Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
Nghỉ hưu rảnh rỗi, ông Môn đưa ra một quyết định bất ngờ. Đó là đến làm bảo vệ tại công ty của cậu con trai.
*Dưới đây là những dòng chia sẻ của một ông Môn (56 tuổi, Trung Quốc) về câu chuyện hưu trí của bản thân
Trước khi nghỉ hưu ở tuổi 55, tôi từng giữ chức vụ cấp phó tại một xí nghiệp xi măng. Điều mà tôi cảm thấy hạnh phúc nhất sau hơn 38 năm đi làm là khoản lương hưu 3000 NDT/ tháng (khoảng 10 triệu đồng). Với số tiền này, tôi dùng một phần để chi trả cho sinh hoạt. Số còn lại gửi tiết kiệm ngân hàng.
Vợ tôi làm công việc tự do. Vì sức khỏe yếu, bà ấy đã quyết định nghỉ hưu từ năm 50 tuổi. Cuộc sống hưu trí của vợ tôi khá nhẹ nhàng và vui vẻ. Tuy nhiên, bà ấy thường dằn vặt bản thân vì tuổi trẻ mải kiếm ít tiền mà không có thời gian để chăm sóc con trai.
Vợ chồng tôi có với nhau một người con trai, đặt tên là Tiểu Bình. Nó là một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn và có tài ăn nói. Sau khi lấy bằng Thạc sĩ, Tiểu Bình bắt đầu kinh doanh đồ may mặc. Vốn là người nhạy bén, công việc của con trai tôi phất lên như diều gặp gió.
Video đang HOT
Con trai ông Môn là giám đốc của một công ty kinh doanh hàng may mặc. Ảnh minh họa
Khoảng 5 năm sau, Tiểu Bình đã mua được nhà và xe hơi ở trung tâm thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Sau đó, Tiểu Bình lập gia đình và chuẩn bị lên kế hoạch sinh con. Thấy con trai thành công, trong lòng tôi vui sướng vô cùng. Là bậc làm cha mẹ, còn gì tuyệt vời hơn khi thấy con cái khôn lớn và trở thành người có ích cho xã hội.
Nghỉ hưu được 1 năm, tôi ngỏ ý muốn đến công ty của con trai làm bảo vệ. Một phần vì sức khỏe vẫn ổn định, phần vì muốn có việc để làm cho đỡ buồn. Ban đầu, Tiểu Bình một mực từ chối, khuyên tôi nên ở nhà hưởng thụ thay vì tiếp tục làm việc.
Sau nhiều lần nói chuyện, Tiểu Bình đã đồng ý cho tôi làm bảo vệ tại công ty. Công ty của con trai nằm trên tầng 31 của một tòa nhà, với quy mô khoảng 150 người. Công việc hàng ngày của tôi là đảm bảo an ninh trong khuôn viên làm việc. Thời gian trực sẽ kéo dài khoảng 8 – 9 tiếng đồng hồ.
Công việc bảo vệ không hề nặng nhọc như ông Môn tưởng tượng. Ảnh minh họa
Công việc bảo vệ tại công ty của Tiểu Bình không quá cực nhọc, thậm chí có thể nói là nhàn nhã đối với một nhân sự U60 như tôi. Hơn nữa, mức lương 1500 NDT/ tháng (khoảng 5 triệu đồng) càng khiến tôi cảm thấy mãn nguyện và hài lòng hơn.
Trước khi bắt đầu làm việc, Tiểu Bình đã đưa ra một điều kiện đặc biệt. Đó là hai cha con phải vờ như không quen biết khi ở công ty. Ban đầu, yêu cầu này của con khiến tôi bất ngờ và khó hiểu. Tôi thầm nghĩ phải chăng Tiểu Bình cảm thấy khó chịu và xấu hổ khi có bố làm bảo vệ.
Vì câu nói này của con trai, tôi đã suy nghĩ trằn trọc suốt nhiều đêm. Nhiều người sẽ cảm thấy phẫn nộ nếu nhận được yêu cầu này. Thế nhưng với tôi, việc làm bảo vệ là do bản thân tự nguyện, không ai bắt ép. Ngoài ra, tôi cũng đặt bản thân vào vị trí của Tiểu Bình. Tôi nhận thấy những áp lực mà con sẽ phải chịu đựng khi nhân viên biết về mối quan hệ của cả hai.
Hơn gì hết, tôi muốn con an tâm công tác và không bị xao lãng bởi thị phi nên đã chấp thuận yêu cầu này.
Sau khoảng 6 tháng làm việc tại đây, tôi thấy rất vui khi được chứng kiến những bước chuyển mới của công ty. Thấy phong thái đĩnh đạc và trưởng thành của Tiểu Bình tại văn phòng, tôi càng tự hào và mãn nguyện hơn bao giờ hết.
Tôi không dám nói trước về tương lai. Tuy nhiên, nếu sức khỏe còn ổn định thì bản thân vẫn muốn góp công sức ít ỏi cho sự nghiệp của Tiểu Bình.
Đau lòng cảnh bố đi lấy vợ, con quỳ xin làm giấy khai sinh để đi học vẫn bị làm ngơ
Mặc cho con trai 9 tuổi quỳ gối khẩn cầu dưới mưa xin làm giấy khai sinh để được đàng hoàng đi học, ông bố vẫn ngồi yên trong xe hoa, không có dấu hiệu quan tâm.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, sự việc xảy ra tại tỉnh Quảng Tây. Vào lúc trời mưa tầm tã, một cậu bé 9 tuổi quỳ gối trên đường, thỉnh cầu bố ruột xuống xe, làm giấy khai sinh cho mình. Lúc này, bố cậu bé diện trang phục chú rể, chuẩn bị đi đón vợ mới. Tình huống khó xử khiến tất cả những người chứng kiến không khỏi đau lòng.
Hình ảnh được chụp lại bởi những người hàng xóm cho thấy, lúc đó trời mưa to, cậu bé quỳ gối trên đường, trông rất chật vật. Người áo trắng đứng bên cạnh cầm ô che là bà ngoại của bé. Khi có người đến cản trở, bà rất bảo vệ cháu, tỏ vẻ phẫn nộ với gia đình chú rể.
Mặc con trai khổ sở cúi đầu, quỳ gối xin được làm giấy khai sinh, người bố vẫn không chịu ra gặp.
Để cháu trai có thể đàng hoàng đi học và tham gia các sinh hoạt khác, bà ngoại cậu bé không ngại vất vả và mất mặt, liên tục yêu cầu người đàn ông xuống xe. Trong lúc đó, cậu bé buồn bã cúi đầu, thi thoảng khẩn cầu bố hãy thương xót mình, đưa ra giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống để cậu được làm giấy khai sinh. Thế nhưng mặc cho con trai quỳ gối khẩn cầu dưới mưa, người bố vẫn ngồi yên trong xe hoa, không có dấu hiệu quan tâm đến hành động của bé.
Theo chia sẻ của người trong cuộc, cậu bé bị bố bỏ rơi từ khi lọt lòng mẹ. Suốt từ lúc cậu chào đời, người bố không chịu nhìn đến một lần, chưa từng hỏi han hay trả tiền nuôi dưỡng. Cậu bé đã được bà ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng suốt 9 năm qua. Tình trạng không có giấy tờ tuỳ thân gây rắc rối cho cuộc sống và việc học tập của cậu. Gần đây, vì rất cần các giấy tờ liên quan nên cậu không thể làm gì khác ngoài việc tìm bố để nài nỉ, nhưng cuối cùng anh ta vẫn lạnh lùng bỏ mặc.
Dù quỳ dưới mưa hồi lâu, cậu bé vẫn không gặp được bố, không được làm giấy khai sinh.
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục Lớn lên trong gia đình khá giả nhưng quý tử của "bà trùm thẩm mỹ viện" vẫn giữ thói quen sống tiết kiệm, giản dị. Doanh nhân Mailisa (tên thật Phan Thị Mai, SN 1975) là nhân vật có tiếng tăm trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp và là người sáng lập, điều hành chuỗi thẩm mỹ viện cùng tên. Trên MXH,...