về hình học fractal.
GS Hoàng Tụy. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Năm 2008, khi đã ngoài 80, ông nói với tôi và anh rể là định lý tô pô cực tiểu - cực đại (topological minmax theorem) ông đưa ra năm 1974 là một trong những viên ngọc sáng của đời làm khoa học của ông, và ông bảo chúng tôi tìm cách phát triển và ứng dụng. Cách đây không lâu, GS Baggio Ricceri người Ý nói với tôi rằng bài báo của ông trong lĩnh vực này (viết năm 2008) là một kiệt tác.
Tôi có nói với GS Ricceri là tôi có đọc kỹ bài báo đó và cảm nhận của tôi là vẻ đẹp của toán học chắc chỉ đến vậy, vì tôi chưa thấy có kết quả mạnh với cách chứng minh đẹp như thế bao giờ. Nói một cách nôm na là định lý đó giúp chúng ta đưa được nhiều bài toán tối ưu phi tuyến rất khó giải sang bài toán dễ giải. Trong lý thuyết điều khiển, người ta gọi đó là quá trình S (S-procedure), được đưa ra từ những năm 60 của thế kỷ trước. Nếu giải quyết được quá trình đó thì giải được biết bao bài toán khó nhất của lý thuyết điều khiển.
Để có bài báo đăng ở tạp chí Tối Ưu Toàn Cục năm 2012, chúng tôi đã sửa không dưới 50 lần trong thời gian 2010-2011. Ông cố gắng thử cách này, sửa cách kia, làm một người trẻ hơn ông 37 tuổi như tôi cũng phải gồng mình mới theo kịp. Có những lúc tôi chưa kịp hấp thụ được những thứ ông vừa đưa ra thì ông đã đưa cách mới.
GS Hoàng Tụy năm 80 tuổi - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
Vâng, như Ba đã nói trong hội nghị kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông năm 2017, những thành công trong khoa học của ông là kết quả của cuộc trường chinh trong khoa học bằng tất cả sức lực và sự đam mê trong sáng. Hãy sống hết mình với những đam mê và thành công sẽ đến, dù nhiều lúc có thể muộn màng.
Nếu ai hỏi khi nào thấy tự hào về Ba mình nhất, có lẽ đó là ở hội nghị kỷ niệm 80 năm ngày sinh của ông ở Rouen (Pháp), khi GS Kojima từ Đại học Công nghệ Tokyo cùng đồng nghiệp đã quỳ trước ông để tri ân những cống hiến của ông trong lĩnh vực tối ưu. Nếu bạn từng sống ở Nhật thì sẽ hiểu ý nghĩa của hành động đó là thế nào".
Theo tuoitre
Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân về 3 vấn đề lớn của tam nông Ngày 10/12 tới, tại Thành phố Cần Thơ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP. Cần Thơ chủ trì Hội nghị "Thủ tướng đối thoại với nông dân" chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản". Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt là đơn vị được giao tổ chức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Trú ẩn trong vàng: Cái giá thật sự của làn sóng gom vàng toàn cầu

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Phim 'Chốt đơn' có Quyền Linh, Thùy Tiên giờ ra sao?
Hậu trường phim
22:29:33 17/04/2025
Vợ cũ Michael Jackson xuất hiện sau nhiều năm 'ở ẩn'
Sao âu mỹ
22:27:00 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025
Trúng 3 tờ độc đắc, chủ nhân không tin được vì mua vé số dạo trên đường
Netizen
22:15:11 17/04/2025
Cục Phát thanh truyền hình tiếp nhận thông tin nhiều nghệ sĩ quảng cáo "lố"
Sao việt
22:13:27 17/04/2025
Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai
Thế giới
22:11:54 17/04/2025
Lâu lâu con cháu mới tề tựu đông đủ, bố chồng tôi khiến cả nhà chán nản khi làm một việc vô nghĩa
Góc tâm tình
22:07:50 17/04/2025
Nhàn như Hòa Minzy: Diễn Bắc Bling được "đội quân chưa mọc răng" hát "long trời lở đất" không trật nhịp nào
Nhạc việt
22:05:32 17/04/2025