Nghỉ dịch ở nhà 2 tháng, em bé Hà Nội được mẹ dạy bao nhiêu bài học cuộc sống
Chị Phạm Huyền (Hà Nội) có đủ chiêu để khiến các em bé vui vẻ ở nhà, quan trọng hơn cả là còn dạy được con bao nhiêu bài học cuộc sống.
“ Trồng cây gây rừng” tại gia
Sống trong khu đô thị sinh thái ngập tràn cây cối ở Hà Nội, những ngày nghỉ học ở nhà tránh dịch của hai bé Tôm (9 tuổi) và Tép (5 tuổi) cũng mang đậm sắc xanh. Để tránh việc hai cậu con trai “cuồng chân”, mẹ Phạm Huyền đã bày vẽ đủ trò cho con vừa chơi, vừa học hỏi những kiến thức tự nhiên và xã hội một cách vui vẻ.
Mẹ Phạm Huyền và hai bé Tôm – Tép
Mới nhất là trò “phủ xanh Việt Nam” dành cho cậu bé Tép và cô bạn hàng xóm. Nguyên liệu rất đơn giản, chỉ cần giấy, bông, hạt giống và khay đựng, chơi cũng dễ mà hiệu quả thì vui tuyệt đối. Đầu tiên, chị cắt giấy tạo thành hình bản đồ, sau đó thấm ẩm bông đặt vừa vào khuôn hình vừa tạo. Sau đó, chị hướng dẫn các bé gieo hạt đều và kín lên lớp bông ẩm. Hằng ngày, các bạn nhỏ tưới nước cho cây nảy mầm, đến khoảng 7 ngày là cây lên hết là mô hình đã rất đẹp rồi.
Hành trình “phủ xanh Việt Nam” của Tép và cô bạn hàng xóm, từ khi gieo mầm cho đến lúc hạt nở thành cây con.
Chị Huyền hào hứng chia sẻ: “ Ngoài việc có 1 hình bản đồ xanh rất bắt mắt, các bố mẹ có thể dạy con về bảo vệ môi trường, yêu những khoảng không gian xanh bằng cách cắt một phần cây rồi để con so sánh giữa 2 phần để xem phần nào đẹp hơn. Khi các hạt giống lớn thành rau mầm, bé sẽ rất hào hứng khi được thưởng thức bữa ăn từ thành quả lao động của mình.
Tép làm salad với rau mầm mình trồng và cà chua bi hình trái tim.
Trò chơi này cũng có thể rèn luyện tính kiên nhẫn và tình yêu thương (khi các bé phải duy trì việc tưới nước cây) nữa. Hôm nào ra tưới cây, bạn Tép cũng ngân nga hát, bảo là phải hát để cho cây mau lớn. Thấy con mê quá, mình mua thêm dưa chuột cho con trồng. Thế là sáng sáng con tự nguyện ra tưới cây, đếm hoa, hát cho cây nghe để dưa chuột ngon ngọt“.
Tép yêu thiên nhiên hoa cỏ, thích hát cho cây nghe để cây mau lớn.
Chị Huyền tiết lộ thêm, mặc dù là người có xu hướng yêu môi trường, thường truyền cảm hứng cho hai con, nhưng chị không phải là người cực đoan nhất trong nhà. Thực ra “quán quân” trong nhà lại là bạn Tôm. Nếu cậu em Tép lém lỉnh thì Tôm lại là chú bé chỉn chu và nguyên tắc.
Video đang HOT
Ví dụ khi đi ăn uống, mua trà sữa hay nước mía bên ngoài, cả nhà thường mang theo bình và ống hút cá nhân. Nhưng nếu bố mẹ có thể thỏa hiệp, du di một chút thì Tôm sẽ kiên quyết nhịn luôn nếu lỡ quên.
Có lần khác, Tôm cùng bố đi siêu thị mua đồ. Cậu bé không muốn bố dùng nilon đựng táo. Bố phải thuyết phục rằng không thể bắt nhân viên siêu thị cân từng quả được, Tôm đành chấp nhận nhưng vẫn không hài lòng. Đến khi phát hiện ra bố quên không đem theo túi vải (nguyên tắc của cả nhà 4 người là khi đi mua đồ, ai cũng phải mang túi vải cá nhân) và phải dùng túi nilon, cậu bé dỗi bố luôn.
Tôm cũng yêu môi trường, nhưng theo cách “cứng rắn” hơn.
“ Bạn Tôm thực hiện rất tốt việc bảo vệ môi trường, thậm chí kiểm soát cả nhà theo nguyên tắc. Nhà mình bây giờ gần như không dùng nilon, kể cả nilon đựng rác hay túi đựng, màng bọc thực phẩm. Trữ đông hay trữ lạnh đều chỉ dùng hộp. Hành động của bố mẹ cũng phải nhất quán với những gì mình dạy thì con mới tin mình được” – chị Huyền chia sẻ.
Trữ cả kho “đồng nát” trong nhà để con có những ngày tránh dịch vui
Như nhiều bạn nhỏ khác, Tôm và Tép đã ở nhà suốt 2 tháng để nghỉ dịch Covid-19. Nhưng đúng với tiêu chí “ở nhà vẫn vui”, mỗi ngày chị Huyền đều bày ra trò gì đó để các con xả năng lượng.
Thực ra, trước mùa dịch này, bạn Tép đã có “kinh nghiệm” ở nhà dài hơi vào năm ngoái, khi cậu bé bị thủy đậu. Phải ở trong nhà kiêng gió, chỉ đi lên đi xuống trong nhà, thời gian đó Tép rất buồn và cuồng chân. Mẹ tự nhủ, buổi tối sau khi đi làm về sẽ bày ra một trò gì đó để cả nhà cùng chơi.
Một chiếc can cũ và vài tấm giấy màu cũng có thể trở thành trò chơi thú vị của Tôm – Tép.
Công việc của chị Huyền và ông xã đều rất bận, không có thời gian đi mua nguyên vật liệu hay chuẩn bị đồ chơi gì lích kích được nên chị ưu tiên tái chế. Tiêu chí bày trò chơi của chị là: Tận dụng vật liệu sẵn có trong nhà, dễ thực hiện và kéo dài được thời gian cả gia đình chơi với nhau. Từ khi bạn Tôm còn bé, chị đã thích làm đồ thủ công xinh xinh cho con, nên nhiệm vụ này cũng không quá thách thức.
Đến những ngày nghỉ dịch, “dự án” chơi trong nhà vui, lành mạnh, an toàn của mấy mẹ con lại được tái khởi động. Thực ra, chị đã gửi các con về quê với ông bà 1 tuần. Nhưng ngại cảnh hai bé ôm TV suốt ngày, sợ con cận thị giống bố mẹ, chị lại bàn với chồng đưa con về nhà, hai người tự xoay sở trông nom, bày trò chơi với con.
Những ngày nghỉ dịch của hai anh em là những ngày vui hết nấc, được mẹ bày đủ trò chơi.
Nhà chị có cả một kho “đồng nát” để chất đầy bìa carton, đồ tái chế được và các tác phẩm của các con vào đấy. Nếu có nhiều thời gian, cả nhà sẽ cùng nhau làm đồ thủ công. Mùa dịch này, chị cũng để ý lồng ghép dạy con về kiến thức, giải thích cho con tại sao phải ở trong nhà, hướng dẫn các con vệ sinh, lau dọn nhà cửa.
Hoặc làm đồ chơi thỉ sẽ ưu tiên những trò như “tiêu diệt virus corona” gồm máy bắn đá và bia bắn vẽ hình virus corona; làm tấm chắn, mũ chắn virus, hoặc trò “bóng hải tặc” để luyện sự khéo léo… Khi không bày được gì cầu kỳ, cả nhà sẽ chơi những trò đơn giản như đọc sách, đọc truyện với con, “lười” hơn nữa thì nằm chơi trò rối bóng qua cửa kính… để mỗi ngày ở nhà với con đều vui và bổ ích.
Muốn con có tuổi thơ nhiều trải nghiệm, cha mẹ chỉ cần dành 15 phút/ngày chơi chất lượng
Chị Huyền bảo, chị nuôi dạy con khá “nhàn”, chỉ tốn công tìm hiểu các trò vận động và sự hào hứng trong từng giai đoạn phát triển của con. Chị quan niệm: “ Các bạn ấy chỉ có 1 lần 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi… thôi, và thời gian chúng hào hứng, tự nguyện ở bố mẹ cũng có giới hạn thôi.
Mình muốn cho con một tuổi thơ vui vẻ, nhiều trải nghiệm, có thứ để nhớ về “ngày xưa”. Mình nghĩ, dành cả ngày cho con thì khó, nhưng chẳng nhẽ 15 phút thì không thể? Mình cố tặng con 15 phút chất lượng mỗi ngày để con chơi mà học, với mục đích cuối cùng là con được tự tay thực hiện và gắn kết gia đình“.
Chị Huyền cũng nhấn mạnh, đa phần các nhà, việc chơi và dạy con đều do mẹ đảm nhiệm, còn các ông bố có phần “mờ nhạt” hơn. Việc đó vô hình chung làm các mẹ vừa áp lực, vừa “cạn kiệt” năng lượng.
Ông xã của Phạm Huyền rất chăm chỉ chơi cùng con.
Riêng ở nhà mình, chị Huyền thường bày ra những trò để chồng có thể tham gia, để anh được góp sức trong việc chăm sóc và nuôi dạy các con, ví dụ như làm mô hình khủng long cho Tép, cùng chơi bóng hải tặc với Tôm… Những khi không phải đi công tác, anh thường dành nhiều thời gian để chơi với con. Thế nên hai con trai rất yêu và thần tượng bố, có ý tưởng gì cũng đợi bố về rồi cùng làm, cùng chơi.
Một trong những bí quyết để chơi với con vui vẻ không quạu mà gia đình chị Huyền áp dụng, đó là các bố mẹ nên thoải mái, đừng cực đoan hay cầu kỳ quá. Điều bọn trẻ cần là được chơi, được gắn kết với bố mẹ chứ không nhất thiết phải chơi thật xịn, đẹp đẽ, chỉn chu như nhà người ta.
Theo Phạm Huyền, điều quan trọng nhất là cả bố và mẹ tham gia nuôi dạy con, chơi cùng con với tinh thần yêu thương, không nên quá cầu toàn.
Các bố mẹ nên vận dụng khả năng, nguyên liệu có sẵn để chơi với con và chấp nhận sự không hoàn hảo của con và của mình. Quan trọng nhất là dành thời gian chất lượng cho con và lồng ghép những bài học ý nghĩa, thế là đủ. Đó cũng là lý do mà chị lập ra một nhóm nho nhỏ trên mạng xã hội có tên Hội các con thích chơi, bố mẹ thích bày trò để các bố mẹ có thể chia sẻ trò chơi, khoe thành phẩm, cũng như có thêm gợi ý để vui với con mỗi ngày.
Miu Miu
Quy định cực "dị" ở shop cây 0 đồng, nhưng nông dân phố ai cũng mê
Tất cả đều 0 đồng, từ cây hoa hồng có khi trị giá từ trăm ngàn đến củ gừng, hạt bí... shop 0 đồng (P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ; điểm gặp gỡ, chia sẻ của những người có chung đam mê với cây cối.
Đi vào hoạt động từ tháng 11/2019, shop cây 0 đồng hoạt động dựa vào nguồn tài trợ cây giống, hạt giống của những người yêu cây.
Ở đây, những người có nhã ý muốn chia sẻ với tất cả mọi người tập trung gom cây, giống về với shop. Shop 0 đồng sẽ nhận nhiệm vụ chia cây, chia hạt cho từng "khách hàng".
Shop 0 đồng Bình Thạnh là nơi mọi người có thể đến nhận cây xanh miễn phí từ những người chung đam mê.
Cứ mỗi sáng chủ nhật, quán cà phê nhỏ trên đường Bùi Đình Tuý lại rôm rả tiếng nói cười, niềm vui lan toả từ những thành viên có chung niềm đam mê chung với cây cối. Ai nấy say sưa với công việc của mình, người lúi húi chia hạt, người tưới cây hay dọn dẹp những kệ trưng cây xinh xắn, bắt mắt.
Mai Huệ (32 tuổi) - chủ shop cây 0 đồng cho biết, bắt nguồn từ cộng đồng yêu cây khá lớn trên mạng xã hội mà cô là thành viên, shop 0 đồng được thành lập như một nhánh nhỏ nhằm tập trung những người muốn trao đổi, chia sẻ cây giống, hạt giống đến những người yêu cây khác.
"Tất cả các loại cây đều được chia sẻ ở đây, từ những cây rau, cây ăn quả, cây thuốc, hoa, kể cả những cây thân gỗ, cây công nghiệp... nếu mọi người cần. Gọi là shop 0 đồng Bình Thạnh không phải dành cho riêng những người yêu cây ở khu vực Bình Thạnh mà dành cho tất cả mọi người ở khắp nơi.
Có những bạn trẻ rất yêu cây ở Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương vẫn tìm đến tận nơi để xin cây, trao đổi, chia sẻ những hạt giống quý của họ", Huệ chia sẻ.
Mai Huệ (bìa trái) vui vẻ chụp ảnh kỉ niệm cùng những vị khách đến với shop cây 0 đồng.
Shop hoạt động từ 9 - 17h từ thứ 2 đến thứ 7, CN là thời gian để các thành viên đến sinh hoạt shop. Vì hoạt động phi lợi nhuận và trên tinh thần shop là của chung nên mọi người tìm đến hầu hết đều có tâm thế thoải mái; có ý thức,trách nhiệm giúp shop sạch sẽ, thu hút hơn bên cạnh các hoạt động giao lưu kinh nghiệm, chăm cây, xin cây giống.
"Shop cũng có những quy định riêng. Ví dụ như mỗi người được nhận mỗi loại 1 cây, được nhận nhiều loại khác nhau; không xin giùm, giữ giùm và không ship. Vậy nên, khách hàng bắt buộc phải trực tiếp đến shop xem cây, cảm thấy thực sự cần thì hãy xin, nếu cảm ấy không đủ thời gian để chăm sóc tốt cho cây thì hãy để dành cho những người thực sự cần hơn", Mai Huệ nói.
Các vị khách mang tới quán hạt giống, củ, cây con của nhiều loại cây cảnh, hoa, thảo dược...
Quy định "cứng" như thế, nhiều người dù tiếc hùi hụi vì ở xa nhưng cũng vui vẻ chấp nhận vì tinh thần yêu cây và có trách nhiệm với cây cối của cô chủ. Nhiều khách hàng đến shop còn còn tặng Mai Huệ những món quà rất dễ thương như hoa, cây thuốc. Đồng thời, sẵn sàng giúp đỡ các khâu để shop ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Mai Huệ cho biết, shop 0 đồng được vận hành chung với quán cà phê do cô quản lí. Vậy nên, dịp cuối tuần nơi đây là điểm hẹn để mọi người quây quần, vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa tám chuyện cây cối. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng nay dịch Covid-19 xuất hiện thì lịch sinh hoạt của shop 0 đồng đã ngưng lại vì hạn chế không gian đông người.
Shop 0 đồng Bình Thạnh điểm hẹn của những người yêu cây vào dịp cuối tuần. Do dịch Covid-19 nên hoạt động này hiện đang được ngưng lại.
Huệ cho biết, sau khi dịch dừng thì lịch sẽ quay lại như trước để trau dồi, chia sẻ kinh nghiệm quý giá về cây trồng, cách chăm sóc từ những người trồng cây lâu năm. Đồng thời, cô sẽ tăng thêm chương trình tặng quà cho khách phương xa thật sự cần giống cây vào những dịp lễ.
"Với mình, điều ý nghĩa nhất là shop 0 đồng làm được có lẽ là việc kết nối được những người yêu cây ở nhiều độ tuổi khác nhau. Rất nhiều chị lớn tuổi rất dễ thương, nhiều bạn khá trẻ nhưng cũng rất đam mê với cây trồng. Từ đó, khoảng cách giữa thế hệ này với thế hệ kia cũng không còn quá xa nữa", cô chủ shop cây 0 đồng bộc bạch.
Một số hình ảnh của shop cây 0 đồng tại TP.HCM:
Một góc xinh xắn của shop 0 đồng Bình Thạnh.
Từ cây thân gỗ đến cây dược liệu của Việt Nam như mơ lông, lá lốt... đều có mặt ở đây!
Từ quê nhà đến TP.HCM thăm shop, bố của Mai Huệ cũng giúp con gái tưới nước, chăm sóc cho cho các loài cây.
Cô chủ shop vui vẻ chụp ảnh cùng các vị khách.
Niềm hạnh phúc sẻ chia cây cối được lan toả.
Nơi đây đã thu hẹp khoảng cách thế hệ, từ người già đến người trẻ đều có chung đam mê.
Kênh cạn khô nước, người dân Cà Mau mất vụ màu trên đất lúa Năm nay, hạn hán gay gắt đến sớm, nhiều hộ dân Cà Mau có nguy cơ mất trắng vụ màu, còn đa phần diện tích hoa màu đều bị giảm năng suất. Thời điểm này đã bắt đầu vào vụ thu hoạch hoa màu dưới ruộng của người dân xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hàng năm, sau khi...