Nghĩ đến Bố, trái tim tôi như thắt lại…
Nhìn theo ông dần rời xa chốn đô thị phồn hoa mà nhạt nhẽo tình người, trái tim tôi bỗng như thắt lại, nước mắt cứ thế tuôn không sao kìm nổi…
Đã lâu lắm rồi bố mới lại lên thăm vợ chồng tôi. Lần này lên đột xuất không báo trước nên đến nơi thì vợ chồng tôi vẫn chưa đi làm về, ông liền ngồi bệt ngay trước cửa nhà đợi. Có lẽ một phần vì trời nhá nhem tối, một phần vì vẻ bề ngoài quá tuyềnh toàng của bố tôi mà bà hàng xóm tưởng là lưu manh nên đã đuổi ông đi.
Khi vừa nhìn thấy tôi bước vào cổng khu nhà bố tôi đã chạy vội đến tay bắt mặt mừng. Bố con ôm nhau cười cười nói nói. Bà hàng xóm khi nãy vô tình đi qua nhìn thấy chúng tôi thì chột dạ. Rồi bất chợt, tôi thấy khuôn mặt ông toát lên vẻ mặt đăm chiêu giống như một đứa trẻ vừa phạm lỗi. Chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì bà hàng xóm đi tới tươi cười: “Thì ra bác là bố cậu ấy à?”. Bố tôi cười đáp: “Vâng”. Nghe xong câu chuyện tôi quay sang định an ủi ông không ngờ ông không những bực mình hay cảm thấy tủi thân mà còn tỏ ra xấu hổ khi đã làm tôi mất mặt. Trong lòng tôi lúc đó có một nỗi buồn không sao nói nên lời.
Ảnh minh họa
Vì nhà không mấy rộng rãi nên chúng tôi sắp xếp để bố ngủ cùng cháu. Vào phòng chưa được bao lâu tôi bỗng nghe thấy một tiếng “bốp” phát ra từ phòng hai ông cháu. Mở cửa ra xem, tôi thấy cậu con trai đang kêu gào: “Ông bẩn lắm, không cho ông thơm cháu đâu, ông cút đi”. Tôi vội vàng quát con và giải thích: “Đây là ông nội con, là bố của bố, ông đã nuôi bố nên người, con có biết không hả?” Nghe thấy tiếng khóc của cậu con trai, vợ tôi liền chạy sang nhìn tôi vẻ không mấy hài lòng. Bố tôi buông tay đứng nép về một bên như thể vừa gây ra chuyện gì sai vậy. Đêm đã khuya, nằm phòng bên cạnh tôi vẫn nghe thấy tiếng trở mình của bố.
Sáng hôm sau trước khi đi làm, bằng giọng nói không mấy thiện cảm vợ tôi dặn dò ông: “Trên bàn nước có sẵn thuốc lá, bật lửa, bố nhớ đừng xả tàn thuốc lung tung, cả đài, lò vi sóng, tủ lạnh, ti vi bố cũng đừng động vào…” Bố tôi liền đáp lại rất khiêm tốn: “Mấy thứ đó bảo bố dùng bố cũng chẳng biết cách dùng đâu”.
Buổi trưa hai vợ chồng về nhà thấy sàn nhà đầy nước, thì ra bố đang cặm cụi quỳ dưới sàn hì hục lau nhà. Vợ tôi đi thẳng vào phòng ngủ đóng cửa lại. Bố tôi giật mình tưởng mình làm sai điều gì liền đứng ngay dậy. Tôi vỗ vỗ vào vai bố: “Bố, bố muốn lau nhà giúp chúng con phải không ạ”, bố tôi gật đầu. Tôi liền lấy cán giẻ lắp vào và đưa cho ông: “Bố thử xem ạ”, ông cầm lấy và tiếp tục lau. Nhìn xung quanh phòng một hồi sau đó quay sang nhìn tôi, khuôn mặt ông lộ rõ vẻ cảm kích.
Chiều nay trời mưa bay bay, đi làm về không thấy bố đâu vợ tôi tỏ ra giận dữ và quay sang nổi cáu với tôi. Chúng tôi đã to tiếng với nhau, không ai chịu nhường ai. Cuộc chiến đang đến hồi gay cấn thì chuông cửa reo, bố đang đứng ở cửa đầu ướt sũng, tay cầm một túi đồ. Ông bước thẳng vào nhà mà quên không cởi dép, vợ tôi thở dài một tiếng rồi bước vội vào phòng ngủ. Buổi tối, thấy ông gọi cháu ra ăn cơm, tôi không biết ăn nói thế nào vì vợ tôi đã đưa cháu sang bên ngoại, cuối cùng đành phải nói dối.
Video đang HOT
Ông nhìn tôi một hồi rồi như chợt nhớ ra điều gì liền lặng lẽ rời khỏi bàn ăn, mở chiếc túi để bên cạnh và lấy ra hai túi bột óc chó, hai bình mật ong, một túi bánh dinh dưỡng. Bố nói: “Bố đi mua ít đồ, không biết mua mà cũng không biết các con thiếu gì nên mua đại mấy thứ này”. Ngừng một lúc ông lại tiếp: “Mật ong chữa bệnh dạ dày, con nhớ sáng tối mỗi lần uống một thìa. Vợ con hay phải dùng máy tính, bột óc chó rất bổ cho não. Cháu trai biếng ăn, gầy còm nên bố mua cho nó ít bánh dinh dưỡng”. Cuối cùng ông rút nốt một bọc quấn ni-lông nhét trong cặp quần ra và nói: “Đây là 10 triệu tiền bố bán gà, bán lợn tích góp được trong 3 năm qua. Giờ bố cũng không cần tiêu nhiều, con còn phải nuôi gia đình nên hãy cầm lấy. Ngày mai bố phải về rồi, khi nào con rảnh thì về chơi thắp hương cho mẹ và ông nội”.
Nói rồi ông quay ra cười rất hiền từ, tay mân mê điếu thuốc quấn, đang định châm lửa thì như chợt nhớ đến lời dặn của vợ tôi ông liền cất đi. Thấy vậy tôi liền rút ra 2 điều thuốc đưa ông 1 điếu, tôi một điếu. Ngồi đối diện nhau trên chiếc bàn ăn, bố con tôi không ai nói câu gì.
Bố vẫn nhất quyết đòi về, nên tôi gọi taxi cho ông. Vì cả đời chỉ đi ô tô khách, nên ông không biết mở cửa ra sao, chân tay luống cuống hết cả lên. Tôi vội bước lên cúi người xuống mở cửa cho ông, đợi ông ngồi ngắn ngắn trong xe tôi mới đóng cửa lại. Ngồi trong xe ông thò đầu ra vẻ mặt rất hạnh phúc, cảm động vì cử chỉ của con trai, ông nói: “Con trai, bố là người có phúc nhất thôn mình đấy”.
Nói xong ông lấy tay giụi giụi hốc mắt rồi cười ha hả. Trong tôi lúc đó chợt dâng trào một cảm xúc thật lẫn lộn. Sống trên thế gian này, trong thành phố này, ở chốn quan trường này, tôi đã từng khom lưng, từng mở cửa xe cho không biết bao nhiêu người nhưng lại chưa từng khom lưng mở cửa cho bố tôi. Thế nhưng khi mở cửa xe cho người khác, tôi chưa bao giờ tỏ ra cung kính, tôn trọng như hôm nay. Bố tôi là nông dân, tôi là cán bộ, bố tôi là người làm ruộng, tôi là người thành phố, cả đời này bố không thể nào vượt qua tôi được, nhưng tôi có được như ngày hôm nay tất cả đều dựa trên nền tảng của bố tôi. Bố đã vì tôi mà khom lưng cúi mình, chịu khổ cả một đời, còn tôi? Chỉ một lần mở cửa xe cho ông mà khiến ông vui, cảm động đến lạ…
Chiếc xe đi mỗi lúc một khuất, nhìn theo ông dần rời xa chốn đô thị phồn hoa mà nhạt nhẽo tình người, trái tim tôi bỗng như thắt lại, nước mắt cứ thế tuôn không sao kìm nổi…
Theo GĐVN
Hay cười, cô gái bị bạn trai mắng "cười như đười ươi"
Em vô duyên với anh được nhưng với người khác thì không, mất mặt anh. Kiểu đi với em như kiểu đi với 1 đứa điên, thần kinh không ổn định ấy. Lúc nào cũng cười, hở ra là cười! Anh ko thích em cười như vậy. Bạn anh cũng bảo em như đười ươi vậy.
Có trăm ngàn lý do để yêu nhau thì cũng có ngần ấy lý do để chia tay. Nhưng cô gái trong tâm sự sau bị người yêu bỏ chỉ vì... quá hay cười. Câu chuyện của cô gái được đăng trên mạng xã hội đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Chỉ mới đăng tải được 4 tiếng nhưng bài viết này có tới hơn 14.000 lượt like, 822 lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận.
Nguyên văn lời chia sẻ như sau:
"Cười vô duyên???
Tự dưng đang cười, anh người yêu cấu vào đùi rồi quay sang nói
- Em cười bé thôi, tí ra kia anh bảo.
1 lúc sau anh dắt mình ra 1 góc
- Anh đã bảo rồi, bao lần rồi, em cười bé thôi, em cười như đàn ông vậy.
- Ơ thế buồn cười ko đc cười à.
- Con gái phải dịu dàng duyên dáng 1 chút, cười gì như kiểu bị điên ấy. Vô duyên lắm em.
- Thì sao ạ?
- Em vô duyên với anh được nhưng với người khác thì không, mất mặt anh. Kiểu đi với em như kiểu đi với 1 đứa điên, thần kinh không ổn định ấy. Lúc nào cũng cười, hở ra là cười! Anh ko thích em cười như vậy. Bạn anh cũng bảo em như đười ươi vậy.
- Anh cảm thấy ko thích thì thôi, em ko cười với anh nữa ok? Hay thôi ko thích em nữa.
- Tuỳ em.
Mình bỏ về và đến giờ đã 2 tuần, mình nhớ từng câu từng chữ hôm ấy nói chuyện sau chúng mình không nói chuyện với nhau, nghe bạn bè anh cũng đang để ý đến 1 cô gái khác có phần lạnh lùng. Mình chưa hỏi nhưng chắc mình chia tay rồi. Thế đấy, hay cười cũng bị phê bình. Hay chỉ là lý do chia tay thôi mọi người nhỉ...
Vậy mà lúc nào cũng "hãy yêu 1 cô gái hay cười""
Tuy nhiên, rất nhiều bình luận cho rằng, cười cũng phải biết đúng nơi đúng chỗ và đúng cách thì mới nên cười. Bạn Huyền Nguyễn lên tiếng: "Đáng, con gái con lứa cười xa xả vào mặt người khác như thế nó nói vậy còn nhẹ đấy, gặp bà bà chửi vào mặt. Không giữ ý tứ cho mình thì cũng phải giữ thể diện cho người đi chung chứ."
Bạn Nông Luyến nhẹ nhàng hơn: "Cười k phải là xấu, nhưng phải biết nơi biết chỗ. Biết ý, biết tứ. Người ta đang có chuyện buồn mà mình cười ha hả. Người ta đang có tang mà cứ nhe răng ra. Thì anh Cường anh lại cho tỏi ngập mồm."
Bạn Trần T H Hạnh thì thông cảm: "Tớ hiểu cảm giác của 1 đứa cười to, đứa cười thì thoải mái, đứa không quen nó nhìn mình như sinh vật lạ. Nhưng cười mà mím môi tím mặt cười thì cười làm cái gì? Có điều hãy cười đúng lúc đúng chỗ."
Hay cười là tốt nhưng cười ra sao, cười lúc nào cũng cần phải học hỏi và tiết chế. Hy vọng đây sẽ là bài học cho cô gái trẻ.
Theo Eva
Tôi không bao giờ mua quà tặng mẹ chồng, vì sao? Tôi còn nhớ, khi dọn đồ ra khỏi nhà, chị dâu đã bỏ nhỏ tôi một câu: "chị chịu đựng hơn 10 năm rồi, giờ đến lượt em đó". Tôi cưới chồng gần được hai năm và có một bé gái lên một tuổi. Tôi phải làm dâu từ khi mới cưới vì chồng là con út. Trước đó, vợ chồng anh trai...