Nghĩ gì khi có Ấn đền Trần trong tay?
Từ lâu, người dân vẫn nghĩ, Ấn đền Trần là tấm bùa giúp thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, theo điều tra mới đây của Sở VH, TT&DL tỉnh Nam Định, chỉ có 15,2% trên tổng số 800 lá phiếu điều tra cho rằng Ấn giúp thăng quan tiến chức.
Sáng 18/1, tổng kết đổi mới mô hình tổ chức lễ hội đền Trần năm 2012, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cùng các cơ quan liên quan đã tổ chức điều tra dư luận xã hội về Lễ hội Khai Ấn đền Trần năm 2011, với 800 lá phiếu điều tra trên địa bàn tỉnh Nam Định và các địa phương khác.
Khi được hỏi về tác dụng của Ấn đền Trần khi treo trong nhà, phần lớn người dân đều cho rằng Ấn đem lại bình an, hạnh phúc trong gia đình (72%); 40% trả lời là Ấn giúp các thành viên trong gia đình mạnh khỏe; 34,8% cho rằng Ấn giúp làm ăn phát đạt; 24,7% cho rằng có tác dụng giúp cho học vấn; 22,6% cho rằng Ấn giúp trấn trạch, trừ tà ma; 15,2% cho rằng treo Ấn giúp thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, cũng có 8,9% người cho rằng việc có Ấn trong nhà chỉ là tâm lý chứ không linh thiêng gì.
Đa số người dân khi được hỏi đều cho rằng Ấn đem lại bình an nên phải chen chúc “cướp” Ấn (ảnh minh họa)
Ý kiến của người dân đối với các vấn đề báo chí nêu lên: có 56,7% không đồng ý với báo chí khi cho rằng có tình trạng mất an ninh trầm trọng tại lễ hội; 83% không đồng ý với ý kiến cho rằng lễ khai Ấn và ban Ấn không có giá trị lịch sử; 34,9% không đồng ý khi cho rằng có tình trạng buôn bán Ấn ở lễ hội; 52,5% đồng ý với đánh giá có nhiều quan chức đi lễ Đền Trần để cầu thăng quan tiến chức; 37,6% đồng ý với ý kiến có thiên vị, ưu tiên người có chức quyền trong việc ban Ấn…
Khi được hỏi về các phương án thay đổi mô hình ban Ấn cho những năm tới, phần lớn ý kiến người dân đều cho rằng cần giữ nguyên việc khai Ấn và ban Ấn như mọi năm vì đây là truyền thống từ xưa để lại, không thể thay đổi được.
Video đang HOT
Tuy có những khác nhau ở một vài điểm song về cơ bản, ý kiến của người dân đều cho rằng: Ấn và việc khai Ấn là những biểu thị của nền văn hóa truyền thống, cần được tôn trọng. Vấn đề là ở khâu tổ chức.
Từ đời Trần, khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền, với hy vọng cả năm làm việc suôn sẻ, nhiều thành công. Ấn đền Trần là một biểu tượng, nét đẹp văn hóa của tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.
Sau này, người dân nơi đây tiếp tục duy trì mỹ tục này để tưởng nhớ công đức của các Vua Trần, đồng thời giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông xã tắc.
Để duy trì nét đẹp văn hóa ấy, mỗi năm đền Trần in khoảng 10 -15 vạn ấn. Nhưng dường như số lượng ấy đã không đáp ứng được nhu cầu của người dân nên đã xảy ra tình trạng “cướp” Ấn. Vậy nên cứ vào dịp 14 tháng Giêng hàng năm mọi người lại đổ xô đến đền Trần với hy vọng lấy được Ấn để: cầu được ước thấy hoặc để thăng quan tiến chức.
Theo 24h
Tai nạn do đường xấu sẽ được bồi thường
"Khi người dân đóng phí mà xảy ra tai nạn, nếu xác định được nguyên nhân do bên nào, bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường" - ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.
15 năm nữa sẽ không còn đường xấu
PV: - Theo Nghị định, đóng phí bảo trì đường bộ là nhằm bảo trì đường bộ. Vậy, Bộ có biện pháp gì để cam kết trách nhiệm của mình khi người dân đã đóng tiền sẽ được hưởng lại một dịch vụ tương ứng? Nên chăng có một quy định cụ thể để Bộ cam kết trách nhiệm với người dân?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Trên thực tế việc duy tu, sửa chữa đường bộ vẫn được thực hiện thường xuyên, liên tục từ nguồn thu phí đường bộ từ các trạm thu phí cũng như nguồn ngân sách nhà nước.
Sau khi triển khai thu phí trực tiếp từ đầu phương tiện, nguồn tiền tăng lên thì sẽ có cơ sở đầu tư nhiều hơn cho công tác duy tu, bảo dưỡng. Tôi tin chắc rằng, trong thời gian tới chất lượng đường xá sẽ được cải thiện.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường
- Theo tính toán, với trên 36 triệu phương tiện phải nộp phí, mỗi năm số tiền thu được dự kiến khoảng 6.800 tỉ đồng với ô tô tiền thu được từ 50% số xe gắn máy đã đăng ký khoảng 2.400 tỉ đồng.
Xin Thứ trưởng cho biết, với số tiền này, Bộ sẽ cần thời gian 5 năm, 10 năm, hay 20 năm nữa để khẳng định giao thông Việt Nam sẽ nói lời "đoạn tuyệt" với ổ gà, ngập úng, kém chất lượng, thưa ông?
Theo tính toán của Bộ GTVT trong vòng từ 10-15 năm tới cái quỹ thu được sẽ đáp ứng được công tác duy tu, sữa chữa đường xá, giao thông mà không cần phải dùng đến ngân sách nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân sẽ không phải lưu thông trên những con đường xấu.
Tai nạn do bên nào, bên đó chịu trách nhiệm
- Bộ Tư Pháp cho rằng, khi người dân đã đóng phí đường bộ mà xảy ra tai nạn do đường xấu thì Bộ GTVT cần phải bồi thường và có trách nhiệm. Ông có ủng hộ quan điểm đó không? Nếu quy trách nhiệm như vậy, ông có biện pháp gì để phân biệt được tai nạn do chất lượng đường hay do ý thức của người tham gia giao thông mà bồi thường, thưa ông?
Theo tôi, xác định nguyên nhân tai nạn là rất khó, bởi tai nạn là do nhiều yếu tố chứ không riêng gì chất lượng đường xá.
Tuy nhiên, khi phân tích các nguyên nhân nếu xác định tai nạn là do đường xá, ý thức hay do lỗi kỹ thuật nguyên nhân do bên nào, bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Khi đã đóng phí người dân sẽ được hưởng lại một dịch vụ tương ứng
- Theo điều 2, Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTYQH10 ngày 28/8/2001 của Quốc hội về phí và lệ phí có quy định: "Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ".
Thứ trưởng suy nghĩ gì trước câu hỏi: Chất lượng, dịch vụ giao thông xấu như vậy tại sao lại được thu phí?
Tôi được biết, Quỹ bảo trì đường bộ đã được Quốc hội thông qua. Tại điều 49, Luật giao thông đường bộ đã quy định rất rõ: Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm Thu từ các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong những năm qua, quỹ bảo trì đường bộ hình thành dựa trên những trạm thu phí thì số tiền thu được là rất thấp, mới chỉ đáp ứng được 30% yêu cầu của thực tiễn.
Giờ chuyển đổi sang thu trực tiếp bổ đầu xe thì số tiền dự tính sẽ đáp ứng được khoảng 70%, còn lại ngân sách nhà nước phải hỗ trợ tiếp 30% nữa.
Căn cứ vào thông tư 197 Bộ tài chính ban hành, quỹ này được chia cho quỹ bảo trì trung ương là 65%, địa phương 35%. Trên cơ sở đó Hội đồng quỹ trung ương sẽ tham mưu cho hai bộ để phân bổ quỹ này cho hiệu quả.
Như vậy, khi người dân đóng phí, có tiền chắc chắn sẽ được hưởng một dịch vụ tốt hơn.
Về vấn đề làm sao phân biệt được phí với thuế để xử phạt, tôi giải thích như sau: Thuế là khoản thu được quy định rất rõ ràng dựa trên phần trăm thu nhập, kinh doanh cụ thể. Phí là tỉ lệ đóng góp rất nhỏ, trên cơ sở đó dùng làm nguồn quỹ để tăng cường, cung cấp thêm những dịch vụ mà mình được hưởng.
Trước đây, cũng có quy định phí tự nguyện và phí bắt buộc nhưng bây giờ phí là bắt buộc ví dụ như: phí bảo hiểm xe máy, phí bảo hiểm y tế giờ cũng là bắt buộc.
Xe biển xanh cũng thu phí như biển trắng
- Xin Thứ trưởng cho biết, việc thu phí theo đầu xe như vậy có hợp lý không, đối với những xe chạy ít hay nhiều hoặc thậm chí không chạy vẫn phải đóng phí? Làm sao phân biệt giữa phí và thuế để quyết định xử phạt, thưa ông?
Tôi nghĩ, trong quá trình thực hiện Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính cũng đã căn cứ vào điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân để đưa ra mức hợp lý.
Theo quy định, với xe máy mức thu là từ 50-150 ngàn/xe/năm, tôi cho rằng đó là mức thu hợp lý và người dân có thể chấp nhận được. Tất nhiên, xét về mức độ đi ít đi nhiều nếu nói khách quan vẫn còn có chỗ chưa công bằng nhưng đã là người dân thì cũng cần có những đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Nếu lúc nào cũng đòi hỏi sòng phẳng như vậy thì rất khó để đưa ra được một giải pháp hài hòa tất cả.
- Ngày 1/1/2013, quy định thu phí bảo trì đường bộ với ô tô xe máy chính thức có hiệu lực. Tới thời điểm này, quỹ bảo trì cũng chính thức đi vào hoạt động. Xin ông nói rõ hơn về quỹ này để người dân hiểu rõ và tự nguyện đóng phí chứ không phải chờ đến chế tài xử phạt mới buộc phải thực hiện?
Theo tôi, phí bảo trì đường bộ đã được thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng trước thời điểm 1/1/2013 phí này được thu thông qua các trạm thu phí trên các hệ thống quốc lộ.
Tuy nhiên, các trạm thu phí này chỉ đặt trên một số tuyến quốc lộ chưa triển khai đồng loạt. Để giảm chi phí thông qua việc thu trực tiếp qua trạm, cũng như giảm kinh phí đầu tư các trạm thu phí nên Bộ GTVT phối hợp cùng Bộ tài chính đề xuất hình thức thu trực tiếp trên đầu phương tiện thay vì thu qua trạm.
Đối với ô tô, việc thu phí được thực hiện thông qua các trạm đăng kiểm và đang thực hiện rất suôn sẻ. Mức thu từ 130.000 - 1.040.000.
Đối với mô tô, việc thu phí giao cho UBND các tỉnh thực hiện thông qua các tổ dân phố, phường xã dựa trên cơ sở bộ máy đó sẽ trực tiếp thu phí này.
Hiện nay, theo quy định đối với xe máy, mức phí từ 50-150ngàn/xe/năm. Số tiền cụ thể sẽ do HĐND các tỉnh quyết định.
Thời gian thu có thể chậm lại nhưng sẽ truy thu.
- Với các xe công biển xanh thì nộp phí thế nào, mức phí là bao nhiêu (trong Thông tư 197 của Bộ Tài chính không có quy định riêng cho nhóm đối tượng này), thưa ông? Thứ trưởng có thể nói rõ, số lượng xe xanh hiện nay là bao nhiêu?
Đối với xe biển xanh hay biển trắng mức thu phí cũng là như nhau.
Xin chân thành cám ơn Thứ trưởng!
TS Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư Pháp: Đã thu và xây dựng quỹ bảo trì đường bộ từ chủ phương tiện thì đương nhiên phải xác định rõ ràng minh bạch, đầy đủ trách nhiệm của việc sử dụng quỹ trong việc duy tu, bảo trì đường bộ.
Làm sao để trong một thời gian hợp lý, người đóng phí có quyền đòi hỏi được sử dụng những đường bộ thông thuận, đạt chuẩn không còn ổ voi, ổ gà và những đoạn đường hư hỏng, lầy lội. Đây là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền sử dụng quỹ bảo trì đường bộ.
Thời gian tới, cần phải lưu ý trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu đường bộ không đạt chuẩn là nguyên nhân gây thiệt hại về tính mạng, tài sản cho công dân. Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng cần phải có một thời gian hợp lý.
Theo 24h
Những tiệm sửa xe phá... ruột xe Sau nạn "đinh tặc", người đi đường phải khổ sở với đủ trò phá xe khi nhiều thợ sửa xe đang dùng các mánh khóe để phá phụ tùng như ruột, vỏ, IC, bugi... rồi thay vào đó các loại phụ tùng dỏm với giá cao. Một trong những tiệm sửa xe "có tiếng" phá phụ tùng là tiệm Thành Đạt (1130 quốc...