Nghi lễ tôn giáo rùng rợn nhất trên thế giới
Lễ Ngerebong của người dân ở đảo Bali, Indonesia có lẽ là một trong những nghi lễ tôn giáo kỳ lạ và rùng rợn nhất thế giới.
ảnh minh họa
Ngerebong – Nghi lễ tôn giáo rùng rợn nhất thế giới
Tiếng la hét của đám đông sẽ khiến những kẻ “ngoại đạo” phải sởn gai ốc, chưa hết, chứng kiến những tín đồ mộ đạo đâm những thanh kiếm nhọn vào cổ và ngực sẽ khiến người xem phải rùng mình, nghẹt thở. Tuy vậy, rất may mắn và cũng rất kỳ lạ, sẽ không có một giọt máu nào chảy ra.
Những bức hình ấn tượng dưới đây chụp lại một nghi thức tôn giáo linh thiêng đã có lịch sử hơn 100 năm – lễ Ngerebong. Hàng năm, những tín đồ đạo Hindu ở đảo Bali, Indonesia sẽ tập trung tại đền Petilan Pengerebongan để tiến hành lễ Ngerebong.
Những người đàn ông mộ đạo có mặt ở đền Petilan Pengerebongan với những thanh đoản kiếm nhọn hoắt dùng để đâm vào cổ và ngực. Tuy vậy, sẽ không có sự đổ máu nào xảy ra. Mọi tín đồ đều tin rằng họ được các vị thần của đạo Hindu bảo vệ.
Những người đàn ông ở đảo Bali tự đâm mạnh vào mình bằng những thanh đoản kiếm.
Nghi lễ tự đâm là một phần không thể thiếu tại lễ Ngerebong.
Lễ Ngerebong diễn ra theo chu kỳ cứ 210 ngày lại tổ chức một lần. Đó là độ dài một năm theo lịch của người dân tại đảo Bali. Lễ Ngerebong của năm nay vừa diễn ra vào ngày 10/11 vừa qua.
Video đang HOT
Vào ngày giao hòa giữa năm mới và năm cũ, người dân nơi đây sẽ thực hiện lễ Ngerebong, màn tự đâm dao vào mình được tin là giúp các tín đồ hợp nhất với thiên nhiên và thánh thần.
Lễ Ngerebong là một trong những nghi lễ tôn giáo nổi tiếng nhất thế giới bởi những nghi thức đặc biệt của nó.
Những tín đồ ở ngôi làng Kesiman rất sùng đạo. Họ sẽ tiến hành lễ Ngerebong trong suốt một ngày để kết nối với các vị thần Hindu và với tự nhiên.
Lễ Ngerebong bắt đầu bằng nghi lễ mời các vị thần Hindu giáng trần, bắt đầu từ thời điểm này, lễ hội càng lúc càng trở nên kỳ lạ, các tín đồ sẽ rơi vào một trạng thái gần như thôi miên.
Tất cả những người tham gia buổi lễ đều mặc quần áo trắng, đội khăn trắng. Họ nhảy múa một cách hưng phấn kỳ lạ và sau đó, nghi lễ tự đâm bắt đầu.
Tiếng nhạc với tốc độ càng lúc càng nhanh ở lễ Ngerebong được cho là yếu tố quan trọng đưa đến trạng thái thôi miên tập thể của đám đông tín đồ sùng đạo. Đoạn video do một khách du lịch quay lại.
Khi đã rơi vào trạng thái thôi miên kỳ lạ, cao trào đỉnh điểm của buổi lễ bắt đầu diễn ra.
Lễ Ngerebong không chỉ có ý nghĩa giúp các tín đồ tiến gần hơn tới các vị thần của đạo Hindu mà còn giúp cả cộng đồng gần gũi, đoàn kết với nhau hơn. Từng nhóm nam giới sẽ hỗ trợ nhau thực hiện màn tự đâm.
Nghi lễ tôn giáo này diễn ra trên đảo Bali của Indonesia.
Một trong những lý do dẫn đến sự hưng phấn tinh thần bí ẩn của những người tham gia lễ hội Ngerebong chính là dàn nhạc cổ truyền. Dàn nhạc chơi cả ngày và tốc độ càng lúc càng nhanh khiến người dân rơi vào trạng thái thôi miên đầy hưng phấn. Phụ nữ không tham gia màn tự đâm nhưng họ thường nhắm nghiền mắt và nhảy múa như… “nhập đồng”.
Mỗi khi dịp lễ Ngerebong diễn ra, khách du lịch và nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới lại đổ về đảo Bali.
Những người phụ nữ rơi vào trạng thái thôi miên kỳ lạ và bắt đầu nhảy múa như “lên đồng”.
Một người đàn ông khóc khi thực hiện nghi lễ tự đâm. Nguyên nhân không phải vì anh sợ, thực tế, đây chỉ là một trong vô số những phản ứng kỳ lạ khi ai đó rơi vào trạng thái hưng phấn cực độ và không làm chủ được bản thân.
Một tín đồ khác rửa mặt bằng nước nóng để hồi tỉnh vào lúc cuối ngày.
TheoKhoa học
Theo_Giáo dục thời đại
Những nghi lễ rùng rợn, đẫm máu ở Ấn Độ
Ném trẻ con từ độ cao 15m xuống đất, tra tấn bản thân bằng các vũ khí sắc nhọn, đi trên lửa để thanh tẩy cơ thể... là những nghi lễ rùng rợn ở Ấn Độ.
Các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite sùng đạo dùng roi vọt hoặc các vũ khí đáng sợ khác tự tra tấn bản thân vô cùng đau đớn và đẫm máu trong ngày Ashura của tháng thánh lễ Muharram nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với cháu trai của tiên tri Mohammad. Đây là một trong những nghi lễ rùng rợn, đẫm máu diễn ra hàng năm ở Ấn Độ. Vào tháng 12 hàng năm ở bang Karnataka, Ấn Độ, hàng trăm đứa trẻ được ném từ trên độ cao 15m xuống một tấm chăn bên dưới với hi vọng đứa bé sẽ khỏe mạnh và mang lại sự thịnh vượng cho gia đình. Nghi lễ ném trẻ con này khá khác thường và thu hút rất đông những người theo đạo Hindu và đạo Hồi tham gia. Ấn Độ còn từng có tục giết hại bé gái sơ sinh vì quan niệm bé gái là gánh nặng tài chính với gia đình. Do đó, một số bé gái mới sinh bị cha mẹ đẻ giết hại ngay khi mới lọt lòng. Lễ hội Thookam được tổ chức ở miền Nam Ấn Độ. Theo đó, các tín đồ đạo Hindu dùng các lưỡi câu sắc nhọn đâm xuyên qua lưng mình, sau đó họ được treo lên. Họ thực hiện nghi lễ rùng rợn, đẫm máu trên để tôn thờ nữ thần Kali. Lễ hội Bani ở Andhra Pradesh, Ấn Độ vô cùng kinh hoàng được miêu tả giống như phiên bản đời thật của bộ phim Hunger Game (Đấu trường sinh tử) khi các tín đồ đánh vào đầu nhau cho đến nửa đêm. Tại Ấn Độ, lễ hội mang tên Nag Panchami khiến nhiều người thót tim khi rắn được tắm với sữa và người ta dụ rắn bằng cách chơi nhạc. Trong lễ hội hàng năm ca ngợi sự tồn tại của rắn, người dân để rắn cắn để cầu được bảo vệ, che chở. Thậm chí, trẻ em bị rắn bò xung quanh cũng không hề lo lắng, sợ hãi. Trong lễ hội Theemithi, các tín đồ thực hiện nghi lễ đi trên lửa. Đây được cho là nghi thức để thanh tẩy với niềm tin rằng ai đi trên lửa sẽ được thần linh phù hộ và điều ước sẽ trở thành hiện thực. Người Ấn Độ vẫn còn khá bảo thủ và cổ hủ khi cho rằng một bé gái được sinh ra mà có một chiếc răng hoặc bị dị dạng thì đứa trẻ đó bị quỷ ám. Đứa trẻ đó không được đưa đến bệnh viện chữa trị mà sẽ được sắp xếp phải kết hôn với một con chó để xua đuổi điềm xấu.
Các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite sùng đạo dùng roi vọt hoặc các vũ khí đáng sợ khác tự tra tấn bản thân vô cùng đau đớn và đẫm máu trong ngày Ashura của tháng thánh lễ Muharram nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với cháu trai của tiên tri Mohammad. Đây là một trong những nghi lễ rùng rợn, đẫm máu diễn ra hàng năm ở Ấn Độ.
Vào tháng 12 hàng năm ở bang Karnataka, Ấn Độ, hàng trăm đứa trẻ được ném từ trên độ cao 15m xuống một tấm chăn bên dưới với hi vọng đứa bé sẽ khỏe mạnh và mang lại sự thịnh vượng cho gia đình. Nghi lễ ném trẻ con này khá khác thường và thu hút rất đông những người theo đạo Hindu và đạo Hồi tham gia.
Ấn Độ còn từng có tục giết hại bé gái sơ sinh vì quan niệm bé gái là gánh nặng tài chính với gia đình. Do đó, một số bé gái mới sinh bị cha mẹ đẻ giết hại ngay khi mới lọt lòng.
Lễ hội Thookam được tổ chức ở miền Nam Ấn Độ. Theo đó, các tín đồ đạo Hindu dùng các lưỡi câu sắc nhọn đâm xuyên qua lưng mình, sau đó họ được treo lên. Họ thực hiện nghi lễ rùng rợn, đẫm máu trên để tôn thờ nữ thần Kali.
Lễ hội Bani ở Andhra Pradesh, Ấn Độ vô cùng kinh hoàng được miêu tả giống như phiên bản đời thật của bộ phim Hunger Game (Đấu trường sinh tử) khi các tín đồ đánh vào đầu nhau cho đến nửa đêm.
Tại Ấn Độ, lễ hội mang tên Nag Panchami khiến nhiều người thót tim khi rắn được tắm với sữa và người ta dụ rắn bằng cách chơi nhạc. Trong lễ hội hàng năm ca ngợi sự tồn tại của rắn, người dân để rắn cắn để cầu được bảo vệ, che chở. Thậm chí, trẻ em bị rắn bò xung quanh cũng không hề lo lắng, sợ hãi.
Trong lễ hội Theemithi, các tín đồ thực hiện nghi lễ đi trên lửa. Đây được cho là nghi thức để thanh tẩy với niềm tin rằng ai đi trên lửa sẽ được thần linh phù hộ và điều ước sẽ trở thành hiện thực.
Người Ấn Độ vẫn còn khá bảo thủ và cổ hủ khi cho rằng một bé gái được sinh ra mà có một chiếc răng hoặc bị dị dạng thì đứa trẻ đó bị quỷ ám. Đứa trẻ đó không được đưa đến bệnh viện chữa trị mà sẽ được sắp xếp phải kết hôn với một con chó để xua đuổi điềm xấu.
Theo_Kiến Thức
Những sự thật rùng rợn về vũ khí hạt nhân Mỹ từng thử bom nguyên tử trong vũ trụ hay đánh mất 11 bom hạt nhân là những sự thật rùng rợn về vũ khí hạt nhân trong lịch sử. Tsutomu Yamaguchi là người đàn ông Nhật Bản duy nhất đã may mắn sống sót sau hai vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản...