Nghỉ dạy phòng chống dịch Covid-19, giáo viên ‘nhàn xác’ mà chẳng… ‘nhàn tâm’!
Học sinh nghỉ học để phòng dịch bệnh thì dĩ nhiên giáo viên (GV) cũng nghỉ dạy theo. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người tò mò, thắc mắc, rằng không đến trường, GV làm gì trong thời gian nghỉ này?
Giáo viên một trường học tại TP.HCM tập huấn phòng chống dịch Covid-19 – Ảnh: Ngọc Tuấn
Câu hỏi có vẻ đơn giản nhưng việc trả lời là không hề giản đơn. Vì thực tế công việc của GV trong thời gian nghỉ này rất đa dạng, tùy theo vị trí công việc, tùy theo từng trường và tùy địa phương…
Thăm phòng thí nghiệm của tiến sĩ tự tin tìm ra virus corona trong 70 phút
Cách đây chưa lâu, đã có ý kiến bày tỏ thắc mắc tại sao GV các trường công lập nghỉ dạy trong mùa dịch vẫn được nhận lương bình thường. Sự thắc mắc này chưa thật thấu đáo vì chưa thấy hết đặc trưng công việc của nghề dạy học. GV dạy theo đúng tiến trình, kế hoạch công việc trong cả một năm học, kể cả việc nghỉ hè cũng theo quy định. Khi tạm thời nghỉ dạy để chống dịch, GV phải dạy bù (kể cả thứ bảy, chủ nhật nếu có), và chắc chắn kỳ nghỉ hè của họ sẽ bị rút ngắn lại để đảm bảo kế hoạch giảng dạy của ngành.
Cứ tưởng GV nghỉ dạy là được nhàn nhã nhưng thực chất họ “nhàn xác” mà chẳng “nhàn tâm” chút nào. Vì GV phải lo trăm thứ, nào là việc phòng chống dịch bệnh của học sinh, đến việc sợ các em xao nhãng việc học, bỏ bê bài vở… Nhất là các GV làm chủ nhiệm lớp, họ phải vừa tìm cách “trấn an tâm lý” cho học sinh, vừa phải nhắc nhở, đôn đốc việc tự học tại nhà. GV các lớp 9, 12 thì càng căng thẳng, nặng nề hơn bởi các kỳ thi quan trọng trước mắt. Nhiều GV phải thức trắng đêm để soạn bài giảng online cho học sinh. Nhiều thầy cô phải “ứng chiến” suốt cả ngày để kết nối trên các nhóm lớp nhằm tuyên truyền, nhắc nhở việc phòng chống dịch, việc học, kể cả những buồn vui của các em. Nhiều GV tranh thủ thời gian này để “đầu tư” thêm cho bài giảng của mình được tốt hơn…
Tiến sĩ tự sản xuất nước rửa tay miễn phí cho dân chống virus corona
Nhiều địa phương đã tổ chức tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho GV. Nhiều GV cũng đã tham gia công việc vệ sinh trường lớp, sát khuẩn, chuẩn bị đón HS quay lại trường khi hết dịch bệnh. Trong thời gian nghỉ dài ngày như thế này, với GV biên chế còn có tiền lương, chứ với những GV hợp đồng, thỉnh giảng thì không có. Nhiều GV tranh thủ đưa con cái về quê, nếu có điều kiện hơn thì đưa gia đình đi du lịch “nhỏ” ở những nơi an toàn vì biết chắc rằng kỳ nghỉ hè năm nay sẽ rút lại…
Mỗi GV đều có một hoàn cảnh, một cách ứng xử khác nhau trong mùa dịch này. Nhưng họ đều có chung một tâm trạng: Nhớ trường, nhớ lớp, nhớ học trò, đồng nghiệp đến da diết! Mong muốn hết dịch để được quay trở lại học đường.
Theo Thanh niên
Giáo viên trường tư có lĩnh lương khi học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19?
Những ảnh hưởng do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 còn là vấn đề thu nhập của giáo viên, đặc biệt là giáo viên ở các trường ngoài công lập.
Một giáo viên trường tư tại Hà Nội dạy học trong những ngày đầu mùa dịch Covid-19, khi học sinh còn đến lớp - Ảnh: Tuyết Mai
Giáo viên có được trả lương hay không trong thời gian này rất khác nhau, phụ thuộc vào "nội lực" và quan điểm của mỗi trường.
Trường trả nguyên lương, trường không
Nhiều giáo viên (GV) Trường phổ thông liên cấp Marie Curie (Hà Nội) cho biết trong tháng 2 toàn bộ cán bộ, GV, nhân viên của trường vẫn được hưởng nguyên lương và được nhận sớm hơn mọi tháng trước. "Điều này khiến chúng tôi rất cảm động trong khi biết rằng đồng nghiệp của mình ở một số trường tư không được nhận lương", cô Lệ Anh, GV cấp THPT của trường, nói.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường phổ thông liên cấp Marie Curie, giải thích: "Tháng 2 là sau tết, các thầy cô chắc cũng phải chi tiêu nhiều, nên tôi yêu cầu bộ phận tài vụ tháng này chuyển lương sớm hơn để các thầy cô yên tâm. Giữ cho cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi tập thể không bị ảnh hưởng đã là cách để chúng ta góp phần "chiến thắng" dịch bệnh".
Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cũng chia sẻ: "Học sinh (HS) nghỉ học cả tháng 2 thì nhà trường vẫn trả đủ lương 12 tháng cho cán bộ, GV. Chúng tôi tạm "vay" của phụ huynh HS học phí của tháng 2 để trả lương cho GV và dạy bù vào tháng 6 mà không thu thêm khoản phí nào nữa".
Tương tự, cô Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch hội đồng Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), khẳng định GV của trường vẫn nhận nguyên lương. "Tôi cho rằng, việc HS không đến trường là do thiên tai, do yếu tố khách quan mang lại. Không thể đi rút lương của GV khiến cuộc sống của họ thêm khó khăn. Tôi là nhà giáo, tôi không thể làm như thế. GV vẫn phải làm việc, vẫn chuẩn bị bài cho HS, vẫn nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa mới, cùng các em ôn tập qua internet...", cô Hiền nói.
Trong khi đó, GV Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) tỏ ra khá tâm tư khi cho biết nhà trường sẽ không trả lương khi HS nghỉ phòng dịch. "Nghỉ tết nhà trường không trả lương cho GV nên chúng tôi cũng không hy vọng gì", một GV trường này nói.
Chấm dứt hợp đồng 1/3 nhân sự
Chủ Trường mầm mon Đôrêmi (TX.Dĩ An, Bình Dương) buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với 1/3 GV và các nhân viên khác của trường vì không thể "kham" nổi cả bộ máy, khi không có nguồn thu từ học sinh trong thời gian trường đóng cửa phòng dịch Covid-19.
Bà Lê Thị Bé Tuyết, chủ trường, đã viết một bức tâm thư rất dài gửi tới GV của trường về việc này. Trước đó, để đưa ra quyết định, bà Tuyết cũng đã tham khảo cách giải quyết khó khăn của những trường khác. Nhưng thay vì im lặng, chọn cách không trả lương cho nhân viên trong thời điểm này, bà đã thanh toán đủ lương tháng 1 vào ngày 5.2.
Chia sẻ với PV Thanh Niên, bà Tuyết cho biết: "Quỹ lương riêng trường là 350 triệu đồng/tháng. Thời gian chờ việc (khi học sinh nghỉ học) lương sẽ được trả theo thỏa thuận nhưng không được dưới mức lương tối thiểu vùng (là 4,42 triệu đồng) cùng chi phí bảo hiểm trường vẫn phải chi khoảng 240 triệu đồng/tháng cho hơn 40 nhân sự". Tuy nhiên, do không biết trường bao giờ có thể trở lại hoạt động nên bà Tuyết quyết định cắt giảm nhân sự.
"Mọi người cho rằng mình ác, nhưng thâm tâm là đang bảo vệ người lao động của mình, vì trước khi cho nghỉ mình đã thông báo cho nhân viên trước 30 ngày, nếu thời gian tới họ chưa xin được việc thì họ vẫn có thể nhận được bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc. Nếu trường hoạt động trở lại, mình sẵn sàng chào đón mọi người quay trở lại", cô Tuyết nói.
Còn bà Nguyễn Thị Sơn, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Duy Tân (Q.10, TP.HCM), cho biết để giải quyết khó khăn khi không có nguồn thu, trường đã họp với toàn bộ GV và 80% GV của trường đã đồng ý nghỉ việc không lương trong thời gian này. Tương tự, một trường mầm non tư thục ở Q.Tân Bình (TP.HCM) cũng quyết định cắt giảm hơn 10 nhân sự trong đợt này vì không có nguồn thu khi học sinh nghỉ học.
Nguyễn Loan
Theo Thanh niên
Nhiều trường vẫn dạy học, có vi phạm việc phòng dịch Covid-19? Nhiều trường học thuộc Sở LĐTBXH Đắk Lắk quản lý vẫn tổ chức dạy và học dù các tỉnh đều cho học sinh nghỉ để phòng chống Covid-19. Việc dạy, học vẫn diễn ra ở Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, học sinh, Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên vẫn tổ chức dạy và...