Nghỉ học giữa kỳ nghỉ lễ: Phụ huynh và giáo viên rối bời
Khá nhiều kế hoạch của các bậc phụ huynh có con học THCS, THPT ở Hà Nội bị phá vỡ với thông báo sát dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 từ trường học về việc chỉ được nghỉ 2 ngày thay vì 5 ngày như đa số người dân cả nước. Nhiều trường học cho biết, việc bắt buộc phải đi học vào thứ hai là cứng nhắc.
Sẽ có nhiều gia đình phải kẹt ở Hà Nội vì con đi học ngày 29-4
Giáo viên “hủy tour” hàng loạt
Thứ sáu ngày 26-4, buổi sáng các giáo viên của trường THCS thuộc quận Ba Đình vẫn đinh ninh là được nghỉ 5 ngày theo lịch nghỉ chung cả nước trong dịp 30-4, 1-5. Tuy nhiên, đến trưa, thông báo chính thức từ hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn bộ học sinh, giáo viên vẫn đến trường bình thường vào ngày thứ hai, 29-4 và chỉ được nghỉ đúng 2 ngày lễ theo quy định. “Thông báo quá muộn khiến giáo viên ngỡ ngàng chứ không nói đến học sinh. Nhiều em tỏ ra buồn bã vì với kỳ nghỉ dài ngày lần này, rất nhiều gia đình đã lên kế hoạch từ sớm để đi nghỉ. Ngay cả giáo viên chúng tôi cũng rơi vào tình trạng bị động và bắt buộc phải hoãn lại hàng loạt kế hoạch nghỉ ngơi cùng gia đình” – cô N.T.Hằng, giáo viên THCS Ba Đình cho biết.
Một hiệu trưởng trường THCS quận Hoàn Kiếm cho biết, với thông báo vừa nhận được của Sở GD-ĐT, trường bắt buộc phải thông báo lại với giáo viên, phụ huynh đi học vào thứ hai. “Cả Ban giám hiệu có 3 người, đều cũng đã có kế hoạch riêng với gia đình. Bây giờ chỉ được nghỉ 2 ngày nên hiệu trưởng phải hủy chương trình để các hiệu phó có điều kiện nghỉ ngơi chứ mấy khi giáo viên có được kỳ nghỉ lễ tới 5 ngày cùng cả nhà lại bắt tất cả đến trường cũng không để làm gì” – vị hiệu trưởng này chia sẻ.
Cũng trong ngày thứ sáu, các giáo viên sau khi được thông báo bắt buộc phải đến trường vào thứ hai đều tranh thủ nhờ nhau các tiết dạy vào ngày này để không phải hoãn kế hoạch của gia đình. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đổi tiết được nên việc bắt buộc “hủy tour” của giáo viên là đa số. Đặc biệt, đối với học sinh, nhiều gia đình đã đặt vé máy bay đi du lịch nước ngoài hay đi chơi xa phải đến trường xin phép cô giáo cho nghỉ “ốm” trong ngày 29-4.
Video đang HOT
Không tổ chức kiểm tra, thi vào thứ hai
Theo quy định chung của cả nước dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, thực hiện nghỉ vào thứ hai, 29-4 và đi làm bù vào thứ bảy, 4-5. Như vậy, trong dịp nghỉ lễ này cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 5 ngày liền. Quy định này cũng nói rõ, đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp. Tại Hà Nội, một số trường cho biết, họ cũng mới nhận được công văn của Sở quy định những trường không thực hiện lịch nghỉ cố định ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần chỉ được nghỉ 2 ngày 30-4 và 1-5.
Với quy định cứng này, các trường dù muốn tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh cũng không dám. “Vẫn biết dịp nghỉ này là cơ hội để hàng nghìn gia đình có học sinh của trường được nghỉ ngơi với nhau nhưng đúng theo quy định của Sở GD-ĐT thì không thể làm khác được. Tuy nhiên, nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện, gia đình nào có nhu cầu và có đơn xin nghỉ học cho con vào ngày này thì vẫn cho học sinh nghỉ. Chúng tôi cũng không bố trí kiểm tra hay thi học kỳ vào ngày này vì đoán chắc số học sinh nghỉ học không nhỏ” – hiệu trưởng trường THCS quận Ba Đình cho biết.
Điều mà nhiều trường băn khoăn là theo đúng khung chương trình của Bộ GD-ĐT, học sinh THCS thực học là 37 tuần, với thời gian bắt đầu năm học vào ngày 15-8 và ngày quy định kết thúc năm học là ngày 25-5 thì các trường phải duy trì tới 40 tuần. Như vậy, các trường hoàn toàn có thể chủ động thời gian hoàn thành chương trình thay vì việc bắt buộc đi học vào thứ hai, làm gián đoạn lịch nghỉ lễ của các gia đình. Bên cạnh đó, thời điểm này, nhiều trường THCS đều gần như đã hoàn thành xong việc thi học kỳ II để tập trung cho học sinh lớp 9 chuẩn bị kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT. Việc quy định cứng thay vì để các trường chủ động sắp xếp thời gian học phù hợp khiến việc dạy và học ở trường vào thời gian này gặp không ít khó khăn khi tâm lý học sinh thi xong học kỳ là không còn chú tâm tới bài vở.
Theo ANTD
Bỏ học vào rừng chặt đót
Sau Tết, nhiều học sinh ở miền núi Quảng Ngãi tranh thủ giờ nghỉ, thậm chí bỏ học để vào rừng sâu chặt đót, bán lấy tiền.
Những ngày đầu năm, người dân tộc Cor tại các huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) vui mừng bởi giá thu mua đót năm này cao gần gấp đôi năm ngoái, đạt 4.000 - 6.000 đồng/kg.
Vợ chồng anh Hồ Văn Thanh thôn Trà Lum, xã Trà Sơn (huyện Trà Bồng) từ ngày mùng 4 tết đã đi cắt đót. Đót năm nay đẹp, giá thu mua cao nên mỗi ngày 2 vợ chồng cắt được cả trăm cân đót tươi, nhập cho dân buôn với giá 5.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, họ kiếm được 300.000 - 500.000 ngàn đồng.
Học sinh đi cắt đót kiếm tiền
"Trước Tết, cả nhà vay mượn gần chục triệu đồng để ăn Tết, sắm đồ. Ra Tết, nhờ đót được giá nên 2 vợ chồng tranh thủ đi cắt để trả nợ", anh Thanh nói. Theo anh Thanh, để có đót, phải đi vào rừng sâu mới có, bởi đất đồi, đất nương rẫy gần làng đã được trồng keo hết. Để có được trăm cân đót mỗi ngày, hai vợ chồng anh phải dậy thật sớm, đi bộ vào rừng gần 2 tiếng mới có đót.
Em Hồ Văn Linh, học sinh lớp 8 Trường THCS Trà Lâm, tranh thủ giờ nghỉ học lên rừng chặt đót đem bán kiếm tiền học. Dáng người gầy gò, ốm yếu, vác bó đót gần 30kg trên vai, Linh vẫn nở nụ cười tươi. Số tiền khoảng 150.000 đồng bán đót, sẽ giúp em có thêm tiền ăn học.
"Nhà em nghèo lắm. Nên ngày nửa buổi em lên rừng chặt đót cùng bạn để kiếm tiền ăn học. Nhiều bạn học của em, nghỉ học để đi chặt đót kiếm tiền", Linh nói.
Một giáo viên trường Tiểu học và THCS Trà Lâm (Trà Bồng) cho biết: "Chuyện học sinh miền núi nghỉ học theo kiểu giã gạo vào mùa đót vẫn thường xuyên xảy ra. Năm nay, giá đót cao, nhiều học sinh nghèo nghỉ học luân phiên để phụ giúp gia đình, kiếm tiền ăn học. Giáo viên, nhà trường nỗ lực vận động học sinh chỉ đi chặt đót vào giờ không lên lớp, tránh tình trạng bỏ học không theo kịp chương trình".
Thôn Trà Linh, xã Trà Lãnh (huyện Tây Trà) nằm ngay dưới chân đèo Eo Chim. Mọi năm, sau Tết thanh niên đổ xô vào Nam tìm việc. Năm nay, đót được giá nên hầu hết thanh niên nán lại ở nhà chặt đót kiếm tiền.
"Chặt đót sướng hơn làm công nhân", Hồ Văn Đạt (20 tuổi), một thanh niên trong thôn, nói. Đạt từng vào Nam làm công nhân may mặc. Mỗi ngày vào rừng cật lực, Đạt cũng kiếm được từ 50 - 70 kg đót tươi. Nhiều thanh niên Trà Lãnh và các xã khác ở huyện Tây Trà và Trà Bồng đến nay vẫn còn nán lại quê nhà chờ thu hoạch hết mùa đót đầu năm rồi mới tính chuyện vào Nam kiếm việc.
Ông Hồ Văn Hùng, trưởng thôn Trà Linh cho biết: Mùa đót chỉ kéo dài khoảng 1 tháng là hết. Sau mùa đót, thanh niên trai trẻ sẽ lại kéo vào Nam hết, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ ở lại mà thôi".
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Hơn 750 học sinh phải nghỉ học vì... họp chợ Việc học sinh phải nghỉ học ngày thứ 6 hàng tuần và đi học bù vào ngày chủ nhật đã diễn ra từ năm 2000 đến nay tại 2 trường Tiểu học và THCS Đường Thượng, huyện Yên Minh (Hà Giang) khiến nhiều phụ huynh, học sinh và các thầy, cô giáo nơi đây rất bức xúc. Theo các thầy, cô giáo trường...