Nghị định xử phạt nồng độ cồn có hiệu lực chỉ sau 2 ngày ký: Vì sao?
Văn bản luật cấp Trung ương được quy định có hiệu lực sau 45 ngày kể từ khi ký ban hành. Nghị định 100 là trường hợp đặc biệt khi chỉ sau 2 ngày thông qua đã có hiệu lực.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 46/2016) được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực chỉ sau 2 ngày (1/1/2020).
Các chuyên gia luật coi đây là trường hợp đặc biệt, bởi theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, thời gian có hiệu lực của văn bản là sau 45 ngày kể từ thời điểm thông qua hoặc ký ban hành.
Sau 5 ngày thực hiện Nghị định 100/NĐ-CP, CSGT toàn quốc đã xử lý 1.518 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Chí Hùng
Trường hợp văn bản pháp luật của chính quyền cấp tỉnh, thời hạn có hiệu lực không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Với cấp huyện, xã là tối thiểu 7 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Trao đổi với Zing.vn, luật sư Diệp Năng Bình (Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật) cho rằng việc Nghị định 100/2019 có hiệu lực chỉ sau 2 ngày ký ban hành vẫn hoàn toàn phù hợp với pháp luật hiện hành.
Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 151, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, quy định một số văn bản pháp luật được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn để có hiệu lực ngay từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Các văn bản được áp dụng trình tự rút gọn phải được đăng ngay trên cổng thông tin của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng công báo nước CHXHCN Việt Nam hoặc công báo tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chậm nhất 3 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Theo Điều 146 luật này, trình tự, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp; trường hợp đột xuất trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội; trường hợp để ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định; trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
Luật sư Diệp Năng Bình đánh giá Nghị định 100/2019 phải ban hành sớm hơn thường lệ để phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Khoản 6, Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Để luật này được thực thi, Thông tư 100/2019 phải đồng thời có hiệu lực.
Video đang HOT
Từ khi trình tự rút gọn được áp dụng, đã có nhiều văn bản được xét hiệu lực ngay tại thời điểm ký ban hành. Ví dụ mới nhất là Nghị định 87/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống rửa tiền (ban hành và có hiệu lực cùng ngày 14/11/2019) hay Nghị định 72/2019/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng (ban hành và có hiệu lực cùng ngày 30/8/2019).
Đồ họa: Phượng Nguyễn
Theo Ngọc Tân (Zing)
Làm gì để an toàn về nhà sau khi nhậu?
Sau một tuần nghị định 100 có hiệu lực (01/01/2020) Công an cả nước tăng cường ra quân kiểm tra nồng độ cồn khiến nhiều "đứng mày râu" không dám lái xe sau khi nhậu. Để tránh phải lái xe sau khi nhậu, dân nhậu ở TP. Hồ Chí Minh đã nghĩ ra nhiều tuyệt chiêu "đối phó".
Sau khi nghị định 100 chính thức có hiệu lực nhiều người đã sợ bị xử phạt nặng nên không dám lái xe sau khi uống rượu, bia.
Vợ - tuyệt chiêu "đối phó"
Theo các dân nhậu ở TP. Hồ Chí Minh để tránh bị công an xử phạt nặng sau khi nhậu họ truyền nhau tuyệt chiêu để "đối phó". Chia sẻ với phóng viên báo Lao động và Xã hội (Báo điện tử Dân sinh), anh Trần Nhật Linh (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) cho biết: "Tôi cảm thấy Nghị định mới rất thiết thực vừa giảm tai nạn giao thông vừa hạn chế các hệ lụy khác do 'ma men' gây ra. Từ ngày áp dụng Nghị định mới mỗi lần đi nhậu vui vẻ với bạn bè ở quán tôi đều chở theo vợ, vừa vui mà nhậu thoải mái đến khi say đã có vợ chở về nhà an toàn".
Đã uống rượu, bia thì không lái xe.
Cũng tương tự anh Linh, anh Nguyễn Thiên Vương bộc bạch, tôi thấy để thích nghi với cái nghị định 100 này, cách tốt nhất là đi ăn nhậu chở vợ/người yêu theo. Dẫn vợ/người yêu theo, vừa được ăn ngon, vừa vui vẻ... Nhậu xong ra sau ngồi để vợ/người yêu chở về, vừa tuân thủ luật giao thông, vừa vui vẻ, lại văn minh. Mà cách này thì tôi cũng đã áp dụng từ hơn 1 năm nay rồi, mới đầu để con kiến chở con voi ai cũng nhìn, mà riết thành quen. Tối qua tôi đi nhậu với bé em, có 2 anh chị kia ra lấy xe thấy tôi ngồi sau, cũng cười cười làm theo... thấy cũng vui vui.
"Còn với những trường hợp nào FA thì bắt grap/Go đi nhậu... đi xe ôm vừa văn minh lại an toàn. Nhậu mấy trăm, mấy triệu được chả lẽ bỏ ra mấy chục nghìn đi xe ôm không có, ra nghị định mới này sợ gì nhậu khuya không bắt được xe. Tuy tôi không ủng hộ cái hạn mức độ cồn bằng 0ml chứ tôi ủng hộ chuyện phạt nặng người nhậu chạy xe", anh Vương chia sẻ thêm.
Theo anh Nguyễn Văn Nam (quận Gò Vấp): "Tôi hoàn toàn ủng hộ Nghị định 100 của Chính phủ. Xử phạt người lái xe có hơi bia, rượu vừa giảm tai nạn giao thông, vừa giảm nhậu. Tôi mong các anh em công an làm quyết liệt vào để có hiệu quả. Tôi cũng hay đi nhậu nhưng từ ngày Nghị định mới có hiệu lực là đi xe ôm, taxi vừa không bị phạt lại vừa an toàn".
Biết sai nhưng vẫn nhậu
Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 27/12/2019 đến 2/1/2020, Công an Thành phố đã thành lập các tổ kiểm tra, chuyên đề về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông nhằm tập trung kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Qua 6 ngày ra quân kiểm tra, tổ tuần tra phát hiện và xử lý 9.668 trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ, trong đó 179 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 272 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy, với tổng số tiền phạt nộp ngân sách Nhà nước gần 5 tỷ đồng.
Cảnh sát Giao thông TP. Hồ Chí Minh ra quân kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Sau một tuần Nghị định mới được áp dụng, người dân đã có ý thức về tác hại của rượu bia, cũng đã biết uống rượu, bia thì không lái xe.
Phần lớn người dân khi bị xử phạt đều nhận ra sai, và đồng tình với mức phạt theo Nghị định 100. Tuy nhiên có trường hợp người tham gia giao thông không hài lòng về tước bằng lái xe với thời gian tăng nhiều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và đi lại.
Tài xế ô tô T. V. N. bị công an kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn bị lập biên bản xử phạt 17 triệu đồng và tước bằng lái gần 2 năm. Khi lập biên bản xử phạt anh N. thừa nhận: "Tôi đã biết và nắm Nghị định mới, biết uống rượu, bia sau khi lái xe là sai nhưng vì nhậu gần nhà nên tôi đã lái xe về".
Cũng tương tự như anh N. anh L. X. Đ. (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) bị công an xử phạt vì có nồng độ cồn nhưng vẫn chạy xe về. Khi bị công an lập biên bản xử phạt anh Đ. Biết sai, năm nỉ công an bỏ qua nhưng không được. Anh Đ. Cho biết, cuối năm đi tết niên với anh em trong cơ quan, trong lúc vui vẻ có uống 1 lon bia, khi uống xong trong người vẫn tỉnh táo và hoàn toàn ra về và lái xe bình thường. Bị xử phạt theo nghị định mới tôi biết mình đã sai và rút kinh nghiệm lần sau đi nhậu thì đi taxi hoặc grab.
Những tài xế vi phạm nồng độ cồn đều bị lập biên bản xử phạt.
Tăng cường ra quân kiểm tra nồng độ cồn trong dịp Tết Nguyên đán
Nghị định 100 có 5 chương và 86 điều, tăng 04 điều so với Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Một số nội dung mới điển hình của Nghị định này như sau:
Điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với 218 hành vi, nhóm hành vi về quy tắc giao thông, trong đó tăng cao mức xử phạt đối với 61 hành vi, nhóm hành vi.
Đặc biệt, đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, mức xử phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô từ 30 - 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; đối với người điều khiển xe môtô từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400 - 600 nghìn đồng.
Để đảm bảo nghị định mới đi vào cuộc sống thiết thực mang lại hiệu quả cao, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn quốc thực hiện thường xuyên, liên tục.
Đội trưởng đội Cảnh sát Giao thông Công an quận 1, TP. Hồ Chí Minh cho biết từ ngày Nghị định 100 có hiệu lực, lực lượng được trang bị mới máy đo nồng độ cồn hiện đại, đạt chuẩn quốc tế thay thế cho máy đo trước kia. Với trang bị mới, trong 1 giờ lực lượng chức năng có thể kiểm tra trên 50 trường hợp.
Cũng ra quân kiểm tra nồng độ cồn, xử lý người vi phạm giao thông trong tuần qua, Đội trưởng đội Cảnh sát Giao thông Rạch Chiếc cho biết, sau 1 tuần Nghị định mới được áp dụng, người dân đã có ý thức về tác hại của rượu bia, cũng đã biết uống rượu, bia thì không lái xe.
Trong dịp tết Nguyên đán 2020 lực lượng công sẽ tăng cường ra quân kiểm tra nồng độ cồn.
"Việc kiểm tra nồng độ cồn xử lý vi phạm được đội Cảnh sát Giao thông Rạch Chiếc thường xuyên thực hiện. Trong quá trình xử lý các trường hợp vi phạm, đội công tác cũng đã giải thích rõ các vi phạm, mức phạt để người vi phạm nắm. Bên cạnh đó cũng nhắc nhở người vi phạm sẽ có cái nhìn về mức phạt rất nặng để không tái phạm qua đó cũng tuyên truyền cho người thân, bạn bè được biết", Đội trưởng đội Cảnh sát Giao thông Rạch Chiếc thông tin thêm.
Cũng liên quan đến công tác ra quân kiểm tra nồng độ cồn, Trung tá Đinh Văn Toản, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông- Trật tự Công an TP. Vũng Tàu, cho biết chuẩn bị Tết nguyên đán, lực lượng Cảnh sát Giao thông tiếp tục công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
"Chúng tôi khuyến khích người dân nên sử dụng taxi, xe ôm hoặc phương tiện công cộng sau khi uống, tránh điều khiển phương tiện vừa nguy hiểm vừa bị phạt mức phạt theo nghị định mới sẽ rất cao, tước giấy phép lái xe lâu sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân". Trung tá Toản nhấn mạnh.
XUÂN TRƯỜNG
Theo baodansinh.vn
Đà Nẵng: Nhà Hàng đầu tiên chịu chi miễn phí tiền taxi cho khách nhậu say sau Nghị định 100 Sau khi Nghị định 100/2019 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, nhiều thực khách tại Đà Nẵng không biết đi ăn nhậu ra sao khi số tiền phạt có thể lên đến 40 triệu đồng. Qua đó, Nhà Hàng Cá Lửa và Nướng Đà Thành nắm bắt tâm lý khách hàng, phát miễn...