Nghi có bom gần cầu Long Biên, đóng một luồng chạy tàu
Cơ quan chức năng đóng một luồng tàu chạy trên sông Hồng đoạn qua cầu Long Biên vì nghi ngờ có bom.
Chi cục đường thủy nội địa phía bắc chiều 18/6 đã đóng luồng chạy tàu Tứ Liên – Trung Hà đoạn qua cầu Long Biên (Hà Nội) vì nghi có bom dưới sông Hồng.
“Khu vực trên có hai luồng chạy tàu gồm luồng bờ trái và bờ phải. Luồng nghi có quả bom là luồng bên trái chúng tôi đã đóng, luồng phải các phương tiện vẫn di chuyển bình thường”, ông Nguyễn Công Minh, Chi cục trưởng Chi cục đường thủy nội địa phía bắc, nói với Zing.
Lực lượng chức năng nhắc nhở người dân không bơi lội gần khu vực nghi có bom. Ảnh: Việt Linh.
Theo Chi cục đường thủy nội địa phía bắc, vị trí nghi có bom cách tim luồng khoảng 30 m, cách cầu Long Biên khoảng 800 m về phía thượng nguồn thuộc địa phận phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
Trước đó vào đêm 16/6, ngư dân thông báo cho đơn vị quản lý bảo trì tuyến sông Hồng về việc phát hiện vật thể nghi là bom tại vị trí trên.
Một luồng chạy tàu trên sông Hồng (đoạn gần cầu Long Biên) đã được đóng để rà soát bom mìn. Ảnh: Việt Linh.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cử người kiểm tra hiện trường, thả phao báo hiệu đồng thời phối hợp cùng Bộ Tư lệnh thủ đô xử lý theo quy định.
Chiều nay, nhiều thành viên Câu lạc bộ bơi lội sông hồng cho biết họ được lực lượng chức năng đi cano nhắc nhở không bơi lội quá xa sang bên phía phường Ngọc Thuỵ, Long Biên.
Video đang HOT
Đoạn sông Hồng nghi có bom thuộc địa phận phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Google Maps.
Tiểu thương đêm bán hải sản, ngày gấp hàng nghìn túi giấy miễn phí
Hơn 180 thành viên là những người bán hàng ở chợ, các em học sinh, Việt Kiều... đã cùng nhau tạo ra 90 nghìn túi giấy kraft, phát miễn phí cho người nghèo đến nhận thực phẩm từ thiện.
Người phát động chương trình này là chị Phạm Hải Hà (Long Biên, Hà Nội).
Ý tưởng đến với chị vào ngày 8/4 - thời điểm có sự xuất hiện các cây ATM gạo miễn phí. Thay vì sử dụng túi nilon, chị muốn tặng cho những người dân đến nhận quà từ thiện chiếc túi giấy thân thiện với môi trường.
'So với các loại giấy khác, giấy kraft khá dai, bền và thực sự thân thiện với môi trường.
Giấy cao cấp dùng để in đòi hỏi được làm từ bột gỗ tốt. Trong quá trình sản xuất, người ta phải dùng chất tẩy trắng cho loại giấy này, buộc xả thải chất hóa học gây ảnh hưởng đến môi trường.
Đóng gạo từ thiện vào túi giấy Kralt
Trong khi đó, giấy kraft làm từ bột gỗ của cây gỗ có giá trị thấp. Ngoài ra, nó còn có thể được làm từ giấy tái chế. Trong quá trình sản xuất, loại giấy này cũng không cần chất tẩy trắng, không thải ra môi trường chất độc hại.
Bên cạnh đó, giấy kralt còn đảm bảo chỉ số an toàn thực phẩm với người tiêu dùng', chị Hà chia sẻ.
'Tôi muốn không chỉ hỗ trợ người dân vượt khó mà còn qua đây kêu gọi con người có ý thức nói không với rác thải nhựa, có trách nhiệm hơn với môi trường. Như vậy việc làm thiện nguyện sẽ có ý nghĩa hơn', chị nói.
Ban đầu, chị Hà dự định tặng khoảng 5 nghìn bao bì sinh thái cho những người khởi xướng chương trình từ thiện. Tuy nhiên sau đó, những người chủ dự án từ thiện khác lại liên hệ để nhờ chị tiếp tục hỗ trợ túi giấy.
Một mình khó thể đảm bảo số lượng trên nên chị kêu gọi mọi người cùng chung tay tạo túi giấy kraft.
Có nguồn tài trợ giấy, chị lên kế hoạch kêu gọi những người gấp túi giấy.
'Việc gấp túi giấy đã được chúng tôi triển khai từ 5, 6 năm nay. Lần đầu tiên là chúng tôi tài trợ chương trình 'Hãy làm sạch biển'. Các túi giấy do các bạn nhỏ (gấp, trang trí) sau đó chuyển đến 43 tỉnh, thành phố có biển để thu gom rác thải. Vào các mùa hè hàng năm, chúng tôi cũng có chương trình hướng dẫn các bạn nhỏ gấp túi giấy để nói với các con ý thức bảo vệ môi trường'.
90 nghìn túi giấy đã được các nhóm hoàn thành trong thời gian ngắn
Cũng theo chị Hà, việc gấp túi khá đơn giản, trẻ em hoặc người khuyết tật cũng làm được. Chị hướng dẫn mọi người làm theo video (chị tạo từ trước) nên chỉ trong thời gian ngắn, đội ngũ gấp giấy đã tăng lên nhanh chóng.
'Chương trình được rất nhiều người hưởng ứng và tôi thực sự trân trọng công sức của mọi người', chị Hà nói.
Người liên hệ đầu tiên với chị là chị Thanh An (Hà Nội). Chị Thanh An đã kêu gọi thầy cô giáo và các phụ huynh tại trường nơi con chị học tham gia.
Tham gia cùng chị Hà còn có vợ chồng chị Nguyệt Nga ở Hội từ thiện Minh Tâm. Hàng ngày, vợ chồng chị Nga nấu cơm phục vụ mọi người đến nhà gấp túi. Họ còn trích tiền túi ra mua keo, tự vận chuyển giấy để tiết kiệm chi phí... Với 20 thành viên, mỗi ngày nhóm làm được 1 nghìn túi giấy.
Ngoài ra, chị Hà cũng ấn tượng với một công ty có khoảng10 nhân viên. Người giám đốc đã trả lương 100% cho nhân viên đến công ty chỉ để gấp túi giấy. Chị muốn góp sức với cộng đồng và cũng muốn các nhân viên tự tin rằng họ được nhận đầy đủ lương trong đợt dịch Covid-19 là vì đã làm việc đều đặn.
Túi giấy được sử dụng tại các điểm phát quà từ thiện
Tham gia cùng chị Hà còn có một nhóm - trong đó, các thành viên bỏ tiền túi in thêm các thông điệp 'Nói không với rác thải nhựa' để nhắc nhở người dân.
Chị Hà nhận định, điều khiến chương trình nhân rộng là do tất cả các thành viên trong mỗi gia đình, từ người già đến trẻ em, đều có thể cùng nhau làm.
Chị cũng nhận được rất nhiều hình ảnh cả gia đình cùng hí hoáy gấp túi giấy. 'Nhờ công việc này họ cảm thấy vui vì có thể sử dụng khoảng thời gian nghỉ vì giãn cách xã hội một cách có ý nghĩa', chị Hà chia sẻ.
Bà Nguyễn Thanh Hòa, một thành viên tham gia gấp túi, cũng cho biết: '5h chiều 23/4, chung tôi hoàn thành chiếc túi cuối cùng để chuyển đến cây ATM gạo ở Nghĩa Tân.
Lúc đầu, thành viên gấp túi là là các bà nội trợ, những nhân viên công sở và học sinh, sinh viên nghỉ học, nghỉ làm vì dịch tại khu đô thị nơi tôi sống.
Kế tiếp là hơn 10 thầy cô ở một trường học tại Cầu Giấy biết chương trình đã liên hệ xin tham gia, có 2 bạn Việt Kiều về thăm gia đình cũng xin góp sức cùng.
Suất quà có sử dụng túi giấy thân thiện với môi trường
Đặc biệt, các cô bác bán hải sản chợ Long Biên - những người đêm bán hàng, ngày cũng tranh thủ làm. Chúng tôi đã gửi gần 7 nghìn chiếc túi đến người khó khăn dịp dịch bệnh vừa qua'.
Chị Lưu Tố Hoa, một thành viên khác, cũng cho biết, 4 giờ sáng, người trong nhóm chị đã dậy để quấy hồ nếp, phục vụ việc dán túi.
Cả nhà lăn vào đống giấy, vậy mà cũng phải hơn nửa ngày mới ra chút thành phẩm. Thế mới biết bao nhiêu công phu để ra được một cái túi giấy. Từ nay, tôi sẽ dùng đi dùng lại, chứ không bao giờ phung phí túi giấy nữa'.
Theo chị Hà, chương trình đã gắn kết nhiều gia đình, người dân và cả người nước ngoài cùng tham gia. 'Dán túi giấy không quá khó khăn nhưng làm nhiều sẽ mỏi mắt, đau lưng.
Ngoài ý thức về việc không xả rác thải nhựa, khi tham gia làm một túi giấy, người dân hiểu được khó khăn khi làm ra thành phẩm. Từ đó, tôi tin, họ sẽ trân trọng và sử dụng túi giấy nhiều lần', chị nói.
Ảnh: NVCC
Ngọc Trang
Người F3 đầu tiên nhiễm nCoV: 'Tôi bị sốc' Nhớ lại giây phút chứng kiến người thân được đưa đi cách ly, mẹ xét nghiệm dương tính, đôi lông mày "bệnh nhân 227" nhíu lại. "Tôi sốc khi biết tin mẹ nhiễm, rồi đến lượt tôi nhiễm, cả gia đình đi cách ly", anh chia sẻ. Anh lây từ mẹ, còn mẹ lây từ một người khác, anh là F3 đầu tiên...