Nghỉ học ở trường, bố mẹ dạy hai con ở nhà như thế nào?
“Đối với hai con trai tôi, học ở nhà có nghĩa là học phần lớn ở nhà chứ không phải chỉ học ở nhà”, anh Đặng Quốc Anh chia sẻ.
Mấy ngày qua, nhiều người chia sẻ thông tin về gia đình anh Đặng Quốc Anh và chị Lê Thị Thanh ở quận Tân Bình, TPHCM đã quyết định cho hai cậu con trai là Đặng Thái Anh (sinh năm 2003) và Đặng Nhật Anh (sinh năm 1998) ở nhà tự học.
Sau “hiện tượng” này, nhiều người bày tỏ, gia đình anh Đặng Quốc Anh đã rất dũng cảm và họ có thể sẽ suy nghĩ lại, định hướng học tập cho con mình.
Hai cậu con trai là Đặng Thái Anh và Đặng Nhật Anh.
Để hiểu rõ hơn về định hướng, phương pháp dạy học cho con, anh Đặng Quốc Anh đã chia sẻ với phóng viên.
Có ý kiến cho rằng, gia đình 2 em làm được việc này vì cha mẹ là giáo viên, giảng viên. Nếu không thì không thể làm được như gia đình anh, cha mẹ không thể tự dạy con được?
Tôi biết, giáo viên đại học dạy sinh viên đại học tốt hơn là dạy trẻ em. Điều thuận lợi của tôi ở đây là thời gian linh động chứ không phải nhiều thời gian.
Để dạy trẻ em ai cũng phải học cách dạy tốt nhất mình có thể đạt được, không hình thức học nào là tuyệt đối.
Đối với 2 con trai tôi, học ở nhà có nghĩa là học phần lớn ở nhà chứ không phải chỉ học ở nhà. Học ở nhà không có nghĩa là chỉ học từ cha mẹ. Cha mẹ đóng vai trò hướng dẫn con học từ sách vở, phần mềm máy tính, phim ảnh khoa học, giáo dục cũng như tài nguyên internet.
Cha mẹ cần hướng dẫn con học từ cuộc sống quanh mình bằng cách dần nâng cao tính tự lập của trẻ. Con tôi có thầy dạy Anh văn, Lịch sử, Văn chương, Toán, Âm nhạc, Thể thao,… từ thế giới bên ngoài.
Video đang HOT
Anh Đặng Quốc Anh và cậu con trai út.
Con tự học ở nhà, liệu có nguy hiểm khi hình thành thói quen hoặc tư duy “1 mình làm hết mọi việc”, điều đó sẽ làm mất đi tính tập thể, đồng đội. Người ta nói: Muốn đi nhanh, thì anh đi 1 mình. Muốn đi xa, anh cần đi với nhiều người. Anh đã lường trước được điều này?
Thuận lợi của tôi là đứa lớn đã dạy em nhỏ hơn 5 tuổi có trình độ ngang bằng mình.
Chung tôi bu đăp băng cach cho chung hoc ngoai khoa ơ cac nươc xung quanh như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Myanmar; cho hai con dư cac hôi nghi khoa hoc cua ICISE; lam quen vơi cac giao sư tư trên 80 quôc gia trên thê giơi co ca cac giao sư đoat giai Nobel.
Chung tôi cho các con liên hê khăng khit vơi anh em ho, tâp giao tiêp vơi hoc tro cua chung tôi trong sư kiêm soat cua gia đinh. Các con đươc hoc âm nhac, thê thao. Nhât Anh đang hoc guitar flamenco vơi thây giao hang đâu cua Viêt Nam, Thai Anh đang hoc đan piano.
Có rất nhiều người ủng hộ gia đình vì cho rằng, phương pháp học ở nhà là phá vỡ mọi suy nghĩ và cách làm lối mòn. Tuy nhiên, trẻ em có thể sẽ dễ có cảm giác mặc cảm khi bị cư xử 1 cách quá bất bình thường giữa chính quê hương của mình?
Tôi thấy, bảo tồn truyền thống và quốc tế hoá cao độ là vấn đề lớn. Học ở nhà là hình thức hoc chứ không phải là nội dung học. Trẻ được học để trở thành con người trí năng dù bằng bất cứ phương pháp hay hình thức nào cũng là tận hưởng những điều tốt đẹp mà gia đình, cộng đồng và xã hội ban tặng.
Được biết, điểm IELTS của các em rất cao nhưng các em có diễn đạt được một số ý bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) không, thưa anh?
Môi trường nào trẻ sống bằng Việt ngữ chúng sẽ rất giỏi trong Việt ngữ. Ơ gia đinh tôi câm con nit noi chuyên tiêng Anh vơi ngươi lơn. Chung biêt tiêng Viêt co thê it hơn binh thương nhưng thuân va trong sang.
Nếu cha mẹ và giáo viên nhập làm 1, chắc chắn sẽ có lúc đứa trẻ cảm thấy vô cùng cô đơn, khi đứa trẻ gặp những vấn đề mâu thuẫn với giáo viên, chúng cần tìm đến cái nơi ẩn nấp an toàn chính là cha mẹ. Vậy, anh có lời khuyên nào đối với các bậc phụ huynh muốn áp dụng?
Giao duc tai nha co nhiêu thuân lơi va cung rât nhiêu kho khăn. No cân môt sư chuân bi tôt va cô găng liên tuc không mêt moi. Sư chuân bi đâu tiên phai la sư hiêu biêt cua phu huynh. Sau đo la nguôn lưc cua gia đinh tư thơi gian, công sưc cho tơi tiên bac. Hoc ơ nha không phai la phương phap re tiên du đươc xem xet ơ bât cư giac đô nao.
Gia đình anh có định hướng gì về chuyện học hành của hai con?
Khi chung tôi không day nôi thi chung tôi tim trương, tim thây cho chung. Không phai la chung tôi không muôn cho tre đên trương ma la chưa đu điêu kiên cho chung đên ngôi trương thich hơp.
Chung tôi luôn khao khat con em minh đươc thu hương nên giao duc phu hơp nhât co thê đươc.
Xin cảm ơn anh về những chia sẻ!
Theo Danviet
Cái kết lặng người từ câu chuyện 2 học sinh nghỉ phổ thông tự học ở nhà
Câu chuyện gia đình 2 học sinh quyết định dừng học ở phổ thông để học ở nhà thu hút sự quan tâm của dư luận, dù đang trong những ngày nghỉ lễ.
Báo Tuổi Trẻ ngày 2/5 đăng câu chuyện về gia đình anh Đặng Quốc Anh và chị Lê Thị Thanh - cha mẹ của 2 cháu Nhật Anh (19 tuổi) và Thái Anh (14 tuổi). Anh chị đều là giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM, ông ngoại là nhà giáo. Cả hai con trai nhà anh chị đều học tiểu học, trung học ở trường công lập. Sau đó, nhận thấy những bất cập khi theo học tại hệ thống này, năm 2014, anh Quốc Anh xin nghỉ làm giảng viên để ở nhà đảm trách việc dạy dỗ con cái.
Bài viết thu hút sự quan tâm của dư luận, trong thời điểm ngành giáo dục đang thực hiện thay đổi về chương trình phổ thông.
"Có nhiều điều bất cập trong nhà trường mà bản thân là một nhà giáo, tôi cảm thấy rất bức xúc và bế tắc - chị Thanh giải thích nguyên nhân cho quyết định dừng học này. Chồng chị cho biết thêm, những bất cập đó là chuyện học sinh bị đối xử bất công khi không học thêm, các hình phạt phản giáo dục, cách tổ chức lớp học không phù hợp,v.v
Hiện tại, cả hai anh em đều đang luyện thi chứng chỉ quốc tế về trung học IGCSE (The International General Certificate of Secondary Education), học tiếng Anh, học đàn (Nhật Anh học đàn ghita, Thái Anh học piano), tập thể dục, làm việc nhà...Tháng 9-2016, Thái Anh thi IELTS đạt 8.5 khi chưa tròn 13 tuổi. Riêng Nhật Anh thi IELTS vào tháng 7-2015 đạt 8.0.
Dự kiến Nhật Anh thi lấy chứng chỉ quốc tế IGCSE vào tháng 5/2017, nếu đậu thì gia đình tôi sẽ cho cháu du học ở một nước có nền giáo dục tiên tiến. Từ tháng 2/2017, Thái Anh nhập học lớp 9 tại một trường quốc tế trên địa bàn TP.HCM.
Anh Quốc Anh cho hay, để khắc phục những hạn chế của việc học ở nhà như kỹ năng giao tiếp, môi trường giao lưu với bạn bè, anh chị đã cho con tham gia các cuộc thi hùng biện; tham dự những sự kiện về giáo dục, về khoa học... Lớp dạy kèm của anh tại nhà cũng có nhiều học sinh cùng trang lứa với con anh.
Nói với phóng viên Tuổi Trẻ, Nhật Anh cho biết: "Khi tự học, em đã thay đổi quan niệm học tập: trước đây học để có điểm vì có điểm mới lên lớp được, bây giờ tự học thì học để có kiến thức cho bản thân, học vì mình muốn tìm hiểu, sau đó mới đến điểm số".
Tự học tại nhà - thuật ngữ "homeschooling" - là một phương thức giáo dục đã có ở một số nước trên thế giới, khá quen thuộc ở Mỹ. Những năm gần đây, một số gia đình Việt Nam đang dạy con theo phương thức này. Câu chuyện của gia đình anh Quốc Anh với những kết quả ban đầu về năng lực học tiếng Anh của 2 học sinh củng cố thêm niềm tin của số ít phụ huynh đang kiên trì theo hướng homeschooling.
Chỉ một ngày sau khi đăng tải, câu chuyện đã thu hút sự quan tâm lớn với nhiều ý kiến trái chiều.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa trong bài bình luận "Tự học tại nhà, còn sự lựa chọn nào khác" đăng tải ngày 3/5 là một trong số 84,7% độc giả đã bấm vào mục"Ủng hộ" trong một thăm dò trên báo Tuổi Trẻ (với hơn 5.000 người) cho biết, anh hiểu những người khác sẽ nghĩ như mình, ủng hộ một sự lựa chọn dù không có nghĩa là mình có thể làm được, bởi không phải gia đình nào cũng có những điều kiện thuận lợi như anh Quốc Anh và chị Thanh.
"Con số 84,7% khiến chúng ta phải suy nghĩ, khiến chúng ta phải cùng nhau bày tỏ thái độ về một nền giáo dục đang có vấn đề. Tôi dám chắc một điều rằng sự lựa chọn này không dễ dàng với anh Quốc Anh và chị Thanh, đó là lựa chọn đau đớn cuối cùng sau những giày vò và bế tắc".
Kết thúc bài bình luận ngắn gọn, TS Hòa nêu một dẫn chứng, khiến cho những người quan tâm tới giáo dục nước nhà không thể không suy ngẫm:
"Có rất nhiều lãnh đạo của các trường, của ngành giáo dục luôn nói rằng giáo dục VN ưu việt, thậm chí có thứ hạng trên thế giới, nhưng rốt cuộc đều gửi con cái mình đi học ở nước ngoài, mà không cho chúng thụ hưởng sự ưu việt đó của nền giáo dục nước nhà (!)".
Theo Song Nguyên (VNN)
Xe máy và xe đầu kéo đối đầu, 2 mẹ con tử vong Lưu thông trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) xe máy và xe ô tô đầu kéo đối đầu khiến 2 mẹ con tử vong tại chỗ Trao đổi với PV Dân Việt sáng 13.3, đại úy Nguyễn Mạnh Hùng - Đội phó đội Cảnh sát Giao thông huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho...