Nghị định xử phạt làm “khó” cả… cảnh sát giao thông!
“Là người trực tiếp làm công tác xử phạt, chúng tôi thấy phức tạp và rườm rà. Cho đến nay Nghị định 171 dù đã được sửa đổi nhưng vẫn khó khăn khi thực hiện. Nếu không cầm quyển nghị định thì 100% cán bộ Cảnh sát giao thông (CSGT) rất khó thực hiện”.
Đại diện Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình đã thẳng thắn trao đổi tại Hội nghị Tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt diễn ra ngày 23/6.
Vị đại diện nàyđề nghị, xây dựng nghị định bố cục phải dễ nhìn, dễ hiểu, phù hợp với thực tế. Ngoài ra, một số quy định cũng nên sửa đổi vì hiện tại Nghị định đang tạo kẽ hở cho lái xe trốn tránh lỗi tước giấy phép lái xe (GPLX).
“Biên bản lập ra tước 1 tháng, mà 1 tháng sau lái xe mới chịu đến cơ quan công an xử lý, thì đương nhiên lúc này không xử phạt tước được nữa. Đây là vấn đề bất cập” – đại diện Phòng CSGT tỉnh Hòa Bình cho hay.
Lực lượng CSGT Tp Hồ Chí Minh lập chốt chặn xe quá tải (ảnh: Thảo Trần)
Theo số liệuvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ năm 2014 của Cục Cảnh sát giao thông (C67 – Bộ Công an) cho thấy, trong số gần 5 triệu trường hợp vi phạm thì có 347.000 lái xe ô tô và hơn 1,6 triệu lái xe mô tô.
Đại tá Nguyễn Hữu Dánh – Phó Cục trưởng C67 – cho biết, lỗi chạy quá tốc độ chiếm tỷ lệ 23,6% – cao nhất so với các vi phạm khác, đây là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông (TNGT), dù chế tài xử phạt cao nhưng đối tượng vi phạm vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Tỷ lệ của các lỗi vi phạm khác được thống kê cụ thể: Lỗi chở hàng quá tải trọng 8,27%; tiếp đến là lỗi không đảm bảo quy định về thiết bị an toàn kỹ thuật là 6,07%; chở quá số người quy định 6,06%… Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, hành vi không đội mũ bảo hiểm chiếm 46, 02%; chạy quá tốc độ quy định là 16%; đi không đúng phần đường, làn đường 13%…
“Mặc dù các nghị định đã được ban hành cụ thể, nhưng một số lỗi trước đây phổ biến thì nay vẫn xảy ra, mà các lỗi này chính là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT, dù ta đã đưa ra chế tài xử phạt cao, nhưng đối tượng này vẫn vi phạm nhiều. Liệu các hình phạt đang áp dụng đã đủ sức răn đe đối với những đối tượng có hành vi vi phạm ngang nhiên coi thường pháp luật hay chưa? Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, chứ không nên coi thường” – Đại tá Nguyễn Hữu Dánh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đại tá Nguyễn Hữu Dánh cũng đề cập đến xử phạt vi phạm nồng độ cồn và cho rằng lâu nay xử phạt vi phạm nồng độ cồn, tỷ lê phát hiện rất khiêm tốn (4,9%) nhưng qua theo dõi các vụ việc vi phạm tốc độ, chống người thi hành công vụ, đối tượng sử dụng rượu bia tương đối cao nên cần xem xét lại sao cho việc xử phạt thật thỏa đáng.
Ngoài ra, ở việc dừng đón trả khách, bấy lâu nay ta chỉ xử phạt nhà xe, nhưng có nhiều khách cố tình đứng vẫy xe ở trên đường cao tốc, vì thế không thể xử phạt mỗi doanh nghiệp, lái xe mà còn cần phải xử phạt cả hành khách…
Theo đại diện các Phòng CSGT, vấn đề xe ưu tiên cũng nên quy định rõ ràng việc xử phạt, vì có những trường hợp xe cấp cứu không chở người đi cấp cứu mà cũng hú còi ầm ĩ và lái xe còn vi phạm nồng độ cồn. Bởi vậy, nếu không quy định rõ, rất khó cho người thực thi nhiệm vụ.
Liên tục sửa đổi, thay thế Nghị định!?
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ-đường sắt, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ thừa nhận: “Nghị định 171 ban hành năm 2013, nhưng sang đến năm 2014 lại sửa đổi 1 số điều. Đến giờ, lại sửa đổi, thay thế Nghị định mới. Như vậy thì ổn định và thực hiện làm sao được…”.
Nhiều bất cập trong Nghị định xử phạt vi phạm khiến CSGT cũng “lúng túng”
Với chủ trương mới về Nghị định 171, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng, Hội nghị Tổng kết này là cơ sở để nghiên cứu sửa đổi, thay thế trong thời gian tới nhằm siết chặt hơn kỷ cương phép nước. Khi xây dựng rồi có tính chất dự báo đến các đối tượng, sự răn đe các đối tượng gây hậu quả tác động đến xã hội như thế nào.
“Lần này xây dựng nghị định nên nghiên cứu cái gì chưa rõ thì cố gắng làm rõ, thực hiện vòng vo thì nên đơn giản hóa thực hiện, chưa dự báo được sự phát triển trong thời gian tới thì nên nghiên cứu đưa vào. Xây dựng mang tính ổn định về tính pháp lý. Một nhóm vấn đề phải liên kết với nhau về đối tượng-hành vi-mức xử phạt-thẩm quyền. Rà soát một số văn bản quy phạm pháp luật vì không đồng bộ hiệu quả thực hiện không cao” – Thứ trưởng Thọ cho biết.
Trong khi đó, Trung tướng Đỗ Đình Nghị – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) – đề nghị xem lại giải pháp trong các chế tài xử phạt.
“Nếu chúng ta không có sự thay đổi tiếp cận trong quá trình xây dựng Nghị định mà tiếp tục như thế này thì vẫn theo vết xe cũ. Các đơn vị thực thi khi nghiên cứu, góp ý về Nghị định cần bám sát vào thực tiễn để hoàn thiện cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Muốn TNGT giảm thì phải đưa ra được nguyên nhân gì nổi cộm, xem lại giải pháp trong các chế tài để sửa đổi” – Trung tướng Đỗ Đình Nghị nhấn mạnh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Tấn công CSGT khi chờ đo nồng độ cồn
Do nghi ngờ Nam điều khiển xe gắn máy lưu thông khi có hơi men trong người nên CSGT đã yêu cầu Nam chờ để đo nồng độ cồn. Đối tượng đã có lời lẽ lăng mạ rồi bất ngờ tấn công lực lượng làm nhiệm vụ.
Ngày 7/6, Cơ quan cảnh sát điều tra công an quận 6, TPHCM cho biết đang tạm giữ nghi can Nguyễn Minh Hoàng (38 tuổi, tạm trú quận 8) để điều tra, xử lý về hành vi "chống người thi hành công vụ".
Theo điều tra ban đầu, khoảng 4h rạng sáng 5/6, tổ tuần tra kiểm soát của Đội CSGT - công an quận 6 tuần tra làm nhiệm vụ trên đường Phan Văn Khỏe.
Khi đến trước nhà số 370B đường Phan Văn Khỏe (phường 5, quận 6), tổ công tác phát hiện Hoàng điều khiển xe taxi BKS: 51A - 391.43 nhưng không mở đèn chiếu sáng nên ra hiệu dừng xe, kiểm tra hành chính và lập biên bản vi phạm.
Trong khi tổ công tác đang lập biên bản vi phạm thì bất ngờ Hoàng điều khiển xe taxi lao trực diện vào tổ công tác.
May mắn là tổ công tác né tránh kịp thời, nhưng 2 xe mô tô đặc chủng bị taxi đâm, dính chặt vào nhau và hư hỏng nặng.
Tổ công tác đã khống chế đối tượng Hoàng cùng phương tiện đưa về trụ sở công an để làm rõ.
Cũng liên quan đến chống người thi hành công vụ, trước đó lúc 20h đêm 3/6 tổ công tác Đội CSGT - công an quận Bình Tân do đồng chí Nguyễn Thành Công làm tổ trưởng lập chốt kiểm soát giao thông trước nhà số 2 đường Tên Lửa, phường An Lạc A, quận Bình Tân.
Lúc này tổ công tác phát hiện Lê Hoàng Nam (28 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang, tạm trú quận Bình Tân) điều khiển xe gắn máy BKS 63B9 - 415.30 chở Trịnh Thị Kim Quyên (26 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang, tạm trú quận Bình Tân) từ đường Kinh Dương Vương rẽ vào đường Tên Lửa nhưng xe không có đèn chiếu sáng nên đồng chí Công ra hiệu cho Nam dừng xe để kiểm tra hành chính.
Lê Hoàng Nam tại cơ quan công an
Do nghi ngờ Nam điều khiển xe gắn máy lưu thông khi có nồng độ cồn trong người nên đồng chí Công yêu cầu Nam chờ để đo nồng độ cồn.
Lúc này Nam có lời lẽ chửi bới, thóa mạ lực lượng làm nhiệm vụ. Đồng chí Công dùng ĐTDĐ quay lại diễn biến thì bị Quyên xông vào dùng tay đánh rơi điện thoại. Đồng chí Công nhặt máy ĐTDĐ lên tiếp tục quay thì Quyên xông đến đánh vào tay rồi dùng chân đá vào "hạ bộ" của đồng chí CSGT này.
Khi đồng chí Công khống chế đối tượng Quyên thì Nam từ phía sau đập vào gáy của đồng chí Công làm rơi nón bảo hiểm đặc chủng xuống đường.
Sau khi tấn công CSGT, Nam bỏ chạy bộ thoát thân. Tổ công tác tiến hành truy đuổi và khống chế được đối tượng. Riêng Quyên lợi dụng tình hình hỗn loạn đã lấy xe tẩu thoát về nhà trọ nhưng đã bị công an bắt giữ sau đó.
Tại cơ quan công an, bước đầu cả 2 đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Hiện công an đang củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đình Thảo
Theo Dantri
Tịch thu phương tiện của tài xế say xỉn chưa khả thi vào lúc này Bộ Công an, Bộ Tư phap đêu cho răng đê xuât tich thu phương tiên cua Uy ban An toan giao thông Quôc gia co căn cư phap ly nhưng "vênh" vơi môt sô quy đinh cua phap luật hiện hanh va chưa đam bao tinh kha thi vao thơi điêm hiện nay Bô Công an va Bô Tư phap cho răng đê...