Nghi đổ thải sai vị trí, 1 tàu nạo vét bị tạm đình chỉ
Tàu HBC-25 thực hiện nạo vét luồng Phà Rừng (Hải Phòng) bị tạm đình chỉ vì lực lượng chức năng nghi ngờ tàu này đã thực hiện đổ thải sai vị trí cho phép.
Ngày 5-10, nguồn tin từ Công an TP Hải Phòng cho biết Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã tạm đình chỉ tàu HBC-25 thuộc liên danh nhà thầu nạo vét gói thầu luồng Phà Rừng vì nghi đổ thải sai vị trí.
Trước đó, khoảng gần 9 giờ sáng 2-10, tàu HBC-25 đang thực hiện xả bùn đất nạo vét luông Phà Rừng xuống lòng sông Đá Bạch thì bị Cảnh sát môi trường phối hợp với CSGT thủy Công an TP Hải Phòng tiến hành kiểm tra, lập biên bản vì cho rằng tàu đổ thải không đúng vị trí.
Cụ thể, sau khi nạo vét hút đầy 2 khoang chứa khoảng hơn 1.000 m3 từ luồng Phà Rừng, tàu HBC-25 chạy về khu vực hố trung chuyển trên tuyến luồng Đá Bạch (luồng đường thuỷ nội địa) thực hiện xả thải thì bất ngờ bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Video đang HOT
Tàu HBC-25 bị tạm đình chỉ vì lực lượng chức năng nghi ngờ đổ thải sai vị trí
Một thành viên chứng kiến cuộc kiểm tra cho biết lực lượng chức năng đã lập biên bản tại hiện trường. Theo đó, lực lượng chức năng xác định tàu HBC-25 xả bùn đất nạo vét cách khu vực có phao khống chế vị trí hố trung chuyển khoảng 30 m về phía Quảng Yên (Quảng Ninh).
Thời điểm kiểm tra, thuyền trưởng tàu HBC-25 và cán bộ tư vấn giám sát không có mặt trên tàu, nhật ký tư vấn giám sát không được ghi chép theo quy định. Sau khi tiến hành lập biên bản, lực lượng chức năng đã tạm đình chỉ hoạt động đối với tàu HBC-25, yêu cầu tàu neo đậu tại khu vực bến Phà Rừng.
Tàu HBC-25 là phương tiện thuộc quản lý của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Quê Hương (Công ty Quê Hương, trụ sở tại TP.HCM) được Cảng vụ Hải Phòng cấp phép thi công nạo vét duy tu luồng hàng hải Phà Rừng từ 14-6.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Dương Ngọc Đức, Phó Tổng giám đốc Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Bắc, cho biết gói thầu nạo vét luồng Phà Rừng do liên danh nhà thầu Công ty Quê Hương và Công ty TNHH Phúc Nam (trụ sở tại Hải Phòng) thực hiện, tư vấn giám sát là Viện kỹ thuật công trình Đại học Thuỷ lợi.
Theo quy trình giám sát, ngoài đơn vị tư vấn giám sát phải thực hiện giám sát 24/24 giờ, phía Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Bắc cũng có cán bộ giám sát tại hiện trường. Tuy nhiên, ông Đức cho biết thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra tàu HBC-25 đổ thải, cán bộ tư vấn giám sát không có mặt tại khu vực.
Theo ông Đức, cả tư vấn giám sát và nhà thầu nạo vét đều cho rằng thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, tàu HBC-25 đổ thải không sai vị trí. Ông Đức cho biết hiện đoàn kiểm tra đang tiến hành xác minh toạ độ tàu đổ thải xem có nằm ngoài vị trí hố trung chuyển được cấp phép hay không. “Công an chưa thông báo kết quả xác minh nên chúng tôi chưa xác định được có vi phạm hay không” – ông Đức nói.
Theo ông Đức, nếu tàu đổ sai vị trí thì nhà thầu thi công là đơn vị phải chịu trách nhiệm đầu tiên, sau đó tới đơn vị tư vấn giám sát, còn Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Miền Bắc đại diện chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm liên quan trong xử lý, giám sát.
Ông Lê Văn Thuẫn, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, cho biết do các tàu nạo vét ở luồng hàng hải nhưng đổ thải ở vị trí thuộc luồng đường thuỷ nội địa nên đơn vị này không thực hiện giám sát ngoài vùng nước quản lý của mình.
ĐỖ HOÀNG
Theo PLO
Phó Chủ tịch xã liên quan vụ phá rừng tại Lâm Đồng bị tạm đình chỉ công tác
Liên quan đến vụ phá rừng với diện tích lớn tại tiểu khu 216, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, Lâm Đồng (Thông tấn xã Việt Nam đã phản ánh), sáng 30/8, ông Bùi Văn Hởi, Chủ tịch UBND huyện Đam Rông cho biết đã đình chỉ công tác 15 ngày đối một Phó Chủ tịch UBND xã Phi Liêng.
Những gốc cây bị đốt vẫn còn nham nhở. Ảnh: Đặng Tuấn- Nguyễn Dũng / TTXVN
Theo đó, người bị đình chỉ công tác là ông Hoàng Trần Phú Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Phi Liêng, huyện Đam Rông do để mất rừng diện tích khoảng 4 ha.
Trước đó thông tin TTXVN phản ánh, thời gian qua tại tiểu khu 216, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng quản lý để xảy ra vụ phá rừng quy mô lớn với tổng diện tích rừng bị phá trái phép là trên 39.800 m2.
Tại hiện trường hàng trăm lóng gỗ từ 1-4m được gom thành từng đống để đốt vẫn còn nham nhở; những gốc thông đường kính từ 20-60cm cũng bị đốt, múc gốc để thay thế bằng hàng loạt hố trồng các loại cây mới như dổi, lát hoa. Cùng với việc phá rừng các đối tượng còn sử dụng máy vào san ủi đất rừng trái phép.
Ông Bùi Văn Hởi, Chủ tịch UBND huyện Đam Rông cho biết, ông Hoàng Trần Phú Hưng hiện là Phó Chủ tịch UBND xã Phi Liêng, vừa giữ vai trò là Trưởng ban Lâm nghiệp xã, chịu trách nhiệm đầu tiên, sau khi cơ quan chức năng có kết quả cuối cùng địa phương sẽ tiến hành xem xét kỷ luật (nếu có) đối với các cá nhân liên quan. Đồng thời huyện đang quyết liệt chỉ đạo điều tra, làm rõ trách nhiệm đối với chủ rừng và Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng.
Khu vực rừng thông bị triệt hạ tại lô d, khoảnh 6, tiểu khu 216, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng quản lý, nằm gần trụ sở UBND xã Phi Liêng. Đây là rừng thông hơn 20 năm tuổi bị cưa hạ hoặc ken gốc (tiện vỏ, dùng hóa chất, tác động làm cây chết) hàng loạt. Thống kê ban đầu, tổng diện tích rừng bị phá trái phép trên 39.800 m2. Trong đó, diện tích rừng bị phá và đã trồng các loại cây gỗ dổi, lát hoa là hơn 24.500m2.
Theo Đặng Tuấn - Nguyễn Dũng (TTXVN/Báo Tin Tức)
Tạm đình chỉ vụ Vinasun kiện Grab đòi 42 tỉ đồng Tòa quyết định tạm đình chỉ vụ án để thu thập chứng cứ từ Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Giao thông vận tải TPHCM và Bộ Giao thông vận tải. Ngày 7/3, tòa Kinh tế (TAND TPHCM) tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với...