Nghỉ dài mà chồng không cho về bên nhà mẹ đẻ
Chuyện 1 năm không được về nhà từ ngày lấy chồng thì âu cũng là do hoàn cảnh nhưng phần nhiều là do chồng không tâm lý.
ảnh minh họa
Lấy chồng 1 năm chưa được về nhà
Cái chuyện 1 năm không được về nhà từ ngày lấy chồng thì âu cũng là do hoàn cảnh. Ngày mới cưới, vợ chồng còn khó khăn, hơn nữa, dù là lấy chồng ở tỉnh khác nhưng lại là hai tỉnh của hai đầu tổ quốc nên xa xôi cách trở, việc đi lại cực kì khó khăn. Tôi đã cố nén nỗi nhớ thương cha mẹ trong lòng, nghĩ là tiết kiệm tiền nong để khi nào Tết về một thể. Lòng buồn lắm nhưng biết làm sao được, trái tim đâu đớn vô cùng. Chỉ là chồng không khá giả gì, vợ chồng cũng không có tiền nhiều nên đành chấp nhận.
Cố gắng làm ăn để hi vọng cái Tết được về sum họp với gia đình. Thế mà đùng một cái, ngày Tết gần đến, chồng nói không đặt được vé tàu. Gia đình nghèo chỉ đi tàu thôi chứ làm gì có tiền đi máy bay. Nhưng mà chồng lại không báo trước cho tôi chuyện đó, khiến lỡ hẹn với bố mẹ. Tôi buồn mấy ngày, cái Tết ấy với tôi không vui chút nào. Năm đầu tiên không có điều kiện về quê, bố mẹ cũng thương con gái nhưng vì con rể gọi nói là lý do chính đáng nên bố mẹ cũng đành thôi. Biết sao được, con gái mình đã đi lấy chồng, lại lấy chồng xa, bố mẹ nào trách cứ được ai.
Nghĩ lại, làm thân con gái cực khổ. Suốt mấy năm bố mẹ nuôi lớn, cho đi ăn học rồi cuối cùng yêu một người, quyết lấy chồng vì tình yêu. Nhưng bây giờ người ấy khó khăn, chuyện về nhà thăm mẹ đẻ của mình cũng không thành, cũng không suôn sẻ. Thôi thì lại tự an ủi mình, cố gắng làm ăn, có nhiều tiền rồi đi lại cho thư thả rồi còn về biếu bố mẹ, cho bố mẹ an tâm.
Video đang HOT
Hai vợ chồng làm ăn cũng không có nhiều của cải, tiết kiệm được vài đồng nhưng lại chi tiết hết. Nhất là khi tôi sinh đứa con gái đầu lòng, khoản tiền bỏ vào sinh nở và nuôi con đã quá nhiều, thế nên, tiền tiết kiệm chẳng còn là bao. Nhà xa lại lâu ngày không về, hạch toán một chuyến đi lại cũng mất nhiều lắm! Thương bố mẹ đó nhưng đâu phải lúc nào muốn cũng về được. Công việc còn vướng, ai người ta cho nghỉ nhiều mà về quê. Với lại, cứ mỗi lần nói tới chuyện về là chồng tôi lại nói lảng đi chuyện khác. Có vẻ anh chẳng thích thú gì chuyện về quê vợ…
Hơn 1 năm trời, tôi chưa được về thăm bố mẹ. Gọi điện hỏi thăm bố mẹ liên tục nhưng cũng chỉ nói được một lúc, không thể được gặp, lòng vẫn buồn vô hạn. Chồng tôi không hiểu là vô tâm hay tính tình nhút nhát ngại ngần, mà lần nào tôi giục anh gọi về hỏi thăm bố mẹ vợ, anh cũng ngại bảo tôi gọi là được rồi. Tôi gọi thì thoải mái nhưng ít ra, con rể cũng nên thể hiện tấm lòng hiếu kính. Nói mãi anh cũng không nghe. Anh còn không hào hứng gì về chuyện về quê vợ. Thật sự tôi quá nản lòng. Vì anh chẳng phải con ruột, lại là người hay ngại nên khoảng cách ở xa đã khiến anh không có tình cảm với bố mẹ tôi nên anh không thể hiểu được sự mong mỏi được về quê của tôi là thế nào…
Yêu nhau thì thế, lấy nhau về mới hiểu hết lòng nhau. Tưởng ‘xa thơm’, hóa ra ở xa, chồng tôi càng kiếm cớ để xa lánh nhà vợ. Chưa bao giờ anh có ý gửi quà hay gì đó về biếu bố mẹ trong khi tôi phải chu toàn với gia đình anh. Nghĩ đúng là bố mẹ nuôi con gái quá thiệt thòi. Chẳng được gì cả rồi lại để con đi lấy chồng, phục vụ nhà khác. Chồng tôi không biết điều chứ thật ra tôi chẳng oán thán gì anh cả. Tôi muốn anh cố gắng làm ăn, tu chí, rồi lo lắng cho gia đình con cái, sau này sẽ bớt được phần khó khăn. Tuy nhiên, trách nhiệm làm chồng, làm con rể của gia đình tôi thì phải chu toàn. Đâu có yêu cầu anh phải liên tục gọi điện hỏi thăm hay mua quà, nhưng mà hơn 1 năm nay rồi, từ ngày tôi cưới, chỉ cái lần về lại mặt, còn lại thì chưa bao giờ anh gọi hỏi thăm bố mẹ vợ, thậm chí cũng không hề có ý cho vợ về thăm bố mẹ.
Nghỉ dài, chồng cấm về vì sợ tốn tiền
Hôm rồi, chỉ còn 1 tháng nữa là tới ngày 2/9, tôi muốn được về thăm bố mẹ và bàn với chồng. Từ ngày lấy chồng, đây là lần nghỉ dài sau Tết, tôi muốn được nghỉ ngơi bên gia đình mình, đưa cháu về cho ông bà ngoại biết mặt cháu. Thế mà chồng tôi nhất định không đồng ý. Anh ấy nói, để Tết hãy về, vì về như thế này tốn kém, Tết lại về thì thật sự không có kinh phí. Anh bảo, đi lại tốn lại còn thêm tiền quà cáp, lâu không về quà còn tốn hơn nhiều. Anh cấm tôi không được về. Tôi giận thì anh bảo, nếu về thì Tết nghỉ hết, không về gì nữa… Tết không về cũng không được, vì cả năm mới được một lần sum họp gia đình, năm ngoái đã không về, năm nay lại không về thì quá hổ thẹn với bố mẹ.
Chồng vốn không phải là người xấu, chuyện anh tiết kiệm tôi cũng hiểu. Tôi cũng có ý thức tiết kiệm. Nhưng quà cáp đâu cần sang trọng. Bố mẹ chỉ mong con cháu về thăm. Lần này mua ít thì lần sau Tết về mua thêm chút ít. Anh ích kỉ khi không nghĩ, tôi đã phục vụ nhà anh, lo cho bố mẹ anh, Tết nhất, ngày lễ, giỗ chạp không thiếu một xu, không bao giờ tính toán. Vậy mà anh lại tính toán từng đồng với người vợ từ ngày lấy chồng chưa được về quê sao?
Đã thế, bố mẹ chồng cũng không đồng tình khi tôi xin về lần này. Lấy chồng xa xót xa quá, tôi ân hận vì mình đã vì tình yêu mà chọn lấy chồng ở mãi tận đâu đâu, cách xa nghìn trùng, để rồi, tiền không có mà về quê. Rồi tôi lại trách phận mình nghèo khó, giá như tôi giàu một tí thì chỉ cần đáp chuyến máy bay là có thể đến nơi rồi. Nhưng mà, đi máy bay khứ hồi, lại cả chồng, cả con, thêm các chi phí khác thì chắc tốn lắm, tôi không kham nổi.
Gọi điện về cho mẹ mà lòng tôi đau lắm, nước mắt rưng rưng. Tôi buộc phải từ chối lần này, hi vọng vào cái Tết đoàn viên. Có muốn về thì chồng tôi cũng nhất định không về. Anh quyết định đến Tết, anh cũng không lo vé tàu cho mẹ con tôi, đi một mình thì tôi lại sợ mang tiếng với họ hàng là sao chồng không về cùng, hay có vấn đề gì. Như vậy sẽ làm mất mặt bố mẹ tôi. Muốn giữ thể diện cho ố mẹ và cả bản thân mình, tôi quyết định chọn Tết, và lần này, tôi ngậm ngùi ở lại. Cầu chúc bố mẹ sức khỏe tốt, đợi con cái về sum vầy. Chẳng biết còn được bao nhiêu lần nữa tôi lại được về thăm ba mẹ. Đúng là, cám cảnh lấy chồng xa, nhất là lấy phải người chồng không tâm lý.
Theo VNE
Tình nhân
Anh lại lén lút đến gặp chị khi vợ đang đi du lịch cùng cơ quan. Nhìn vẻ gầy rạc của anh cùng nét mặt chẳng mấy hân hoan của mình, chị chẳng muốn chần chừ thêm một phút giây nào nữa để đi đến quyết định cuối cùng.
Anh gặp chị vào một ngày mưa, khi chiếc xe máy của chị đột nhiên dở chứng giữa đường. Thấy dáng chị đứng loay hoay trong mưa, anh dừng lại hỏi han. Chị đọc nhiều báo trên mạng, có những hoàn cảnh nguy hiểm na ná như thế này, đột nhiên chị sợ đến tái mặt. Sợ anh là người xấu, chị lấm lét nhìn trước nhìn sau không bóng dáng ai nên càng run lẩy bẩy. Hình như đoán được ý nghĩ của chị, anh phì cười, phân bua rằng anh chỉ muốn giúp chị chứ không có ý xấu đâu.
Anh xuống xe và kiểm tra xe giúp chị. Chiếc xe bị chết máy do bị tuột thứ gì đó chị chẳng rõ. Hì hụi một lúc, anh cũng làm cho nó nổ máy. Khi ấy, người anh cũng đẫm nước mưa. Chị cảm ơn anh và bắt đầu trò chuyện khi hai người chung một đường về. Hỏi ra, mới hay công ty anh cũng khá gần cơ quan chị. Như là cơ duyên, sau ba bé Hân, chị lại thấy tim mình thổn thức trước một người đàn ông lạ - dù người ta đã đeo nhẫn ở ngón áp út.
Thêm một lần gặp gỡ khi anh có dịp đi ngang cơ quan chị, hai người bất ngờ chạm mặt nhau. Anh bảo mình có duyên nên mời chị đi uống nước. Suốt buổi trò chuyện, anh kể nhiều về con trai mình, chị lại say sưa kể về con gái. Hai người đùa cợt, biết đâu sau này lại có duyên làm sui. Anh kể về vợ trong khi chị im lặng lắng nghe. Khi anh hỏi về ba của bé Hân, chị im lặng một lúc rồi thả hết nỗi lòng. Lần đầu tiên, trước một người lạ, chị trút hết bầu tâm sự như vậy, cảm giác như anh là tri kỷ. Ba bé Hân chối bỏ hai mẹ con chị khi chị mang thai bé, chị đã quyết định giữ lại con và làm mẹ đơn thân từ đó đến giờ. Năm năm trôi qua, thời gian đủ lâu để chị tạm quên mọi chuyện và xem quá khứ cay đắng đã ngủ yên.
Anh cảm phục chị, từ cảm phục đến mên mến. Sau này, có chuyện gì anh cũng gặp chị để nhờ tư vấn. Chẳng hạn như mua quà ngày 8-3 cho vợ anh, mua quà sinh nhật tặng mẹ anh hay thậm chí là những chuyện trong công việc, anh đều muốn chia sẻ với chị.
Hai người âm thầm yêu nhau theo cách riêng của họ. Chỉ yêu theo kiểu nhớ nhung và thương cảm chứ chưa bao giờ đi quá giới hạn. Anh tôn trọng chị và không muốn gia đình tan vỡ. Chị cũng không hề muốn làm kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc người khác. Cùng là phận đàn bà, chị đã đau đớn nhiều nên tuyệt nhiên chẳng muốn vợ anh phải đớn đau vì chị.
Bây giờ đã là tháng ba, tròn nửa năm ngày anh chị gặp nhau. Chị đưa bé Hân tới trường rồi hẹn anh ở góc quán quen thuộc. Lâu nay, chị đã suy nghĩ rất nhiều, nên kết thúc mối quan hệ này càng sớm càng tốt, kéo dài chỉ khiến cả hai cảm thấy mệt mỏi và có lỗi với những người còn lại.
Tiếng nhạc trầm buồn phát ra từ cái loa cổ nơi ban công khiến tâm trạng chị càng thêm nặng nề. Chị bảo anh hãy kết thúc mọi chuyện ở đây để cuộc sống của cả hai bình yên như lúc trước.
Anh nhìn lên bầu trời, hạ bắt đầu về giữa lòng thành phố. Anh biết nói gì đây khi chẳng thể nào nói rõ cả cõi lòng mênh mang của mình. Anh thương vợ nhưng cũng yêu chị theo một cách khó hiểu.
Lòng chị xênh xang, biết chẳng thể nào trốn tránh cái ngày sẽ chia tay với những buổi lang thang phố cùng anh. Những hôm trời đẹp, anh rủ chị trốn việc để ra ngoại thành ngắm cảnh. Từ khi quen anh, chị cảm giác mình trẻ ra đến vài tuổi, chị lại yêu đời, lại muốn hát ca như trước. Chỉ là đêm về, thao thức mất ngủ vì bao cảm giác đan xen.
Chị sợ anh sẽ níu cả tháng ngày ở lại, sợ anh sẽ nhẹ nhàng đưa chị sang một bầu trời của tháng ngày khác. Kéo dài và tiếc nuối làm gì, thứ hạnh phúc vay mượn kia, chị ứa nước mắt đứng dậy ra về. Bên ngoài, một chiếc lá vừa vĩnh biệt tàn cây, rơi nhẹ nhàng trên bậu cửa.
Theo VNE
Bồ của chồng đến tận nhà tìm tôi Khi anh xách vali ra đi, tôi nghĩ rằng cuộc sống của mình tới đây là chấm dứt. Trong con mắt của mọi người, tôi may mắn vì có một gia đình hoàn hảo, dù thật sự, tôi chẳng mấy xinh đẹp. Ấy vậy nên nhiều người mới nói, phúc lớn nhất của tôi là lấy được một người chồng không chỉ đẹp...