Nghỉ hè, trẻ vùi đầu vào tivi, Ipad, Smart phone… cận nặng lúc nào không hay
Các bác sĩ chuyên khoa mắt cảnh báo, vào kỳ nghỉ hè, trẻ không phải đến trường, rất nhiều gia đình không có người trông trẻ nên bố mẹ đưa cho con smart phone, ipad, hoặc để trẻ ở nhà một mình vùi đầu vào xem tivi… khiến mắt của bé tổn thương lúc nào không hay.
Khám mắt cho một bệnh nhân bị tật khúc xạ (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Đặng Thị Như Quỳnh, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn của Bệnh viện Mắt Quốc tế DND (Hà Nội) cho biết, tỷ lệ trẻ bị mắc các bệnh về tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị… đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các đô thị lớn.
Đáng chú ý, dù chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng qua thăm khám bệnh nhân tại bệnh viện cho thấy, số trẻ đến khám tật khúc xạ thường gia tăng nhiều hơn vào trong và sau mùa hè – thời điểm trẻ trong tuổi học đường được nghỉ học.
Theo bác sĩ Đặng Thị Như Quỳnh, một trong những nguyên nhân khiến gia tăng cận thị ở trẻ học đường tại các đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là bố mẹ ít có thời gian chơi cùng con nên thường đưa cho con smart phone, ipad, hoặc để trẻ vùi đầu vào xem tivi…
Video đang HOT
Chính việc trẻ ngồi hàng giờ tập trung vào điện thoại, ipad khiến điều tiết của mắt nhiều hơn bình thường. “Do tình trạng mắt nhìn nhiều liên tục ở cự ly ngắn làm gia tăng điều tiết của mắt, lâu dần nếu không có điều chỉnh kịp thời sẽ làm cho trẻ cận thị”- bác sĩ Như Quỳnh nói.
Nguy hiểm hơn, rất nhiều trẻ đã có tổn thương mắt khá nặng nhưng hoặc do chủ quan, hoặc do bố mẹ thiếu quan tâm mà đến viện khám muộn, khi mắt gần như đã phải phụ thuộc hoàn toàn vào kính.
Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND kể, tại viện, những trường hợp trẻ cận trên 10 Diop (thường gọi là “độ”) vào khám khá phổ biến. Thậm chí mới đây, bệnh viện đã tiếp nhận một trẻ vào khám khi độ cận của mắt đã lên tới 25 Diop. Đây là trường hợp trẻ bị cận bẩm sinh, đã đeo kính từ nhỏ nhưng sau đó không đi khám định kỳ để điều chỉnh độ kính phù hợp nên độ cận tăng nhanh.
Trong chuyên khoa mắt, thường những người cận trên 7 Diop thì đã phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào kính, tức bỏ kính ra thì nhìn rất mờ. Khi đã cận tới trên 10 Diop thì kể cả đeo kính cận vào vẫn chỉ nhìn rõ bằng 1, 2/10 so với mắt thường, đồng thời cần hạn chế tối đa vận động mạnh, không chơi những môn thể thao đòi hỏi dùng sức nhiều như bóng đá, bóng rổ, chạy… hay các môn thể thao đối kháng.
“Với trường hợp cận tới 25 Diop như kể trên thì buộc phải điều trị bằng phương pháp phaco thay thủy tinh thể, hoặc đặt kính nội nhãn (đặt mắt kính vào trong mắt người bệnh” – bác sĩ Như Quỳnh chia sẻ, đồng thời cho biết thêm: “Không những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà người có độ cận, loạn thị cao còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm về đáy mắt”.
Theo anninhthudo
Hạn chế cho trẻ "nghiền" điện thoại trong những ngày nghỉ Hè
Khi trẻ xem điện thoại liên tục và để gần, tình trạng mắt nhìn nhiều liên tục ở cự ly ngắn làm gia tăng điều tiết của mắt, lâu dần nếu không có điều chỉnh kịp thời sẽ làm cho trẻ cận thị.
Các bậc phụ huynh cần hạn chế cho trẻ xem điện thoại nhiều. (Ảnh: PV/Vietnam)
Hè là dịp trẻ em được nghỉ học từ 2-3 tháng, sau một thời gian dài học tập. Tuy nhiên, thời gian nghỉ của trẻ kéo dài mấy tháng để có được sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em vẫn là nỗi lo của nhiều ông bố bà mẹ.
Nhiều gia đình bố mẹ đi làm cả ngày, bé ở nhà với ông bà, nhiều phụ huynh thường "nhờ" điện thoại, ipad để chơi, cả ngày. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn tới mắt của trẻ.
Theo thống kê của ngành y tế, tại Việt Nam, trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Như vậy, có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ.
Thời gian qua mặc dù ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh ở Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Điều này đòi hỏi các giải pháp kịp thời và khả thi để ngăn chặn tình trạng mù loà và tổn thương thị lực do tật khúc xạ gây ra nhằm góp phần đạt được Mục tiêu Thị giác vào năm 2020 của Chính phủ và ngành y tế.
Chia sẻ tại hội thảo "Cập nhật những kỹ thuật mới về điều trị tật khúc xạ," bác sỹ Đặng Thị Như Quỳnh - Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Mắt Quốc tế DND cho biết, nguyên nhân khiến gia tăng cận thị ở trẻ nhỏ là bố mẹ ít có thời gian chơi cùng con nên đưa cho con điện thoại thông minh, ipad. Việc trẻ ngồi hàng giờ tập trung vào điện thoại, ipad khiến điều tiết của mắt nhiều hơn bình thường.
Bác sỹ Quỳnh phân tích: "Khi trẻ xem điện thoại thường xem liên tục và gần, mắt nhìn nhiều liên tục ở cự ly ngắn làm gia tăng điều tiết của mắt, lâu dần nếu không có điều chỉnh kịp thời sẽ làm cho trẻ cận thị. Điều đáng lo ngại là tình trạng này với trẻ thành vòng xoáy lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ làm cho tình trạng cận thị tăng nhanh, tiến triển nhanh."
Bên cạnh đó, tại nhiều trường ở thành phố, khuôn viên trường hiện nay thu hẹp lại, mặc dù tiêu chuẩn ánh sáng được đặt ra nhưng trẻ thường được học bằng ánh sáng từ đèn điện, trong khi ánh sáng tự nhiên giúp mắt điều tiết tốt, khoẻ mạnh thì các con ít có cơ hội được tiếp xúc. Ở lớp giáo viên không thể nhắc nhở thường xuyên nên trẻ hay cúi gằm xuống để nhìn cũng làm gia tăng nguy cơ cận thị.
Các chuyên gia trong lĩnh vực nhãn khoa cũng cho biết, bệnh nhân cận thị, loạn thị cao có nguy cơ thoái hóa võng mạc, nếu không đi khám định kỳ, điều trị dự phòng, bệnh nhân có thể bị bong võng mạc, gây mất thị lực vĩnh viễn không thể phục hồi. Không những vậy, những bệnh nhân đã từng có biến chứng đáy mắt do tật khúc xạ cao, sau khi phẫu thuật điều trị, thị lực sẽ không đạt được tối đa như bệnh nhân khác.
Bác sỹ Quỳnh khuyến cáo, người bệnh khi phát hiện có những tổn thương ở đáy mắt, người bị cận, loạn thị cao cần tăng tần suất khám mắt định kỳ (khoảng 3 tháng/lần) để đeo kính đúng số và kiểm soát biến chứng ở đáy mắt. Ngoài ra, với những người có độ cận từ 10-15 diop cần hạn chế tối đa vận động mạnh, không chơi những môn thể thao đòi hỏi dùng sức nhiều như bóng đá, bóng rổ, chạy... hay các môn thể thao đối kháng.
Vì vậy, khi mùa Hè đến, nếu không cho con tham gia các khóa học kỹ năng, các hoạt động trải nghiệm, phụ huynh cần lưu ý và kiểm soát trẻ với những chiếc máy tính bảng, điện thoại vì con có thể phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm./.
Theo Vietnamplus
Dấu hiệu nhận biết trẻ có bệnh lý về mắt Nếu con bạn thường xuyên dụi mắt ngay cả khi bạn biết chắc con không buồn ngủ, hoặc cảm thấy chói khi nhìn ánh sáng thì nên đưa đi khám. Có thể trẻ đã bị cận thị. Ảnh minh họa Theo các bác sĩ Khoa Mắt, Bệnh viện Quốc tế City, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng bởi...