Nghỉ lễ 30/4 nên đi đâu du lịch để tránh đông đúc?
Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nếu muốn tránh điểm du lịch đông đúc bạn nên lựa chọn những nơi hoang sơ, ít người biết để trải nghiệm cảm giác “đi trốn” khỏi thành phố ngột ngạt, chật chội.
Thác Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và chỉ cách trung tâm huyện khoảng 20km. Đây cũng là một trong những danh lam thắng cảnh số một của Việt Nam và là thác lớn thứ 4 thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia, sau Niagara (Canada – Hoa Kỳ), Victoria (Zambia – Zimbabwe) và Iguazu (Brazil – Argentina).
Cũng như các thác nước khác, thác Bản Giốc có lúc đầy lúc cạn, nên câu hỏi được nhiều du khách muốn đến đây quan tâm nhất là nên đi vào thời gian nào? Theo những người từng đến đây, thác Bản Giốc có vẻ đẹp theo mùa.
Trong đó, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, nước chảy tuôn trào, tung bọt trắng xóa, nhiều khi mang theo cả phù sa nên có màu hơi đục. Thời tiết thời gian này nắng ráo. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, trời lạnh hơn, nước chảy êm đềm, trong xanh.
Nếu bạn là người đam mê phượt và chinh phục vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên miền Bắc thì không nên bỏ qua Hà Giang khỏi những địa điểm cần đến trong dịp 30/4 này. Hà Giang với điểm cực bắc Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, cổng trời Quản Bạ, rừng thông Yên Minh, Dinh Mèo,…sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị.
Đến Hà Giang, ngoài việc chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng, bạn còn có cơ hội được khám phá những nét văn hóa đặc trưng, cuộc sống và các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số ngụ tại đây. Được đánh giá là “mùa nào cũng đẹp” vì thế, bạn có thể sắp xếp bất kỳ thời gian nào để đến khám phá vùng đất địa đầu tổ quốc này. Dịp nghỉ lễ 30/4 là thời điểm tuyệt vời để đến Hà Giang tránh nóng, ngắm cảnh và thưởng thức đặc sản địa phương.
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội 230 km. Nơi đây được mệnh danh là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên đẹp nhất hành tinh. Đi thuyền dưới làn nước xanh như ngọc vào một buổi sáng đầu hạ sẽ cho bạn trải nghiệm khó quên.
Du khách có thể đắm chìm vào thế giới thiên nhiên với dòng nước xanh mát rộng lớn, xung quanh là thảm thực vật phong phú. Hiện nay, có nhiều cơ sở du lịch lưu trú được người dân địa phương lập ra tại bản Pác Ngòi thuộc xã Nam Mẫu. Bạn có thể nghỉ qua đêm ngay tại nhà của họ với đầy đủ các thiết bị như ở khách sạn, chi phí hợp lý. Một phòng nhà sàn qua đêm có giá 150.000 – 200.000 đồng một đêm. Nhà sàn lớn phù hợp cho đoàn đông người, với giá từ 50.000 – 70.000 đồng một người.
Video đang HOT
Hồ Na Hang
Hồ Na Hang được ví như “vịnh Hạ Long giữa đại ngàn”, đây là một trong những điểm du lịch hiếm hoi ở Việt Nam còn giữ được vẻ hoang sơ của miền sơn cước.
Đến du lịch Hồ Na Hang, thuyền sẽ đưa bạn lướt nhẹ trên mặt hồ yên ả, thưởng ngoạn cảnh đẹp thơ mộng và khám phá những điểm nhấn trên hồ. Địa điểm đầu tiên là núi Pác Tạ, ngọn núi cao nhất trong 99 ngọn núi quanh hồ. Ngự trên đỉnh núi là hai ngôi đền Pác Tạ, Pác Vãng linh thiêng, được người dân nơi đây thờ kính.
Ngoài ra bạn cũng có thể tản bộ qua những vạt rừng nguyên sinh, bước trên thảm lá khổng lồ, ngắm những cây sến, táu, lát có thân to đến vài người ôm. Tiếng thác nước, tiếng chim kêu vượn hú, ánh nắng bàng bạc xụyên qua tán lá rừng rậm rạp… sẽ là trải nghiệm thú vị trong chuyến hành trình khám phá vẻ đẹp thiên nhiên Na Hang.
Côn Đảo
Côn Đảo thuộc top những hòn đảo bình yên nhất châu Á rất phù hợp với những du khách thích không gian thanh bình.
Du khách có thể tới Côn Đảo bằng cách bay từ TP HCM hoặc đi tàu từ Vũng Tàu. Côn Đảo sở hữu rạn san hô nguyên sơ, những hàng dừa xanh mát nằm dọc bờ biển, rất nhiều cung đường bộ xuyên rừng và cả các khách sạn ven biển xinh đẹp, sang trọng.
Nếu đến Côn Đảo vào dịp lễ 30/4, du khách sẽ có cơ hội ngắm sen nở và chứng kiến rùa làm tổ, đẻ trứng bên bãi biển trong không gian lặng lẽ, thanh bình của tự nhiên.
Pù Mát
Nằm trên địa bàn huyện Con Cuông, vườn quốc gia Pù Mát được công nhận là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Đến đây, du khách không thể bỏ qua những thắng cảnh như thác Khe Kèm, hang Ốc, bãi Mỏ Vịt; tản bộ trong rừng săng lẻ, rừng cây lùn…; lênh đênh trên con thuyền mộc mạc ngược dòng sông Giăng. Về ẩm thực, bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Thái ở bản Nưa trong những homestay mang đậm chất núi rừng.
Theo doisongphapluat.com
Kỳ quan miền biên ải: Thác Bản Giốc cùng làng đá trăm tuổi Khuổi Ky
Dòng thác đặc biệt trên đường biên giới của Việt-Trung khi ầm ào dữ dội trong mùa nước lớn, khi lại lơ thơ buông những dòng chảy xanh mát vào mùa khô tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ nơi biên cương Tổ quốc.
Khi chiếc xe của chúng tôi bắt đầu chinh phục đèo Mã Phục, ai trong đoàn cũng háo hức hơn bởi cảnh sắc bình yên nơi đây. Con đường nhỏ nằm giữa thung lũng với vách núi dựng đứng hai bên như che chắn và bảo vệ những mái nhà trình tường với mái ngói âm dương đặc trưng của vùng biên.
Từ đó trở đi là lúc bạn có thể hạ kính, lái xe chậm lại để tận hưởng không khí trong lành. Cho đến khi thấy cả dòng sông Quây Sơn xanh trong ở phía bên trái và cảm nhận hơi mát của những hạt nước phả vào mặt cũng là lúc đến với thác Bản Giốc - một kỳ quan miền biên ải của đất Việt.
Thác Bản Giốc là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt sắc của nước Việt.
Thác Bản Giốc nằm cách Hà Nội chừng 400km.
Theo Wikipedia dẫn các nguồn tin cho hay, thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia (sau thác Iguazu giữa Brazil-Argentina, thác Victoria giữa Zambia-Zimbabwe và thác Niagara giữa Canada-Mỹ).
Theo Tân Hoa xã (Trung Quốc), thác Bản Giốc là thác xuyên quốc gia lớn thứ hai thế giới và là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á.
Toàn cảnh dòng sông Quây Sơn đổ vào dòng thác chính.
Mùa tháng 12 đến tháng Tư hàng năm, nước ít nên dòng chảy nhẹ nhàng trữ tình.
Thác Bản Giốc trên lãnh thổ Việt Nam thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ Hà Nội, có nhiều cung đường khác nhau để có thể tới Bản Giốc nhưng nếu đi thành một vòng cung có thể sẽ thú vị hơn.
Ví như có thể đi theo lối Bắc Kạn ghé thăm hồ Ba Bể rồi trở về bằng lối qua Thất Khê, Lạng Sơn hoặc rẽ qua thung lũng Bắc Sơn, Thái Nguyên.
Các cung đường đều là quốc lộ lớn, phù hợp cho mọi loại phương tiện từ xe máy, ôtô, thậm chí có thể đi xe khách lên Cao Bằng, rồi bắt tiếp xe buýt lên thẳng thác Bản Giốc.
Hồ Ba Bể như một "viên ngọc bích" giữa núi rừng Đông Bắc.
Bạn có thể đi thuyền tham quan thác hoặc dọc sông Quây Sơn.
Từ Cao Bằng tới Bản Giốc có hai đường, một là theo lối Trà Lĩnh, Tổng Cọt, hai là vượt đèo Mã Phục qua Quảng Uyên. Cả hai lối này đều gặp nhau tại Trùng Khánh, chúng tôi chọn con đường thứ hai bởi đây là đường chính với nhiều điểm dừng chân thú vị.
[Khám phá vẻ đẹp hữu tình của động Thiên Hà ở danh thắng Tràng An]
Mã Phục được đánh giá là một trong những cung đèo hiểm trở nhất Cao Bằng, có nhiều giả thiết về tên gọi của cung đèo này.
Người nói rằng vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục, người khác lại nói là do địa hình quá hiểm trở với dốc cao đến nỗi ngựa đi tới đây cũng phải quỳ gối nên mới có tên là Mã Phục.
Toàn cảnh dòng thác chính nằm giữa đường biên giới của Việt Nam-Trung Quốc.
Càng gần tới xã Đàm Thủy, nếu bạn đi vào mùa nước lớn tức là mùa mưa vào khoảng tháng Năm tới tháng 10 sẽ nghe rõ tiếng ầm ào của thác Bản Giốc từ rất xa, nhưng đi vào mùa khô (từ tháng 12 tới tháng Tư) sẽ thấy mặt nước sông xanh ngắt cùng dòng thác hiền hòa chảy rất nên thơ.
Cột mốc biên giới đánh dấu chủ quyền lãnh thổ.
Người dân vẫn buôn bán cho khách du lịch trên dòng sông Quây Sơn, chân thác.
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của dòng sông Quây Sơn và được chia làm thác chính và thác phụ.
Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cỏ, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Cột mốc biên giới Việt-Trung nằm ở hai bên của thác chính, theo đó phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam và phần thác chính chia đôi.
Bạn hoàn toàn tự do đi lại ở phần thác phụ này, phần thác chính thì có thể thuê thuyền ở ngay chân thác để họ chèo một vòng quanh khu vực thác đổ xuống nhưng không được đặt chân sang đất liền phía bên Trung Quốc (khi chưa cho phép).
Hiện xung quanh thác Bản Giốc cũng đã có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, homestay phục vụ cho du khách lưu trú.
Phần thác phụ nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam.
Sau khi tham quan một vòng thác chính, chúng tôi lên đường trở ra động Ngườm Ngao dài tới hơn 2km trong lòng một quả núi lớn.
Trong động có rất nhiều nhũ đá, măng đá với hình dạng phong phú và đẹp mắt. Ngườm Ngao theo tiếng Tày có nghĩa là động Hổ, tương truyền ngày xưa có nhiều hổ sinh sống trong hang động này.
Động Ngườm Ngao có chiều dài chừng 2km như là một kỳ quan trong lòng đất.
Rất nhiều hình thái địa chất phía trong động Ngườm Ngao.
Bên cạnh đó là làng đá Khuổi Ky của đồng bào người Tày với những ngôi nhà sàn bằng đá được hình thành từ cuối thế kỷ 16 khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ biên cương đất nước. Lúc này, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một "pháo đài" độc nhất vô nhị.
Những bức tường đá kiên cố được hình thành bởi những viên đá có nhiều kích cỡ được xếp lèn vào nhau, sử dụng thêm chất kết dính được làm từ hỗn hợp đá vôi trộn cát; khi hoàn thành, độ dày bức tường có thể dày hơn 30cm, thể hiện rõ tính bản địa, sự sáng tạo độc đáo của đồng bào Tày.
Những ngôi nhà sàn bằng đá của đồng bào người Tày ở làng Khuổi Ky.
Thạch nhũ độc đáo trong động Ngườm Ngao.
Làng Khuổi Ky hiện có 14 căn nhà sàn bằng đá, trải rộng trong khuôn viên chừng 1ha, dựa lưng vào núi đá, mặt nhìn ra dòng suối Khuổi Ky.
Có lẽ đây là một nét đặc sắc riêng của người Tày vùng Trùng Khánh, tương tự như nét tín ngưỡng tâm linh về đá của họ.
Đá được coi như một vị thần tượng trưng cho sự lâu bền, vững chắc, giúp che chở những khắc nghiệt của thiên nhiên; người dân ở đây có tục thờ thần đá, lập miếu thờ xung quanh các tường bao bằng đá, tế lễ cảm tạ thần đá hằng năm./.
Theo vietnamplus.vn
Nặng lòng với Bản Giốc Du xuân đến thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) đúng là một trải nghiệm không dễ thực hiện, và cũng không dễ quên được. Bởi đường đến Bản Giốc và những gì chúng ta được đồng bào cũng như non nước Cao Bằng ban tặng, thì đúng là đi rồi mới biết, không tiếc công tới đây......