Nghỉ học vì dịch corona, phải đưa con bay từ TP.HCM ra Hà Nội gửi
Con nghỉ học vì dịch virus corona, hai vợ chồng anh Huy Hùng (ngụ P.6, Q.Tân Bình) phải sắp xếp mua vé máy bay đưa con về Hà Nội gửi ông bà nội. Anh Hùng dự định ngày 16/2 mới đón con vào TP.HCM để đi học tiếp.
TP.HCM cho học sinh nghỉ, trong bối cảnh dịch virus corona diễn biến phức tạp. Nhiều phụ huynh than trời, vì không biết gửi con ở đâu khi đi làm.
Học sinh các cấp được nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra.
Hơn một tuần nay, gia đình chị Mai Khanh (ngụ chung cư Richmond City, Q.Bình Thạnh) gần như đảo lộn sinh hoạt vì 2 cậu con trai được nhà trường cho nghỉ học để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp do virus corona. Cùng là dân văn phòng, ông bà nội ngoại lại ở xa, hai vợ chồng chị Khanh phải luân phiên xin nghỉ việc để ở nhà trông con.
“Sau Tết cơ quan rất nhiều việc, trường cho nghỉ học 1 tuần, tôi đã tận dụng mọi mối quan hệ quen biết để gửi con, sau đó lại cho nghỉ thêm tuần nữa khiến hai vợ chồng rất lo lắng. Không xin nghỉ nhiều được, tôi phải nài nỉ sếp cho làm online vài hôm cho đến ngày các cháu đi học lại. Ngày nào cũng vừa làm việc, vừa nấu nướng dọn dẹp, lại phải để mắt đến 2 đứa nhóc đang tuổi nghịch… Hở ra để công việc trôi mất lại bị sếp la, tôi thấy stress kinh khủng”, chị Khanh than thở.
Video đang HOT
Vợ chồng anh Huy Hùng (ngụ P.6, Q.Tân Bình) làm việc tại một ngân hàng, đặc thù công việc ngày nào cũng phải trực tiếp có mặt ở cơ quan nên không thể không gửi con để đi làm. Tham khảo hết bạn bè, đồng nghiệp và lên mạng tìm kiếm các dịch vụ trông trẻ nhưng càng tìm càng khó, bản thân vợ chồng anh cũng không dám gửi con cho người lạ.
Đắn đo mãi, hai vợ chồng phải sắp xếp mua vé máy bay đưa con về Hà Nội gửi ông bà nội. Anh Hùng dự định ngày 16/2 mới đón con vào TP.HCM để đi học tiếp.
Nhiều cặp vợ chồng phải thay phiên nhau nghỉ làm hoặc xin làm việc tại nhà để trông con. Ảnh minh hoạ
Việc khổ sở tìm nơi gửi con dường như là câu chuyện không của riêng ai, nhất là khi TP.HCM đông dân, nhiều gia đình trẻ ở tỉnh, thành khác tới lập nghiệp.
Chị Phương Thuỳ (ngụ P.4, Q.Phú Nhuận) làm ở công ty có giờ giấc rất nghiêm ngặt, muốn xin nghỉ phép phải báo trước một tuần. Thế nên khi nhận được thông báo 2 con được nghỉ học, vợ chồng chị mệt mỏi tìm kiếm nơi trông trẻ tạm thời.
Chị Thuỳ bộc bạch: “Dịch bệnh nguy hiểm lại có thông báo nghỉ đột ngột nên tôi không kịp tìm người trông con. Để qua được những ngày này tôi phải gửi con “ké” bác giúp việc tại nhà chị đồng nghiệp, bọn trẻ cũng có bạn chơi với nhau. Theo tôi, cho học sinh nghỉ học trong lúc này để phòng tránh dịch bệnh do virus corona là cần thiết, nên dù có khó khăn trong việc tìm chỗ gửi con, các bậc phụ huynh cũng nên cố gắng khắc phục và tìm giải pháp phù hợp”.
Theo thông báo của Sở GD-ĐT TP.HCM, học sinh các cấp trên toàn TP được nghỉ học cả chính khóa và ngoại khóa đến hết ngày 16/2. Ngoài ra, UBND TP cũng giao Sở GD-ĐT phối hợp Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn các trường học tổ chức các biện pháp phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Đồng thời, UBND các quận, huyện có trách nhiệm rà soát, thực hiện nghiêm việc tạm dừng hoạt động của các hoạt động ngoại khóa, trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống và giữ trẻ nhằm phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh.
Sở Giáo dục va đào tạo TP.HCM cho biết đề xuất này dựa trên cơ sở trao đổi về chuyên môn với Sở Y tế TP.HCM. Việc kéo dài thời gian tạm nghỉ học nhằm đảm bảo phòng chống dịch nCoV xâm nhập, lây lan trong môi trường học đường, đảm bảo sức khỏe của học sinh là đối tượng chưa đủ ý thức và hạn chế về kỹ năng tự phòng ngừa. Ngoài ra, việc này cũng nhằm hạn chế việc tập trung đông người và giảm thiểu nguy cơ lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng.
Theo danviet.vn
Tận tình giúp đỡ học trò nghèo
"Chú Dũng sửa xe" là tên mà những đứa trẻ nơi thôn bản heo hút thuộc huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) gọi anh Phạm Duy Dũng (48 tuổi, trú thôn Tân Hào, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa).
Bị khuyết tật từ nhỏ, vậy mà hơn 17 năm qua, anh vẫn thường xuyên miệt mài vượt hàng chục cây số đi sửa xe đạp miễn phí cho những trẻ em hoàn cảnh khó khăn nơi đây.
Anh Dũng sửa xe đạp cho các em học sinh ở bản Cồn
Anh đã phải trải qua tuổi thơ bất hạnh, năm lên 5 tuổi anh lên cơn sốt nặng khiến đôi chân bị teo lại, yếu dần đi và mất khả năng hoạt động một chân. Anh Dũng chia sẻ: "Hồi trước, bố mẹ cho một chiếc xe đạp, khi xe bị hư hỏng không có tiền đi sửa, tôi mày mò tự sửa, rồi từ đó biết sửa xe. Năm 2002, khi tôi lập gia đình, ra ở riêng, bố mẹ cho rẫy ở gần bản Bù (thuộc xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa) nên tôi thường xuyên qua lại để chăm sóc. Khi đi tắt qua bản thấy xe đạp của trẻ em hư hỏng vứt ở chuồng trâu, chuồng bò rất nhiều, các gia đình ở bản phần lớn đều có hoàn cảnh khó khăn, học trò đi học rất xa, nhiều cháu không có xe hay xe hỏng không sửa được, phải đi bộ tới trường. Thấy thế nên tôi sửa xe đạp giúp các cháu có xe đến trường. Từ đó tới nay, mỗi khi hay tin cháu nào có xe hư hỏng, không chỉ riêng với bản Bù, mà còn nhiều bản khác, tôi đều sẵn sàng tới để sửa xe đạp cho các cháu".
Cứ đều đặn vào thứ bảy và chủ nhật khi học sinh được nghỉ học, anh tạm gác lại công việc nương rẫy vượt quãng đường xa có khi 25km - 30km trên chiếc xe máy quen thuộc tìm tới những bản làng xa xôi để sửa xe cho các cháu.
Anh Dũng kể: "Ở các bản, đường sá xa xôi gồ ghề, dốc vực nguy hiểm, nên mấy cháu nhỏ đi học mà xe bị hư hỏng là nguy hiểm lắm. Thấy các cháu đi trên chiếc xe mình sửa xong để tới trường, tôi rất vui, dù chỉ là việc nhỏ bé. Mỗi chiếc xe đạp được sửa chữa, lăn bánh trên đường là một ước mơ hy vọng cho những trẻ em nghèo nơi đây được cất bước tới trường, chặng đường tìm chữ của các cháu giảm phần cơ cực".
NGUYỄN HOÀNG
Theo sggp
9 người trong một gia đình nhiễm virus Corona sau một bữa lẩu ở Hong Kong 9 người trong cùng một gia đình ở Hong Kong bị nhiễm virus Corona sau khi cùng ăn lẩu và thịt nướng. 9 người trong một gia đình nhiễm virus Corona sau bữa lẩu ở Hong Kong. Theo SCMP, đây là 9 trong số 10 ca nhiễm virus Corona mới ở đặc khu hành chính Hong Kong, Trung Quốc hôm 9.2. 9 người...