Nghỉ lễ vẫn phải đi team building cùng công ty, dân công sở phát ngán
Team building như “hành xác”. Đó là nhận định của nhiều người khi nhắc tới team building. Đây là hoạt động thường niên của một số công ty nhằm gắn kết các thành viên. Nó cũng giúp nhân viên được thư giãn, giảm bớt áp lực sau những ngày làm việc căng thẳng. Năm nay, kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài tới 4 ngày, chính vì vậy, nhiều công ty đã tranh thủ khoảng thời gian này để tổ chức hoạt động team building cho nhân viên. Tuy vậy, trước những quyết định này, nhiều người đã cảm thấy chán nản vì cứ ngỡ được tận hưởng riêng tư lại phải dành thời gian cho hoạt động tập thể.
Team building là hoạt động thường niên của các công ty để nhân viên được thư giãn. (Ảnh minh họa: IG Aventura Parks)
Kỳ nghỉ lễ là thời gian riêng tư của mỗi người
Đi làm suốt tháng, suốt năm, nhiều người chỉ mong đến ngày nghỉ lễ để có thể thưởng cho bản thân những chuyến du lịch ngắn ngày hay trở về nhà với gia đình. Một năm cũng chỉ có vài ngày nghỉ lễ nên những dịp này đặc biệt quan trọng với mỗi người. Chính vì vậy, việc đi du lịch công ty trong thời gian này buộc họ phải dành thời gian cũng như năng lượng để tham gia. Đôi khi vì vậy mà họ không còn thời gian cho bản thân gia đình. Nhiều người còn cảm thấy việc tổ chức du lịch công ty trong thời gian này là lấn chiếm thời gian nghỉ ngơi của cá nhân.
Nhiều người không hài lòng khi đi team building vào kỳ nghỉ lễ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Kỳ nghỉ lễ cũng chính là thời gian để mỗi người có thể nạp lại năng lượng, sẵn sàng bước vào một giai đoạn làm việc mới. Ngược lại, khi tham gia team building cùng công ty chắc chắn sẽ có những hoạt động vận động cùng những trò chơi đội nhóm như kéo co, đua thuyền trên cát, bóng chuyền… để tăng tinh thần đoàn kết. Với một số người, những hoạt động này giống như việc “hành xác”, chẳng những không thấy thư giãn mà còn mệt mỏi hơn sau khi quay lại làm việc.
Một số người muốn dành thời gian nghỉ lễ cho chính bản thân mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Anh Hoàng, nhân viên văn phòng một công ty tại Hà Nội chia sẻ: “Ngay từ đầu năm, khi biết kỳ nghỉ 30/4 – 1/5 năm nay kéo dài, mình đã đặt vé, lên kế hoạch du lịch cho cả gia đình. Cách đây hơn 1 tuần, công ty lại thông báo sẽ tổ chức teambuilding vào ngày 1/5. Điều này khiến mình cảm thấy không hài lòng. Mình đã mong đợi kỳ nghỉ này rất lâu để có thể thư giãn, dành thời gian cho các con. Giờ không đi thì công ty lại nghĩ là không đoàn kết, không có tinh thần xây dựng văn hóa công ty”.
Những trò chơi vận động khi tham gia team building khiến nhiều người kiệt sức. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Team building để giúp nhân viên thư giãn, lấy lại cân bằng chứ không phải ép buộc
Cách đây một thời gian, trên các nhóm cộng đồng liên tục xuất hiện những hình ảnh bị phạt vì không tham gia hoạt động tập thể, Mức phạt này lên tới 1 triệu đồng/người. Thậm chí, có người còn cho biết bản thân đã bị công ty cho nghỉ việc chỉ vì không đi du lịch cùng công ty. Những hình ảnh này đã gây lên rất nhiều ý kiến trái chiều. Người cho rằng đã làm trong một tập thể thì phải có tinh thần gắn kết. Trái lại, phần đông cho rằng tham gia team building hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, không ai có quyền ép buộc, cũng không có luật nào cho phép đuổi việc nhân viên chỉ vì không đi teambuilding.
Video đang HOT
Việc tham gia team building nên dựa trên tinh thần tự nguyện. (Ảnh minh họa: IMA)
Đồng quan điểm với ý kiến team building là tự nguyện, Trang, một bạn trẻ sinh năm 1999 đang làm tại Hà Nội cho biết: “Với người hướng nội như mình, tham gia du lịch công ty là một cực hình. Sau giờ làm, mình chỉ muốn nghỉ ngơi chứ không muốn tham gia vào những trò náo nhiệt, đặc biệt là trong kỳ nghỉ lễ. 30/4 – 1/5 mình chỉ muốn về nhà, dành thời gian bên bố mẹ”.
Câu chuyện team building được rất nhiều người quan tâm. (Ảnh: Facebook H.R.C.T)
Có thể thấy, không phải nhân viên nào cũng hào hứng với các hoạt động team building. Chính vì vậy, các công ty nên xem xét hoạt động vui chơi, giải trí, đặc biệt là thời gian tổ chức. Bởi lẽ, đi làm cả năm chỉ có 1 vài ngày nghỉ, không phải ai cũng muốn tham gia team building. Thế nhưng, nếu không tham gia, một số người lại sợ bị đánh giá là khó hòa nhập, không phải là người trong cùng một tổ chức. Để giải quyết vấn đề này, công ty có thể tận dụng các khoảng thời gian nhỏ trong ngày hoặc tổ chức các hoạt động vào các ngày nghỉ cuối tuần trước hoặc sau kỳ nghỉ lễ để không ảnh hưởng quá nhiều đến thời gian nghỉ ngơi và thư giãn của nhân viên.
Đôi khi những hoạt động này lấn vào thời gian nghỉ ngơi riêng tư của nhân viên. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Hơn nữa, các hoạt động team building cũng cần phải được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng cá nhân trong công ty. Không phải ai cũng thích các hoạt động vận động hay thể thao, và việc ép buộc các nhân viên tham gia những hoạt động mà họ không thích sẽ không mang lại kết quả tốt.
Không phải ai cũng hào hứng với những trò chơi này. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Mặc dù có rất nhiều người cảm thấy không đồng tình với việc tham gia team building trong kỳ nghỉ lễ vì cho rằng đó là chiếm dụng thời gian riêng tư. Thế nhưng, không phải ai không thích hoạt động này. Điều quan trọng nhất là công ty nên tôn trọng ý kiến của mỗi nhân viên trước khi triển khai hoạt động.
Cùng đọc thêm nhiều thông tin hấp dẫn được cập nhật liên tục tại YAN!
Trung Quốc rộ lên trào lưu "hôn nhân hai ngả": Kết hôn rồi ai về nhà đấy, thay vì làm dâu thì làm giàu, đầu tư và mua đất
Xu hướng kết hôn mới được cho là lựa chọn "vẹn cả đôi đường" dành cho các cặp đôi.
"Hôn nhân hai ngả" xuất hiện ở các vùng nông thôn tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Mô hình "hôn nhân hai ngả" cũng góp phần loại bỏ khái niệm "độc thân" và "kết hôn" được định hình từ xa xưa. Loại mô hình này có thể khẳng định sự tự do cá nhân và hạn chế việc ly hôn do mâu thuẫn gia đình, chuyện mẹ chồng - nàng dâu.
Xu hướng xuất phát từ nhu cầu thực tế
Trước hết, "hôn nhân hai ngả" đem lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên. Trong các cuộc hôn nhân truyền thống, hầu hết phụ nữ sau khi gả vào nhà trai thì phần lớn sẽ đi làm dâu. Trên thực tế, nhiều người không thể tránh được chuyện va chạm giữa mẹ chồng - nàng dâu. Nếu là "hôn nhân hai đường" thì người phụ nữ vẫn có thể về chung sống với gia đình.
Thứ hai, "kết hôn hai ngả" có thể giảm bớt áp lực cho người đàn ông. Kiểu kết hôn này sẽ giúp chú rể tránh được cảnh nợ nần. Hình thức hôn nhân này sẽ khiến gia đình chú rể không phải tốn nhiều tiền để mua quà cưới - vốn còn nặng nề ở các vùng quê Trung Quốc - và cô dâu cũng không phải trả của hồi môn, giảm gánh nặng kinh tế cho cả hai bên.
Hình minh họa. Ảnh: Today Online
Vì sao hiện tượng "cưới hai ngả" gia tăng?
Trước đây, hiện tượng "kết hôn hai đường" chỉ xuất hiện ở khu vực nhất định nhưng sau đó dần trở thành trào lưu tại Trung Quốc.
1. Tiền tổ chức đám cưới đắt đỏ, giới trẻ chịu áp lực lớn
Lý do khiến nhiều người lựa chọn độc thân chủ yếu là do có ba nguyên nhân chính: Chưa có thu nhập ổn định, tiêu chuẩn cao trong việc lựa chọn bạn đời và năng lực cá nhân còn chưa cao.
Khoản tiền cần cho việc kết hôn là nguyên nhân chính cho nhiều thanh niên vẫn chưa thể lập gia đình. Người đàn ông cần lo liệu rất nhiều loại chi phí cho đám cưới. Một số khoản chi cho đám cưới có thể kể đến như mua nhà riêng, của hồi môn, tiệc cưới, mua xe hơi gia đình, đồ trang sức bằng vàng...
Chuẩn bị tiền sính lễ là 1 trong những phong tục của người Trung Quốc.Ví dụ, tại tỉnh Tứ Xuyên số tiền phải chuẩn bị khoảng 60 nghìn NDT (tương đương 204 triệu đồng) đến 100 nghìn NDT (tương đương 340 triệu đồng).
Theo khảo sát về tổng chi phí kết hôn ở Trung Quốc, thống kê cho thấy mức thấp nhất là 10.000 NDT, và cao nhất là 1,8 triệu NDT. Chi phí trung bình là 226.500 NDT - cao hơn nhiều (gấp khoảng 10 lần) so với mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn Lan Khê, Chiết Giang, Trung Quốc vào năm 2020.
2. Nhận thức về sự độc lập của phụ nữ được nâng cao
Hình minh họa. Ảnh: Financial Times
Mười năm trước, nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn về cùng chồng ở cùng một thành phố để cùng làm việc và gánh vác gia đình. Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, trong xã hội xuất hiện những ngành nghề mới, mang lại cho phụ nữ nhiều lựa chọn hơn. Nhiều cô gái tự tin có thể sống sung túc mà không cần phụ thuộc vào nam giới.
Wang Jufen, một nhà nghiên cứu chuyên về phát triển phụ nữ tại khoa Phát triển xã hội và Chính sách công của Đại học Fudan, Thượng Hải, nói rằng tỷ lệ kết hôn giảm cho thấy phụ nữ Trung Quốc được giáo dục tốt hơn và nhờ đó độc lập hơn về tài chính.
Thị trường bất động sản không còn là sân chơi riêng cho những người giàu muốn gia tăng tài sản hay những nhà đầu tư muốn đầu cơ. Giờ đây, nữ giới cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến nhà đất, đơn giản để cảm thấy tự do và an toàn.
Mối lo trong tương lai
Tuy nhiên, người ta cho rằng hình thức hôn nhân này có cả mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực, tính toàn vẹn của các gia đình hạt nhân và sự riêng tư của các cặp đôi sẽ bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, chồng và vợ sẽ cự cãi về nhiều vấn đề như phân bố thời gian đồng đều cho hai bên gia đình. Và thậm chí có chuyện yêu thương con mình nuôi hơn đứa con còn lại do nhà bên kia nuôi.
Việc duy trì tính độc lập ban đầu là tốt nhưng mức độ gắn bó giữa hai bên gia đình lâu dần sẽ yếu đi. Sự toàn vẹn của gia đình nhỏ cũng như tình cảm đôi bên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Một nhược điểm nữa là trong một gia đình, hai anh em khác họ nhau sẽ gây ra tâm lý khó hòa nhập của cả hai. Nếu hai đứa trẻ có thời gian dài không cùng sống chung, chúng sẽ không có cảm giác của tình cảm ruột thịt.
Công ty gây xôn xao khi chi 3 tỷ tổ chức tất niên trên siêu du thuyền Year End Party (YEP) được biết đến là bữa tiệc tất niên cuối năm - một văn hóa không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Thông thường, YEP được tổ chức dưới hình thức một bữa ăn, gala tri ân hay chuyến du lịch ngắn ngày. Tuy nhiên, mới đây, một công ty ở TP.HCM đã gây xôn xao mạng xã hội khi...