Nghỉ học một hôm cũng không sao, con nhỉ!
Tôi có một “ nguyên tắc”, đó là có thể phá vỡ nguyên tắc của sự đều đặn bất cứ lúc nào.
Melissa Willets là cây viết quen thuộc trên trang PopSugar. Bài chia sẻ mới nhất của chị về câu chuyện cùng con gái nhỏ khiến bất cứ bà mẹ nào cũng nhìn thấy hình ảnh của mình.
Chị Melissa Willets (tác giả bài viết) và con gái.
“Hôm qua, con gái đang học mẫu giáo của tôi bỗng xịu mặt khi tạm biệt mẹ đến trường. Con không thoải mái và chưa sẵn sàng khi phải rời xa mẹ. Tôi thoáng có suy nghĩ thuyết phục con vì tôi còn nhiều việc phải làm. Nhưng rồi, tôi quyết định cho con nghỉ học. Bé rạng rỡ và cười thật tươi. Cả ngày hôm ấy, mẹ con tôi dành thật nhiều thời gian bên nhau. Chúng tôi ra ngoài tản bộ, vào siêu thị mua sắm ít vật dụng, ăn trưa cùng nhau, trò chuyện.
Tôi chợt nhận ra rằng đã lâu lắm rồi tôi và con gái mới dành nhiều thời gian cho nhau như thế. Tôi ôm con, lặng yên ngắm con thật lâu như những ngày đầu con đến với thế giới này. Với nhiều phụ huynh và thầy cô giáo, việc thỉnh thoảng cho trẻ nghỉ học là điều chẳng nên, nhưng với tôi, đấy lại là sự kiện vô cùng quan trọng. Thỉnh thoảng, đứa trẻ cần “trật nhịp” một chút, cũng chẳng sao cả. Bù lại, điều mà con nhận được là rất nhiều.
Hình ảnh minh họa
Tôi có một “nguyên tắc”, đó là có thể phá vỡ nguyên tắc của sự đều đặn bất cứ lúc nào. Trong năm học, sẽ có một số ngày tôi cho con nghỉ học nếu tôi quan sát và cảm nhận con thật sự đang cần mẹ tiếp thêm năng lượng. Đó có thể là một ngày con quá căng thẳng vì bài tập, không vui trong mối quan hệ bạn bè… Tôi biết lúc ấy con cần giải tỏa, cần có một ngày thật vui để rồi con quay trở lại trường học và xử lý vấn đề của mình. Với con đầu, tôi đã làm thế và với con gái nhỏ, tôi cũng giữ cách này.
Tôi tin rằng, dù là đứa trẻ ba tuổi hay là một người lớn 30 tuổi, thậm chí lớn tuổi hơn thế thì cũng cần những khoảng nghỉ, tách mình ra hẳn guồng quay mỗi ngày. Con gái tôi chỉ mới năm tuổi, nhưng trong thế giới của con, việc xa mẹ đôi khi cũng khiến con chẳng dễ chịu chút nào. Một ngày nghỉ sẽ thú vị hơn khi tôi cho con tự quyết định ngày hôm đó con muốn làm gì. Thông thường, chúng tôi sẽ có những hoạt động cùng nhau như ăn sáng ở quán “ruột” hoặc nấu nướng món ưa thích ở nhà, cùng nhau thăm viện bảo tàng, đi công viên…
Video đang HOT
Cho con nghỉ học không có nghĩa tôi không quan trọng chuyện trường lớp của con. Con tôi mất một ngày học nhưng đổi lại, con quen với việc nhận ra con cần làm gì mỗi lúc bản thân đối diện với vấn đề của mình. Tôi muốn con hiểu rằng, cuộc sống này không chỉ cần sự chuẩn mực hay những điểm số, lời khen. Việc học không chỉ nhắm đến những điều đó mà học là cách giúp con tiếp thu kiến thức và có những trải nghiệm thú vị, khám phá nhiều hơn năng lực của mình. Trong cuộc sống, sự cân bằng, gia đình hay niềm vui cũng quan trọng không kém. Việc đứa trẻ biết mẹ chúng luôn sẵn sàng ở bên chúng cũng quan trọng vô cùng. Tôi từng nói với con: “Khi con không vui, cần được xoa dịu thì có mẹ đây”, và con bé luôn tin như thế.
Hình ảnh minh họa
Ai đó có thể cho rằng, việc cho con nghỉ học để có thời gian vui vẻ hay thư giãn chẳng khác nào dạy con vô trách nhiệm. Không phải! Trách nhiệm của con là lắng nghe cảm xúc và hiểu mình đang thật sự cần gì, trách nhiệm không có nghĩa là chỉ nhắm vào việc hoàn thành nhiệm vụ mà quên mất chăm sóc, nâng đỡ chính bản thân mình. Trách nhiệm là việc chúng ta phải nhìn thấy “bức tranh” hoàn thiện hơn thay vì quá căng thẳng vào những chi tiết nhỏ.
Tâm trí của con trẻ nếu được “nhúng” bởi càng nhiều ký ức đẹp, kỷ niệm vui vẻ, thì quãng đời sau này, đứa trẻ sẽ càng dễ được xoa dịu mỗi khi phải đối diện với những căng thẳng, chuyện không như ý.
Theo phununoline.com.vn
10 năm sau khi tốt nghiệp, tôi nghiệm ra: năng lực của bạn thế nào, thế giới trong tay bạn sẽ thế ấy
Khi bạn bè thành công còn mình chẳng có gì, bạn nghĩ họ có người chống lưng, có chồng là đại gia, có nền tảng gia đình vững chắc. Thật ra không phải bạn nghi ngờ tài năng của họ, bạn chỉ đang viện lý do để an ủi con tim tan vỡ của mình.
Tôi nhớ mãi có một câu nói thế này : "Một ngày của bạn ra sao cả đời sẽ như thế." Nhiều lúc chúng ta cứ nghĩ việc thay đổi bản thân quan trọng như thế để ngày mai hãy bắt đầu, nhưng ngày mai lại hẹn ngày mai nữa, rồi ngày này qua ngày khác lười biếng tạo cho mình một cuộc sống tầm thường vô vị.
Một ngày qua đi khoảng cách giữa những người tài giỏi trong công ty và chúng ta một xa hơn sau mười năm khoảng cách ấy đã đủ để chúng ta xách dép chạy theo họ cũng không kịp. Bạn cho rằng thành công của họ là nhờ vào nền tảng gia đình, do nịnh bợ cấp trên hoặc nguyên nhân nào khác bạn không biết?
1.Đố kỵ chỉ khiến bạn sẽ dậm chân tại chỗ, thậm chí tụt lùi, trong khi cuộc sống của những người bạn đố kỵ ngày càng tốt hơn. Người thông minh dành thời gian học hỏi, kẻ vô dụng chỉ biết gièm pha.
2. Không công bằng với bản thân là một loại công bằng. Kẻ mạnh luôn đề cao sự lựa chọn tự nhiên, người thích hợp mới tồn tại, chỉ có kẻ yếu mới ngày ngày kêu gào đòi công bằng.
3.Nỗ lực sẽ rất vất vả, có khi còn khiến bạn thất vọng, không nỗ lực thì nhẹ nhàng thoải mái hơn. Còn gì tuyệt vời hơn ngày ngày nằm xem ti vi cắn hạt dưa, nhưng khi người khác có được thành tựu, bạn đừng sốt ruột đấy nhé.
4.Cách tốt nhất để giải quyết mọi phiền não là không đòi hỏi quá nhiều. Thay vì bực bội khi người khác không giúp đỡ, sao bạn không cố gắng giành lấy bằng chính sức mình? Lý do gì họ phải giúp đỡ bạn?
5.Bạn không làm được không có nghĩa người khác cũng không làm được. Tầm nhìn quyết định hoài bão, nhận thức quyết định bạn có thể đi được bao xa.
6.Khởi điểm càng thấp càng phải nỗ lực. Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, cách duy nhất để bạn vượt qua họ là nỗ lực gấp trăm gấp nghìn lần họ.
7. Lương càng cao càng ít thời gian rảnh. Người khác nhiều tiền, phong thái đĩnh đạc khiến bạn cảm thấy ngưỡng mộ, nhưng bạn có biết khi bạn nằm ườn ra giường buôn chuyện thì họ đang vất vả làm việc bên ngoài.
8. Lương càng thấp, khả năng chi phối cuộc sống càng thấp. Khách quan mà nói, năng lực của bạn thế nào, thế giới trong tay bạn sẽ thế ấy. Bạn thấy mức lương của mình quá thấp bởi bạn đang đứng ở góc độ chính bản thân mình. Nếu một ngày bạn lên làm ông chủ, nhớ lại ngày đó, bạn sẽ biết ơn ông chủ đã quá ưu ái bạn.
9. Tìm thêm ưu điểm, quên đi khuyết điểm của người khác. Học hỏi điểm mạnh của người khác sẽ giúp bạn tiến bộ từng ngày còn chỉ nhìn vào thiếu sót của người khác, bạn sẽ trở thành một kẻ hẹp hòi.
10.Đừng coi thường những kẻ nịnh bợ, đó cũng là một loại năng lực. Nếu bạn lên làm lãnh đạo, bạn có thích nghe người khác nịnh bợ mình không? Điều bạn ghét chính là người khác có thể khiến sếp vui lòng, giúp bầu không khí vui vẻ, trong khi bạn không thể làm được điều đó.
11. Một ngày bạn sống thế nào, cả đời bạn sẽ như thế. Ngày mai mình sẽ bắt đầu đọc sách, bắt đầu học, bắt đầu dậy sớm đi làm. Những việc lên kế hoạch cho ngày mai, cả đời này khó mà thực hiện được, chi bằng bây giờ bắt tay vào làm ngay!
12.Lãnh đạo thích những người mang lại hiệu quả công việc. Điều này cũng giống như giáo viên ở trường thích học sinh giỏi vậy. Ai cũng thích những người ưu tú, không ai thích kẻ đi bằng đầu gối cả. Đừng nghĩ thế giới này không công bằng, khi bạn giỏi giang, bạn sẽ thấy đời rất công bằng.
13.Nơi làm việc nào cũng có đấu đá, bạn không chấp nhận được thì về nhà mà nằm. Đâu đâu cũng có cạm bẫy, những trò đấu đá lẫn nhau, có cố gắng cũng chẳng cách nào thay đổi được.
14.Đừng coi sếp là giáo viên chủ nhiệm, lúc nào cũng phải nhắc nhở, yêu thương, dạy dỗ bạn. Sếp không có nghĩa vụ phải dạy dỗ bạn, họ còn có gia đình, con cái cần chăm lo. Nếu bạn may mắn có được người sếp tận tình bảo ban, hãy cảm ơn họ tử tế.
15.Đừng chỉ nghĩ theo chiều hướng an ủi mình. Khi bạn bè thành công còn mình chẳng có gì, bạn nghĩ họ có người chống lưng, có chồng là đại gia, có nền tảng gia đình vững chắc. Thật ra không phải bạn nghi ngờ tài năng của họ, bạn chỉ đang viện lý do để an ủi con tim tan vỡ của mình.
16.Muốn thay đổi thế giới, trước tiên cần thay đổi chính mình. Ai cũng muốn thay đổi cả thế giới, nhưng thói hư tật xấu của mình còn không sửa được thì làm được việc gì.
Mười sáu câu nói này tôi đã tự mình đúc kết sau những trải nghiệm của bản thân suốt mười năm qua. Mỗi điều trong đó đều nhắc nhở tôi, cho dù cuộc sống hiện giờ có thuận buồm xuôi gió, cũng đừng bao giờ ngừng nỗ lực và quên đi khó khăn đã qua.
Người thầy của tôi từng nói : "Bảy năm là cả một đời." Bảy năm là một vòng luân hồi của đời người, đủ để thay đổi cuộc sống của bạn. Và tôi tin rằng mỗi ngày một tiến bộ thì sau mười năm cuộc đời sẽ hoàn toàn mới.
Theo guu.vn
Làm sao để bớt nhạt nhẽo? Không có ai thực sự nhạt, chỉ có người chưa thêm gia vị cho chính câu chuyện của mình. Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất luôn ám ảnh ta khi bước chân vào thế giới này và giao tiếp với mọi người, đó là chúng ta có thể bị chê là nhạt nhẽo. Nhưng tin vui, và cũng là sự thật...