Nghỉ đêm tại nhà riêng của Nữ hoàng Anh
Sandringham – dinh thự vùng nông thôn của Nữ hoàng Elizabeth II tại Norfolk, Anh (cách London 2,5 giờ đi tàu) dành 2 khu nhà cho khách du lịch thuê.
Nữ hoàng Victoria mua điền sản Sandringham năm 1862, biến nơi đây thành tài sản riêng của hoàng gia Anh. Ảnh: 4news.
Theo CNTraveler, một trong hai khu nhà du khách có thể nghỉ lại tại Sandringham là Granary, nơi từng là một nông trại và nhà kho. Khu còn lại là Garden House, từng là nơi ở của người làm vườn. Khách ở hai khu nhà này chỉ cho thuê theo tuần.
Nhà Granary dành cho tối đa 6 người, với mức giá khởi điểm 600 bảng Anh (20,7 triệu đồng) một tuần. Trong khi đó, Garden House có đủ không gian cho 8 người và có giá 625 bảng Anh (21,6 triệu đồng) mỗi tuần.
Cả hai khu nhà cho thuê này đều được trang bị các tiện nghi như vải lanh, các bếp ăn được trang bị hoàn chỉnh với lò gang AGA, máy giặt và máy sấy khô.
Ảnh: CNTravler.
Nhà Granary còn có một bếp lò đốt củi, các tầng được sưởi ấm, và một khu vườn kín cùng không gian ngoài trời. Sandringham nổi tiếng với những khu vườn xinh đẹp, nơi các du khách có thể tham quan và nếu may mắn có thể nhìn thấy những chú chó corgi xứ Wales yêu quý của Nữ hoàng.
Video đang HOT
Ngoài ra, du khách còn có cơ hội nhìn thấy Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton, chủ nhân của khu nhà Anmer Hall nằm trong khuôn viên Sandringham. Ngôi nhà thuở ấu thơ của Công nương Diana là Park House cũng nằm trong khu vực này. Giờ đây, Park House là một khách sạn chuyên phục vụ các du khách khuyết tật.
Các du khách có ý định khám phá Sandringham sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều ở vùng Norfolk: từ một cuộc dạo chơi trên bờ biển cho đến một tour du lịch ngắm dinh thự trang nhã.
Toàn bộ khu dinh thự Sandringham rộng 8.100 ha, chia làm nhiều nhà và có rất nhiều phòng, nhưng diện tích mỗi phòng tương đối nhỏ.
Theo Zing News
Xứ Wales mở cửa hồ lướt sóng nhân tạo lớn nhất thế giới
Với tham vọng trở thành một trong những điểm đến nóng nhất châu Âu trong lĩnh vực phiêu lưu mạo hiểm, ngày 1/8, xứ Wales chính thức mở cửa hồ lướt sóng nhân tạo lớn nhất thế giới.
Đó là một trong những tham vọng mà ngành du lịch Xứ Wales quyết định hướng đến bên cạnh hệ thống cáp đu dây tự do, nhảy bạt nhún lò xo xuống hang động... Sau hơn hai năm xây dựng trên một xưởng đúc nhôm cũ, công viên lướt sóng Snowdonia ở thị trấn Dolgarrog, nằm giữa thung lũng Conwy dưới chân dãy núi Snowdonia, miền bắc xứ Wales, đã đón những người khách đầu tiên.. Ảnh: Surfsnowdonia.co.uk.
Toàn cảnh hồ lướt sóng Wavegarden. Ảnh: Wordpress.
Đây là trung tâm lướt sóng nhân tạo đầu tiên trên thế giới của công ty Tây Ban Nha Wavegarden. Trước đây, vào năm 2011, mô hình này được giới thiệu ở Tây Ban Nha với mục đích thử nghiệm và trình diễn thương mại. Ảnh: Surfsnowdonia.
Khác với cấu trúc của hồ tạo sóng, Wavegarden là một đầm phá ngoài trời và toàn bộ thiết bị đặt chìm dưới nước. Nhờ vậy, hồ lướt sóng nhân tạo có thể hòa hợp cùng cảnh quan thiên nhiên ở công viên quốc gia Snowdonia, nơi có nhiều sông hồ và rừng cây tuyệt đẹp. Ảnh: Surfsnowdonia.
Hồ lướt sóng Wavegarden dài 300 m, rộng 113 m, có những ngọn sóng nhân tạo dài nhất thế giới với độ cao từ 1,2-2 m và kéo dài 150 m. Ngọn sóng ở đoạn cuối hồ nhỏ hơn dành cho người mới bắt đầu học lướt sóng. Hồ có thể đón hàng chục người chơi lướt sóng cùng lúc. Phí vào cửa khu lướt sóng Snowdonia thay đổi theo mùa và cấp độ lướt sóng. Ảnh: Grindtv.
Ngoài hồ lướt sóng, công viên Snowdonia có nhiều ngọn đồi hoang dã và 15 đỉnh núi cao hơn 914 m, giúp nơi này trở thành một thiên đường thực sự cho loại hình du lịch leo núi, đạp xe vượt mọi địa hình hay dã ngoại. Ảnh: Ibtimes.
Theo chính quyền địa phương, công trình phục vụ du lịch này là cơ hội để Dolgarrog khép lại những ngày đen tối, khi sau gần một thế kỷ hoạt động, các khu mỏ đóng cửa hàng loạt vào năm 2007, khiến thợ mỏ thất nghiệp tràn lan và giới trẻ trong vùng "mất định hướng và bản sắc". Bà Mandy Williams-Davie, một viên chức địa phương cho rằng giờ đây, thanh thiếu niên ở Dolgarrog đã có thể tự hào về nơi xuất thân của mình và có một câu chuyện để kể với mọi người. Ảnh: Ibtimes.
Theo đó, bên cạnh hành trình dã ngoại truyền thống đến vùng núi, du lịch Xứ Wales mở rộng các hoạt động có tính mạo hiểm nhiều hơn. Chẳng hạn tại Blaenau Ffestiniog, du khách có thể nhún nhảy trên các bạt nhún lò xo khổng lồ đặt trong một mỏ đá cũ. Ảnh: Ibtimes.
Và ở Bangor, cách đó khoảng 10 km, du khách có thể bay vào bầu trời qua hệ thống cáp đu dây tự do Zip World được xem là dài nhất châu Âu và nhanh nhất thế giới. Ảnh: Wordpress.
Sean Taylor - chủ lọai hình giải trí Zip World - nhận định du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch đầy tiềm năng ở Xứ Wales và kỳ vọng Zip World sẽ mang lại doanh thu 4,5 triệu bảng Anh trong mùa du lịch 2015. Ảnh: Piquenewsmagazine.
Theo Zing News
5 địa danh không thể bỏ qua tại quê hương 'Cô dâu 8 tuổi' Ấn Độ lưu giữ một nền văn minh cổ xưa vô giá của nhân loại. TripAdvisor gợi ý 5 điểm không thể bỏ qua khi tới quốc gia này. 1. Mumbai Đây là một trong những thành phố nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Thành phố cảng trở nên sôi động dưới thời Anh thế kỷ 19. Ngày nay, Mumbai là kinh đô...