Nghi lễ rùng mình mà thú vị ở Nhật Bản: Tắm nước đá đầu năm mới
4Hôm nay (8/1), rất đông người kéo đến đền thờ Teppou-zu Inari ở Tokyo, tham gia nghi lễ tắm nước đá đầu năm. Tính đến nay, đây đã là năm thứ 68 nghi lễ này được tổ chức, diễn ra vào ngày Chủ nhật của tuần thứ 2 trong năm mới.
(Ảnh minh họa: Getty)
Với màn khởi động, những người tham gia nghi lễ cùng nhảy múa, chạy vài vòng quanh đền hoặc đứng dưới ánh nắng mặt trời hô những câu khẩu lệnh để thể hiện tinh thần lễ hội cũng như làm ấm người trước khi ngâm mình trong bể nước đá. 33 nam giới đóng khố truyền thống, 7 nữ giới mặc áo choàng trắng vỗ tay, tụng kinh trước khi bước vào bồn tắm lớn chứa đầy những tảng đá lạnh buốt. Đây vốn là nghi lễ truyền thống quan trọng với niềm tin thanh lọc tâm hồn, chào đón một năm mới đến. Sau khi tắm nước lạnh, những người tham gia sẽ tiến hành thực hiện các động tác cầu nguyện theo truyền thống:
“Tôi hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát, mọi người sẽ lại có cuộc sống bình thường, trên thế giới không còn chiến tranh, mà chỉ có hòa bình”.
“Thay vì cảm thấy lạnh, ngón chân của tôi có vẻ bị đau khi ngâm trong nước đá, nhưng khi kết thúc tôi lại cảm thấy có chút sảng khoái. Đây là một sự kiện thường niên mà chúng tôi vẫn làm để cầu nguyện cho sức khỏe. Tôi cảm thấy như năm mới sẽ không bắt đầu nếu không làm điều này”.
Video đang HOT
“Lại một năm mới đã sang. Bước vào bể nước lạnh thế này cảm thấy thật khó khăn và tôi sẽ luôn nhớ rằng tôi đã trải qua những điều này mỗi khi tôi gặp thử thách trong tương lai. Tôi luôn hy vọng có thể vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống”.
Đền Teppozu Inari nằm ở khu Hacchobori của thủ đô Tokyo là ngôi đền nổi tiếng với nghi thức tắm nước đá mỗi dịp đầu năm. Vào ngày lễ, người dân địa phương và du khách phải dậy thật sớm, tụ tập tại đền để nhảy múa, ca hát và đón bình minh trước khi tắm nước đá. Nghi lễ tắm nước đá của người Nhật bắt nguồn từ Thần đạo, có từ năm 1955, lấy cảm hứng từ việc một vị linh mục té nước lạnh lên người để cầu nguyện sự bình an cho cộng đồng địa phương.
Độc đáo những truyền thống đón Năm mới trên thế giới
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những truyền thống đón Năm mới khác nhau. Trong khi tại Ấn Độ, việc cùng bạn bè và người thân tập trung đếm ngược đón Năm mới trong những bữa tiệc ấm cúng rất phổ biến thì ở những nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia...
các màn bắn pháo hoa luôn mang lại cảm xúc đặc biệt trong dịp này.
Thợ điện lắp ráp quả cầu ánh sáng chào Năm mới 2023 tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ ngày 27/12/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Mỹ, từ hơn 100 năm qua đã tồn tại truyền thống thả quả cầu ánh sáng đón Năm mới tại Quảng trường Thời đại ở thành phố New York. Đây cũng là nơi lý tưởng nhất để xem pháo hoa cùng những màn trình diễn âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng, những bữa tiệc ánh sáng hoành tráng và hàng tấn hoa giấy thả từ quả cầu pha lê trên bầu trời khi đồng hồ điểm đúng 0h ngày đầu tiên của Năm mới.
Thành phố Rotterdam (Hà Lan) được biết đến là một trong những thành phố đầu tiên trên thế giới chào đón Năm mới và thủ đô Amsterdam lân cận để lại ấn tượng đặc biệt với màn trình diễn ánh sáng mãn nhãn tổ chức mỗi dịp giao thừa.
Còn tại Edinburgh, Scotland (Anh), người dân đặc biệt yêu thích các vũ điệu cuồng nhiệt và nhảy trên mọi tuyến phố. Những màn pháo hoa sáng rực bầu trời đêm Giao thừa, các buổi hòa nhạc, những bữa tiệc đường phố bên ngoài Lâu đài Edinburgh làm nên một không khí lễ hội đặc trưng tại vùng này. Trong khi đó, người dân ở thủ đô London háo hức mong chờ các cuộc diễu binh trên các tuyến phố, trong đó đáng chú ý nhất là cuộc diễu hành gần tháp đồng hồ Big Ben. Ngoài ra, các bữa tiệc Năm mới và những màn bắn pháo hoa gần sông Thames cũng là điểm nhấn đặc biệt trong truyền thống đóng Năm mới ở "xứ sở sương mù".
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản chào đón Năm mới bằng lễ rung chuông ở các ngôi đền trên cả nước, với 108 lần rung chuông tượng trưng cho việc xả bỏ 108 ham muốn trần tục và những lo lắng trong năm cũ để chào đón Năm mới.
Pháo hoa đón mừng Năm mới thắp sáng bầu trời tại khu vực Nhà hát Opera ở Sydney, Australia đêm 31/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thành phố Sydney, Australia, được biết đến nhiều nhất với truyền thống bắn pháo hoa tưng bừng biến nhà hát Opera Sydney và cầu cảng Sydney thành tâm điểm thu hút mọi người đến trải nghiệm đêm Giao thừa khó quên.
Vì tin rằng màu trắng đem lại sự may mắn, người dân ở thành phố Rio De Janeiro (Brazil) thường mặc cả "cây trắng" tới bờ biển Copacabana để đón Năm mới, nhảy vũ điệu samba truyền thống bên những ly champagne và thưởng thức những màn pháo hoa rộn ràng.
Một truyền thống khác ở Brazil và một số nước Nam Mỹ là người dân sẽ lựa chọn mặc đồ lót có màu đặc biệt tượng trưng cho điều họ mong muốn có được trong Năm mới, ví dụ màu đỏ vì tình yêu và lãng mạn, xanh lá vì sức khỏe, màu vàng vì sự thịnh vượng và màu trắng vì hòa bình.
Truyền thống đón Năm mới ở Peru có phần đặc biệt hơn khi người dân thường tổ chức vật tay trên các tuyến phố để tổng kết thành tích thi đấu của năm cũ, chào đón Năm mới với bảng "thành tích" mới. Truyền thống có tên gọi Takanakuy bắt nguồn từ thành phố Cusco ở tỉnh Chumbivilcas trước khi lan ra cả nước và được duy trì đến nay.
Còn tại Đan Mạch, các loại đĩa không dùng đến sẽ được cất giữ tới ngày 31/12 để chủ nhân mang đến nhà bạn bè hoặc người thân, gõ vào cửa cho vỡ vụn, tạo thành một đống mảnh vỡ trước nhà vì người dân tin rằng việc nhìn thấy một đống mảnh vỡ trước cửa nhà là điềm lành trong Năm mới. Người Đan Mạch còn có truyền thống trèo lên mặt ghế và nhảy vào đêm Giao thừa sẽ mang lại may mắn, xua đuổi tà ma.
Tại Tây Ban Nha, truyền thống chào đón Năm mới là ăn 12 quả nho vào đêm Giao thừa để cầu may cho 12 tháng tiếp theo và hy vọng sẽ có một sức khỏe tốt trong Năm mới. Nhiều nước Mỹ Latinh cũng làm theo truyền thống này.
Ở Mexico, người dân đánh dấu Năm mới bằng một truyền thống đoàn tụ gia đình, trang hoàng lại nhà cửa với những màu sơn mới thể hiện hy vọng và mong muốn của họ trong năm sau như màu đỏ vì tình yêu, màu vàng vì các cơ hội việc làm mới.
Ở Cape Town, Nam Phi, người dân đón Năm mới 3 ngày liên tiếp với những sự kiện trình diễn âm nhạc tự do, các buổi trình diễn ánh sáng và những món ăn đặc sắc từ hơn 80 nhà hàng, các xe bán hàng rong xung quanh tháp nước Victoria và Alfred nổi tiếng. Cũng ở Nam Phi, nhưng người dân Johannesburg có một truyền thống kỳ lạ là ném đồ nội thất và đồ dùng gia đình ra khỏi cửa sổ các tòa nhà cao tầng để đón Năm mới.
Người dân Ireland thì tin rằng việc dùng bánh mỳ đập vào tường nhà sẽ giúp xua đuổi những đen đủi. Nói về mức độ kỳ lạ thì có lẽ truyền thống đón Giao thừa ở nghĩa trang, bên cạnh mộ người thân ở Chile là độc nhất. Truyền thống này mới xuất hiện ở Chile sau khi một gia đình nhảy qua hàng rào để vào bên trong nghĩa trang đón Giao thừa cùng người cha quá cố. Người dân tin rằng việc làm này mang lại sự bình yên cho tâm hồn.
Đầm, áo dài vải lụa nhung... những set đồ thanh thoát, nhẹ nhàng cho nàng diện Tết BST từ chất liệu vải lụa nhung cao cấp có chủ đề "Tết đoàn viên" được lấy bối cảnh trên sân ga những ngày giáp Tết. Các thanh nữ mềm mại từ trang phục áo dài, đầm xếp nếp, áo cổ đổ, váy yếm... xúng xính lên chuyến tàu đoàn viên để trở về thời khắc đẹp nhất cùng gia đình. Chuyến tàu...