Nghỉ lễ dài ngày, Sapa quá tải khách du lịch
Kỳ nghỉ lễ kéo dài đang đẩy khu du lịch Sapa vào tình trạng quá tải. Không có một thống kê chính xác về lượng khách đang ở Sapa nhưng tình trạng quá tải này có thể thấy qua việc cháy phòng.
Kỳ nghỉ lễ kéo dài đang khiến khu du lịch Sapa (Lào Cai) bị quá tải. Chưa có thống kê chính xác về lượng khách đang ở Sapa nhưng tình trạng quá tải này có thể thấy qua việc “cháy” phòng nghỉ. Thậm chí, sau 9 giờ sáng, khách không thể thuê được xe máy để du ngoạn.
Anh Việt Dũng, khách du lịch từ Hà Nội cho biết, do có con nhỏ nên phải 9h hơn mới có thể ra ngoài đi thuê xe để vào bản chơi. Nhưng phải chờ gần 1 tiếng đồng hồ anh mới có thể gọi được 1 chiếc xe máy để dùng với giá 120.000 đồng/ngày.
“Chúng tôi may mắn hơn nhiều người bởi có người quen ở Sapa nên còn kịp tìm phòng. Vào lúc này, ở bất cứ khách sạn nào bạn cũng sẽ gặp khách du lịch lang thang với một câu hỏi duy nhất, có còn phòng không?”, anh Dũng nói về tình trạng quá tải tại Sapa.
Sapa vào mùa lúa chín là một trong những nguyên nhân hút khách du lịch
Việc cháy phòng tại đây cũng đã đẩy giá phòng lên cao. Một phòng nghỉ trung bình khá có giá lên đến 500.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, các chủ khách sạn không hạn chế số người ở thêm trong phòng mà chỉ tính thêm tiền, trung bình từ 30-50.000 đồng/khách. Giá đồ ăn cơ bản tăng không đáng kể.
Một trong những lý do khiến Sapa hút khách vào thời điểm này chính là lúa ở đây đã bắt đầu chín. Khách du lịch rất quan tâm tới mùa lúa chín, lễ cơm mới của người bản địa. Trước đó, khi chuyên trang du lịch của Thể thao & Văn hoá đưa tin về việc một số khu vực ở Sapa đã bắt đầu gặt lúa, độc giả đã liên tiếp gửi hình ảnh và thông tin mùa lúa chín ở các tỉnh miền núi phía Bắc về để chia sẻ lịch trình.
Một nguyên nhân nhỏ khác là thời tiết. Sau hơn 1 tuần mưa dầm, cả khu vực phía Bắc đã có nắng ấm. Trình trạng thời tiết này diễn ra theo trình tự từ phía đông lên phía Tây Bắc. Khách du lịch vì vậy di chuyển lên phía vùng núi phía Bắc là phù hợp với thời tiết đẹp.
Video đang HOT
Sạt lở đất ở đèo Khau Phạ. Ảnh Ngong Hankang
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 2/9, thời tiết sẽ trở lại tình trạng âm u, có nơi có mưa. Khu vực miền núi phía Bắc sẽ chỉ còn nắng nốt ngày hôm nay sau đó có thể có mưa trở lại.
Một thông tin đáng chú ý với khách du lịch. Đó là tình trạng sạt lở đất và tắc đường ở những khu vực có lượng khách du lịch đổ về khá lớn.
Chị Thuý Mai cùng đoàn phượt của mình xác nhận, đèo Khau Phạ mới sạt lở lớn vào ngày 31/8 khiến giao thông đình trệ. Công nhân ở đây cho rằng phải sang ngày 2/9 mới có thể thông đường. Tuy nhiên, cho tới chiều tối 1/9, đoạn đường này đã cơ bản thông đường và được giải toả ách tắc. Sẽ phải mất thêm thời gian để dọn dẹp đất đá và sửa lại taluy nhưng cơ bản đã không còn ách tắc.
Sạt lở đất ở A Lù, Y Tý. Ảnh Ngong Hankang
Tại A Lù, Y Tý cũng xảy ra tình trạng sạt lở nhưng nhẹ hơn. Tuy nhiên, chỉ có xe máy mới vượt qua khu vực này còn ô tô bắt buộc phải chờ xe ủi, máy xúc dọn đường trong khoảng 1 ngày mới có thể lưu thông được.
Khu vực Sapa cũng có những điểm sạt lở lẻ tẻ. Tuy nhiên hầu hết chúng đã được giải quyết nhanh trong ngày. Đáng chú ý là những điểm sạt lở trong các đường nhỏ vào làng, nơi nhiều du khách đi bộ vào khám phá. Nếu bạn đến đây, cần phải hỏi trước người dân hoặc các hướng dẫn viên du lịch để đảm bảo an toàn.
Lũ và sạt lở đất thường xảy ra sau cơn mưa. Nếu gặp mưa lớn, bạn cần cẩn thận khi đi theo các con suối và các triền núi.
Với suối, nếu bạn bất ngờ thấy nước đổi mầu, có tiếng ầm ầm vang từ xa, bạn nên nhanh chóng tìm điểm cao, cách xa con suối vì đó có thể là dấu hiệu của một cơn lũ đang đổ đến.
Sạt lở đất dễ xảy ra nhất ở những sườn núi có sự tác động của con người. Đó thường là nơi con người đã xẻ đất làm đường, không ke lại bờ đất. Nước mưa làm sói mòn đất khiến chúng có thể lở ra bất cứ lúc nào. Tại những như thế, nếu bạn thấy có luồng nước đổ xuống đường, bạn cần cẩn thận và nhanh chóng tránh xa điểm nguy hiểm này.
Thể thao & Văn hoá chúc các bạn có một kỳ nghỉ lễ an toàn và vui vẻ.
Theo_Thể thao văn hóa
Vẻ đẹp bình yên của Tú Lệ
Thị trấn nổi tiếng với đặc sản gạo nếp này là nơi bạn có thể hòa mình vào làn nước suối khoáng nóng và chiêm ngưỡng cảnh sắc yên bình của một vùng quê trù phú.
Trên quốc lộ 32 hướng về huyện Mù Cang Chải, Tú Lệ là xã sát sườn đèo Khau Phạ, trực thuộc huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Trước khi vượt "sừng trời" (đèo Khau Phạ), Tú Lệ hiện ra với hương thơm ngào ngạt khiến nhiều du khách phải dừng chân ghé lại, để thưởng thức chút xôi nếp giản dị mà nức tiếng cả nước của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Cảnh sắc yên bình của vùng quê trù phú.
Cánh đồng Tú Lệ nằm lọt thỏm trong thung lũng nên nếu đến đây đúng vào vụ mùa tháng 9, bạn sẽ được đắm chìm trong hương thơm của lúa. Nơi đây cũng có dòng suối lớn cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng. Tú Lệ hiện lên vẻ đẹp điển hình vùng núi Tây Bắc được "bổ sung" bởi sự trù phú của những cánh đồng, con suối.
Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, Tú Lệ còn sở hữu dòng suối nước nóng quanh năm đã nức tiếng gần xa. Thậm chí không thiếu những vị khách quốc tế không ngại khó khăn, xa xôi cũng tìm đến đây để có thể hòa mình vào dòng suối nóng bản Chao nằm giữa trung tâm xã. Trước đây, khi du lịch còn chưa phát triển, hình ảnh Tú Lệ còn được mặc định bởi những cô gái Thái tắm trần bên suối, một vẻ đẹp dung dị mà không dung tục khiến du khách xao xuyến mà nhớ mãi.
Cầu treo và bản Chao nằm giữa trung tâm xã, bắc qua dòng suối khoáng nóng, quanh năm hè cũng như đông luôn vang lên những tiếng ì ầm của suối cũng như tiếng người dân tộc Thái cùng du khách tắm rửa và vui đùa.
Không khó hiểu khi nằm ở cửa ngõ để đến với Mù Cang Chải, Tú Lệ cùng với những La Pán Tẩn, Dế Xu Phình trong mùa vàng ruộng bậc thang của tỉnh Yên Bái lại thu hút đông đảo khách du lịch đến vậy. Nhưng khác với những địa danh khác, ruộng Tú Lệ cho cảm giác gần gũi hơn nhiều chứ không nằm chênh vênh trên những quả đồi hay hun hút sâu trong lung lũng. Cũng là ruộng bậc thang nhưng thoải và nằm ven quốc lộ, vẻ đẹp Tú Lệ như thể giơ tay là chạm, đưa mũi lên ngửi là có thể hít hà hương nếp căng mọng vào lồng ngực.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thông tin, du lịch Tú Lệ cũng đã thay da đổi thịt. Đường xá được đầu tư kỹ càng, đường xuống suối nước nóng cũng đã được sửa lại. Trung tâm xã giờ đã xuất hiện nhiều nhà cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch.
Đặc sản xôi nếp Tú Lệ nay được phục vụ "bài bản" hơn trong nhiều nhà hàng, quán ăn nằm rải rác trong xã. Còn nếu muốn dân dã hơn, bạn hãy đến chợ trung tâm, nơi xôi nếp được bán trong những mẹt, những thúng của người đồng bào Thái. Ăn kèm với xôi Tú Lệ có thể là lạc, vừng, gà nướng, nhưng ngon nhất là những xiên thịt lợn mán nướng.
Đừng bỏ qua món cơm nếp khi tới Tú Lệ.
Cùng với "niềm tự hào" gạo nếp Tú Lệ là các đặc sản vùng miền Tây Bắc như: trâu gác bếp, lợn mán, gà đồi... Du khách đến với Tú Lệ càng ngày càng đông, tạo nguồn thu và công ăn việc làm cho nhiều đồng bào Thái nơi đây, trở thành một trọng điểm du lịch của toàn tỉnh Yên Bái.
Dù vậy, hình ảnh một Tú Lệ đơn sơ với những nếp nhà trong khói lam chiều, những chú trâu thong dong gặm cỏ, những cô gái Thái hồn nhiên té nước... vẫn luôn nằm trong tiềm thức của những người "hoài cổ". Như một chiều Tú Lệ có cả nắng và gió, không có gì thú bằng cảm giác đi bộ ra chợ trung tâm xã, mua vài xiên lợn cắp nách nướng cùng nắm xôi nếp dẻo thơm, leo lên đồi và cứ thế ngả ra đánh chén.
Theo VNE
Thăm Lìm Mông, Lìm Thái giữa lưng chừng trời Qua cây cầu treo thơ mộng là tới những con đường nhỏ như sợi chỉ dốc ngược lên núi, nơi có bản Lìm Mông giữa lưng chừng núi. Từ trên đèo, có thể thấy khá rõ những mái nhà sàn người Thái bên bờ suối uốn mình giữa mênh mang nương lúa. Bản Lìm Thái là nơi cư ngụ của cộng đồng người...