Nghỉ hưu sớm nghĩa là không làm việc nữa – chắc chưa?
Liệu có phải người trẻ muốn nghỉ hưu sớm là do lười biếng?
Lúc còn bé, chắc hẳn ai cũng từng háo hức muốn trở thành người lớn, tự do làm điều mình thích chẳng bị ai quản thúc. Song, những cô cậu học trò vừa mới ra khỏi cổng trường đại học, thứ chào đón họ lại là những chông gai trong làm việc. Áp lực đồng trang lứa, công việc quá nhiều, không biết làm sao để cân bằng cuộc sống, nhiều người trẻ cảm thấy kiệt sức.
Đây cũng là 1 trong những lý do khiến người trẻ muốn nghỉ hưu sớm , trở thành 1 trào lưu được nhiều người quan tâm dạo gần đây.
Đặc biệt, nó gần như được cho là quan điểm của giới trẻ khi mà thậm chí nhiều người ở thế hệ trước không biết đến thuật ngữ này. Song, liệu có phải tất cả người trẻ đến muốn nghỉ hưu sớm? Suy nghĩ của họ trong câu chuyện này là gì?
Biết đến khái niệm nghỉ hưu sớm từ rất sớm, nhưng không phải ai cũng muốn như vậy
Khi được hỏi về câu chuyện nghỉ hưu sớm, ngay lập tức Phạm Ngọc Sơn (25 tuổi), lập tức chia sẻ rằng “Cá nhân mình vẫn thích làm việc hơn, bởi vì sống không có mục đích, đời vô vị lắm”. Một quan điểm hoàn toàn khác so với suy nghĩ của nhiều người rằng người trẻ nào cũng muốn nghỉ hưu sớm.
Cậu bạn chia sẻ rằng bản thân nghe cụm từ này đã khá lâu rồi, đi làm nghe đồng nghiệp, các anh chị trong công ty thảo luận. Với Ngọc Sơn, nghỉ hưu sớm là nghỉ làm việc trước độ tuổi lao động. Tuy nhiên, Ngọc Sơn lại không có ý định làm điều này “Cá nhân mình vẫn thích làm việc, cũng muốn được tự do về thời gian, tự do tài chính thì vẫn là ưu tiên. Làm việc đến độ tuổi nào cũng được, miễn là mình thoải mái là được”.
Phạm Ngọc Sơn
Bên cạnh đó, Vân Khánh (sinh năm 1999) bắt đầu tiếp cận và và tìm hiểu sâu về khái niệm “nghỉ hưu sớm” vào cuối năm 2020. Lúc đó, cô bạn chuẩn bị tốt nghiệp và cảm thấy bị choáng ngợp, lo lắng trước cuộc sống “người lớn toàn thời gian” sắp tới, đặc biệt là việc phải chịu trách nhiệm 100% cho các quyết định về tài chính của bản thân.
“Mình từng nghĩ tài chính cá nhân là một đề tài quá khô khan. Thế nhưng, sau khi tìm hiểu quản lý tài chính cá nhân không phải chỉ là về tiền bạc và cách để trở nên giàu có mà nó còn về xây dựng phong cách sống tối giản, kỷ luật, và có sự chuẩn bị vững vàng cho tương lai”, cô bạn chia sẻ.
Vân Khánh có định hướng nghỉ hưu sớm, nhưng không quá đặt áp lực về việc phải theo đuổi một kế hoạch hành động chi tiết để đạt được mục tiêu này.
Video đang HOT
Cũng giống Vân Khánh, Đăng Danh ấp ủ kế hoạch nghỉ hưu sớm. Song, có lẽ qua nhiều biến cố thì việc mục tiêu nghỉ hưu sớm cần được cân nhắc lại. “Trước mình ước mơ và cố gắng trước tuổi 35 đạt tự do tài chính và nghỉ hưu non. Có nhiều điều khó dự đoán về kế hoạch, thị trường, kinh tế,… nên kế hoạch mục tiêu này mình để sau. Mình cần chuẩn bị và xây dựng lại nhiều thứ sau đợt “bão giá” này, cũng như ổn định lại bản thân sau một khoảng thời gian làm việc cật lực”.
Nghỉ hưu sớm có phải là nghỉ hẳn không làm việc nữa?
Để hiểu rõ hơn về khái niệm nghỉ hưu sớm, Vân Khánh cho rằng mọi người nên bắt đầu với thuật ngữ “FIRE”. “FIRE” là viết tắt của “Financial Independence, Retire Early”, tạm dịch là “Độc lập tài chính và Nghỉ hưu sớm”.
“Độc lập tài chính có nghĩa là thoát khỏi sự phụ thuộc vào tiền bạc. Còn nghỉ hưu sớm không bó hẹp theo nghĩa là nghỉ hẳn và không làm việc. Nó chỉ đơn giản là bạn có lựa chọn nghỉ hoặc tiếp tục công việc hiện tại nhưng không còn lo lắng hay ràng buộc về vấn đề tiền bạc từ công việc đó nữa. Thực tế, rất nhiều người trẻ có dự định sau khi đạt được FIRE vẫn tiếp tục đi làm những công việc theo đam mê, sở thích của họ”, cô bạn sinh năm 99 chia sẻ thêm.
Đối với Vân Khánh, nghỉ hưu sớm chính là đạt sự “giàu có” về tự do trong lựa chọn và “tự do” trong tâm trí khi bạn không còn phụ thuộc vào thu nhập từ một công việc nào đó lúc về già.
Đăng Danh
“Nghỉ hưu sớm khi đạt tự do tài chính. Theo mình nghĩ để đạt sự tự do thì cái “ăn, mặc” phải đủ”, quan điểm của Đăng Danh.
Cậu bạn này cho rằng, tự do tài chính là khi có dòng tiền thụ động – tiên quyết bằng mô hình kinh doanh tự động hoá. Bạn không cần dành trí tuệ, công sức và thời gian quá nhiều nữa mà sẽ hoàn toàn tự động.
Với dòng tiền này bạn sẽ không còn lo lắng ăn uống quần áo hay các khoản chi phí ràng buộc bản thân. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những điều mình thích, hạn chế và có thể không làm những việc để đi “kiếm cơm”.
Đối với Ngọc Sơn, tự do tài chính có nghĩa biết đủ là đủ. Nhưng mong muốn của con người luôn vô hạn, cậu bạn 25 tuổi chia sẻ rằng đến bây giờ bản thân cũng không biết như nào là đủ, quá khó để lượng hoá. Tuy không chọn nghỉ hưu sớm, nhưng Ngọc Sơn cũng mong đến lúc nào đó, bản thân có thể giảm tải công việc, chứ không hoàn toàn nghỉ hưu sớm.
Giới trẻ muốn nghỉ hưu sớm có phải do lười biếng?
Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng, mong muốn nghỉ hưu sớm của người trẻ đều là từ 1 phần muốn hưởng thụ, lười làm việc, và có phần mơ mộng quá. Vân Khánh cho rằng đánh đồng mong muốn “nghỉ hưu sớm” với “lười biếng” là suy nghĩ mang tính chủ quan. Đây cũng là một hiểu nhầm rất dễ bắt gặp ở những người mới nghe qua nhưng chưa hiểu bản chất của nghỉ hưu sớm.
“Việc nghỉ hưu sớm sau khi đã đạt được tự do tài chính cho phép bạn tự thiết kế cuộc sống của mình theo cách riêng mà không bận tâm đến nỗi lo “miếng cơm manh áo”. Như đã nói ở trên, rất nhiều người sau khi đạt được FIRE vẫn tiếp tục đi làm những công việc theo đam mê, sở thích của họ mà không gắn liền với lợi ích tài chính. Công việc đó có thể thu nhập ít hơn, hoặc chỉ là bán thời gian nhưng cũng đồng nghĩa sẽ bớt áp lực so với những người không theo đuổi mục tiêu nghỉ hưu sớm”.
Vân Khánh
Bên cạnh đó, Đăng Danh cho rằng nghỉ hưu sớm trở nên đại trà và thế hệ trẻ mộng mơ nên khi nhắc đến ăn sung mặc sướng thì ai cũng thích điều đó. Xã hội càng phát triển nên việc theo xu hướng là điều tốt. Cơ hiện thực hóa thì cần kiên trì nỗ lực. “Đi làm đến lúc nào đó đủ áp lực rồi thì bình yên thôi. Đích đến là hạnh phúc, tự do và bình yên. Mỗi tuổi một tư tưởng khác. Giờ còn trẻ, chèo thuyền ra biển xa cho sóng gió. Đứng tuổi lui về dần.”
Mặt khác, với Ngọc Sơn, cậu bạn vẫn muốn làm việc hơn là nghỉ hưu sớm và cảm thấy ổn với những áp lực – điều đang khiến nhiều bạn trẻ kiệt sức. Làm việc khiến cuộc sống có mục đích hơn. Hiện tại, những điều đang có vẫn chưa đáp ứng đủ cái nhu cầu của bản thân, nên cậu bạn muốn cố gắng nhiều hơn. Đồng thời, đi làm giúp cuộc sống vui vẻ hơn nhiều, thoải mái, có đồng nghiệp, có mục tiêu.
“Làm việc thì cần áp lực, không có thì làm chán lắm, nhanh nản. Mình nghĩ khi mình đủ tham vọng, hoài bão, những cái áp lực cũng trở thành động lực. Cuộc sống khó khăn, mọi người thường dễ nản, song mình về quê nuôi cá trồng rau như nhiều người muốn khi nghỉ hưu sớm nghe thì hay nhưng khó lắm. Giờ về nuôi cá trồng rau cũng khó lắm, 1 hecta đồi núi cũng 300 triệu đồng là ít. Nghe thì bớt áp lực nhưng thử rồi mới biết được. Nhà mình xuất thân làm nông nghiệp, cảnh trồng rau nuôi cá cực lắm”.
Có thể thấy riêng câu chuyện nghỉ hưu sớm trong suy nghĩ của người trẻ cũng muôn hình vạn trạng. Tùy thuộc vào mong muốn, mục tiêu và kế hoạch của mỗi người để xem xét liệu điều đó có phù hợp với bản thân không.
Shark Bình giải thích nghịch lý: Vì sao người trẻ đòi 'nghỉ hưu sớm", còn các tỷ phú như Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long,... vẫn miệt mài làm việc?
Là ông chủ hệ sinh thái khởi nghiệp NextTech, Shark Nguyễn Hoà Bình cũng đang miệt mài làm việc dù đã vượt ngưỡng tự do tài chính từ lâu.
Trào lưu nghỉ hưu sớm không còn lạ ở các nước phương Tây nhưng mới chỉ bắt đầu được nhắc đến nhiều tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Khái niệm và phong cách sống này cũng đang gây ra không ít tranh cãi.
Đơn cử, cách đây không lâu, một cô gái 27 tuổi ở Hưng Yên tuyên bố nghỉ hưu sớm với khoản tiền tiết kiệm 100 triệu đồng, ở cùng với gia đình, đi dạy gia sư đã khiến dư luận dậy sóng.
Chưa cần biết giới trẻ thực sự hiểu đúng khái niệm nghỉ hưu sớm hay chưa, nhưng những trường hợp trên khiến người ta đặt ra câu hỏi: " Liệu người trẻ có đang quá lười, trong khi những doanh nhân thành đạt, sở hữu khối tài sản khổng lồ như Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Phương Thảo,... vẫn miệt mài làm việc khi tóc đã phai màu?".
Lý giải về hiện tượng này trong vai trò khách mời của Chương trình "CafeTalk số 02 - Phía sau võ đài" do CafeBiz thực hiện, Shark Nguyễn Hoà Bình - ông chủ hệ sinh thái khởi nghiệp NextTech cho rằng có một vài động cơ, khiến các doanh nhân dù thành đạt nhưng vẫn tiếp tục làm việc.
" Động cơ mang tính cốt lõi là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi mình bị lãng quên, tụt hậu, bị tiêu diệt. Giống như con linh dương sáng dậy biết mình phải chạy rất nhanh, không thì sẽ bị ăn thịt.
Động cơ thứ hai đó là thói quen. Như tôi quen với việc startup 20 năm nay rồi, bây giờ ngừng lại tôi chẳng biết làm gì. Mà không làm nữa thì người yếu đi, cơ thể mụ mị, mất sức khoẻ. Lúc đó họ làm việc chính là họ đang được sống, được vui.
Động cơ thứ 3, không phải là tiền mà là để lại di sản cho xã hội, con cháu. Còn làm được đến lúc nào mà họ chấp nhận rằng mình bị lạc hậu rồi, lùi lại để con cháu, người khác lên thay. Mà lúc đó sẽ rất buồn vì rảnh quá, nhiều thời gian quá".
Ông Bình cho rằng bất kỳ ai ở Việt Nam, có tài sản tầm 10 triệu USD là đã vượt qua ngưỡng tự do tài chính mà không cần nghĩ gì đến tiền nữa. Quan trọng lúc đó người ta sẽ chuyển hoá mục tiêu cao hơn, thành để lại di sản gì cho xã hội, công trình gì cho xã hội.
" Người Việt Nam vẫn còn rất năng động. Miễn là chúng ta tiếp tục tuyên truyền những giá trị thật, giá trị của nghề nghiệp. Mình cứ đẩy mạnh ra ánh sáng, ánh sáng mạnh thì tự nhiên bóng tối sẽ bị xua đi. Chúng ta cứ đẩy mạnh, nói nhiều về những điều tích cực thì tự nhiên những xu hướng tiêu cực, lệch lạc sẽ dần biến mất", Shark Bình nhắn nhủ.
Nội dung bài viết được trích dẫn từ Chương trình CafeTalk do CafeBiz và Kinglive phối hợp thực hiện. CafeTalk là talk show trò chuyện với các doanh nhân và người nổi tiếng, chia sẻ về câu chuyện kinh doanh, quan điểm cá nhân và phong cách sống của họ.
"CafeTalk số 02 - Phía sau võ đài" được phát sóng vào 20h ngày 22/12/2021 trên:
Fanpage CafeBiz: https://www.facebook.com/cafebiz.vn/videos/5030037253708054
Kênh YouTube CafeBiz: https://www.youtube.com/watch?v=WhQheMbvDos
Sang Nhật làm bốc vác, cô gái Đồng Tháp gạt nước mắt, lột xác sau 5 năm Thấy con gái vất vả, mẹ Kim Ngọc xót xa: "Về Việt Nam đi, mẹ nuôi con cả đời". Thế nhưng chính câu nói đó lại khiến Ngọc bừng tỉnh, vực dậy bản thân thêm lần nữa. Một mình ở xứ hoa anh đào Học hết cấp III THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, Kim Ngọc (24 tuổi, quê Đồng Tháp) xin mẹ cho...