Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 27/8, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đáng chú ý, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được xác định theo một trong 3 tiêu chí. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tích hợp bán dẫn, phần mềm máy tính, ứng dụng trên điện thoại di động, điện toán đám mây, giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới.
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm được tạo ra từ các dự án sản xuất thử nghiệm, sản phẩm mẫu và hoàn thiện công nghệ; sản xuất, kinh doanh sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, quốc tế và các giải thưởng về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ.
Doanh nghiệp có giải pháp công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới có khả năng tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% trong 2 năm liên tiếp trên cơ sở phân tích các yếu tố thị phần, khả năng phát triển của sản phẩm, dịch vụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Căn cứ tiêu chí nêu trên và điều kiện hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ theo một trong các phương thức. Lựa chọn các doanh nghiệp có giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo hoặc sản phẩm, dự án về đổi mới sáng tạo; được cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế; được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Lựa chọn các doanh nghiệp đã được đầu tư hoặc cam kết đầu tư bởi các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; được hỗ trợ hoặc cam kết hỗ trợ bởi các khu làm việc chung, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở ươm tạo, cơ sở thúc đẩy kinh doanh, các trung tâm đổi mới sáng tạo theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Lựa chọn thông qua hội đồng: Cơ quan tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thành lập hội đồng để lựa chọn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo các tiêu chí quy nêu trên.
Nghị định quy định cụ thể nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo gồm: Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu; hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo.
Trong đó, hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung nhưng không quá 20 triệu đồng/năm/doanh nghiệp; hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê mặt bằng tại các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung, không quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng.
Nghị định hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp; hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp…
Nghị định quy định hỗ trợ tối đa 50% chi phí thử nghiệm sản phẩm mới tại các đơn vị, tổ chức thử nghiệm sản phẩm hàng hóa nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp; hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp…
Các doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 50% chi phí tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trong nước cho học viên về xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học nhưng không quá 5 triệu đồng/học viên/năm và không quá 3 học viên/doanh nghiệp/năm; hỗ trợ tối đa 50% chi phí tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài, không quá 50 triệu đồng/học viên/năm và không quá 2 học viên/doanh nghiệp/năm.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.
Đơn giản thủ tục hành chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Quyết định 1089/QĐ-BKHĐT thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Sản xuất dăm gỗ và gỗ ghép thanh tại Công ty TNHH Sông Kôn tại KCN Phú Tài (Bình Định). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Quyết định, phạm vi rà soát là các quy định có liên quan tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
Về nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nội dung rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính bao gồm: thủ tục đề nghị hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (cấp Bộ và cấp tỉnh); thủ tục đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên; thủ tục hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Tổng hợp lợi ích của phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính từ 926,6 triệu đồng xuống còn 521,2 triệu đồng, tỷ lệ cắt giảm chi phí là 43,75%.
Về nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nội dung rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm: thủ tục cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thủ tục về nghiệm thu hoàn thành các hạng mục đầu tư, nhiệm vụ được hỗ trợ; thủ tục giải ngân khoản vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.
Nội dung đơn giản hóa của cả hai nhóm thủ tục hành chính bao gồm: quy định về thành phần hồ sơ, quy định về xử lý đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp.
Tổng hợp lợi ích của phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giúp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính từ 2,013 tỷ đồng xuống còn 1,577 tỷ đồng, tỷ lệ cắt giảm chi phí là 21,75%.
Hé lộ hình hài hệ thống trung tâm thương mại, outlet V+ miễn phí mặt bằng Với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, giúp người dân vươn lên làm giàu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ hàng hóa, độc lập tự chủ về thương mại và đưa du lịch Việt Nam cất cánh, Công ty Thương binh nặng Hòa Bình đã sớm có kế hoạch xây dựng một hệ thống trung tâm thương mại miễn...