Nghi chồng đã ngoại tình Khuất mắt trông coi
Nghi chồng &’nem chả’ nhưng Nguyên không đi theo dõi, cũng không muốn thuê thám tử. Cô sợ những bằng chứng ngoại tình của chồng sẽ ám ảnh mình suốt đời.
Chồng Nguyên mở một văn phòng du lịch. Anh tự điều hành, kiêm luôn chân tìm đối tác nên cũng hay đi sớm về muộn. Chuyện này không làm Nguyên bận lòng. Tuy nhiên, có lần mượn máy điện thoại của chồng để nhắn tin, Nguyên sững người khi đọc được một cái tin tình cảm: “Chúc anh một ngày làm việc hiệu quả”. Kiểm tra hộp thư, cô còn bắt được vài cái tin kiểu ấy. Nguyên chưa muốn hỏi chồng. Cô sợ anh xã sẽ nhanh tay xóa chứng cứ, sau này muốn điều tra thêm cũng khó.
“Mấy ngày nay, anh ấy đi qua đêm, bảo là bán tour muộn, về khuya nguy hiểm. Mình rất nghi nhưng cũng không biết làm thế nào” – Nguyên tâm sự.
Nguyên bảo, có khi cứ kệ chồng bởi “mắt không thấy thì tim không đau”. Vật vã theo dõi chồng chỉ khổ thân mình, hạnh phúc cũng có khi vỡ tan. Cứ nhắm mắt coi như không là hơn cả. Ít ra, cho đến giờ, chồng Nguyên cũng chưa quá tệ bạc với cô. Nguyên sợ biết được sự thật phũ phàng về chồng, cô không thể sống nổi.
Cùng cảnh với Nguyên, Trà (Từ Liêm, Hà Nội) nghi ngờ chồng “đi lại” với người yêu cũ, nửa muốn làm sáng tỏ, nửa không. “Không làm rõ trắng đen thì trong lòng lúc nào cũng như có kiến cắn. Nhưng “bắt tận tay, day tận mặt” chồng mình phản bội thì không thể sống cùng nhau được. Nếu may mắn, chỉ là hiểu nhầm thì như trút được gánh nặng lớn trong lòng” – Trà tâm sự.
Trà không dám hỏi chồng vì cô sợ chưa có bằng chứng trong tay, vợ chồng lại cãi cọ. Có vài lúc Trà bóng gió nhưng bị chồng mắng là giỏi suy diễn lung tung. Quả thật, Trà rất muốn biết sự thật đến đâu nhưng cô lại sợ cái cảnh bắt gặp chồng mình âu yếm người đàn bà khác… “Hay cứ kệ, khuất mắt trông coi vậy” – Trà thở dài.
Không ít chị em sợ những bằng chứng ngoại tình của chồng sẽ ám ảnh mình suốt đời… (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cần giải tỏa tâm lý
Nghi chồng ngoại tình là day dứt lớn của phụ nữ. Nhiều chị em mất ăn, mất ngủ, tâm trạng luôn u uất vì người bạn đời có dấu hiệu khả nghi mà không sao làm sáng tỏ được… Cảm giác không biết mình có bị chồng qua mặt không thật chẳng dễ chịu chút nào. Nếu chỉ nói suông hoặc dựa vào vài cái tin nhắn làm bằng chứng, chắc chắn người chồng sẽ cãi bay. Vì những ấm ức chưa được giải tỏa, nhiều người chọn cách đi theo dõi hoặc thuê thám tử để tìm bằng chứng.
Tuy nhiên, cũng có người “tự ru” mình bằng suy nghĩ kiểu AQ: “Thôi, anh ta làm gì sau lưng mình thì làm. Không biết thì coi như không có chuyện gì”.
Thực ra, ghen tuông là cảm giác rất tự nhiên của con người. Ghen có chừng mực mang lại lợi ích vì nó giúp bảo vệ hạnh phúc, không có cơ hội cho người thứ ba xen vào và khiến người bạn đời có cảm giác được cần đến, được yêu thương… Vì thế, những khó chịu khi nghi chồng ngoại tình cần được giải tỏa, chứ không phải kìm hãm. Nếu không, người vợ luôn sống trong mối hoài nghi, lòng tin với chồng giảm sút và dần dần thấy coi thường, xa lánh chồng. Hoặc có khi chồng bị oan, không có chuyện gì cũng bị vợ suy diễn. Không kể trường hợp, người chồng thấy được “thả” nên càng làm tới.
Ở đây làm sáng tỏ không nhất thiết phải xin nghỉ làm vài buổi để “mục kích” chồng. Cũng không nhất thiết phải đầu tư thuê thám tử theo dõi chồng. Bởi người chồng “tinh vi” sẽ có cách luồn lách khéo léo và hai biện pháp trên coi như “xôi hỏng”. Giả sử bắt quả tang chồng mình đi vào khách sạn với “gái” hoặc nắm tay cô nào đó tình tứ ở quán cafe thì người vợ suốt đời bị ám ảnh. Nặng thì cương quyết bỏ nhau. Nhẹ thì tha thứ nhưng bị chấn thương tinh thần vĩnh viễn…
Cách giải tỏa tâm lý khôn ngoan nhất khi nghi ngờ chồng là “thấy sao hỏi vậy?”, “Sao có cô nào nhắn tin cho anh mùi mẫn thế?”… rồi cảnh cáo: “Anh mà léng phéng là chết với em”, “Em là thà chết chứ không chịu cảnh chồng chung đâu nhé”… Sau đó, từ từ xem xét chồng. Kiểm tra xem chồng có gì thay đổi trong sinh hoạt không? Tiền nong thế nào? Đặc biệt là tình cảm dành cho vợ con thế nào? Thờ ơ hay vẫn quan tâm đến vợ… Từ đó có thể biết chồng đã thay lòng đổi dạ hay chưa? Tất nhiên chuyện này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Không có gì đảm bảo chuyện ngoại tình là có, trừ khi người chồng tự nguyện khai báo.
Theo VNE
Tâm sự cay đắng của người đàn ông trót lấy "nhầm" vợ tâm thần
Gần đây nhất tôi có đọc bài viết "Bác sĩ tâm thần ám ảnh chuyện thiếu nữ phát điên vì người yêu phản bội" và "Hoang mang vì kẻ tâm thần từng ăn thịt người xuất viện". Thực sự tôi rất lo lắng cho chính mình và người thân của mình.
Tôi là người thường xuyên đọc các tin tức trên Báo An ninh Thủ đô. Gần đây nhất tôi có đọc bài viết "Bác sĩ tâm thần ám ảnh chuyện thiếu nữ phát điên vì người yêu phản bội" và "Hoang mang vì kẻ tâm thần từng ăn thịt người xuất viện", tôi rất lo lắng cho chính mình và người thân của mình. Tôi cũng thật sự buồn và cảm thấy cuộc đời mình đang bế tắc...
Chúng tôi làm cùng một Tập đoàn tại Hà Nội, tuy khác Công ty thành viên nhưng sau những lần tiếp xúc qua những cuộc họp phòng Hành chính nhân sự của Tập đoàn, ban đầu chỉ là sự chia sẻ những suy nghĩ, sau là sự đồng cảm... Vì khác Công ty nên thỉnh thoảng tôi có nghe cô ấy bị ốm, có điều gia đình không muốn bất cứ ai đến thăm. Có những lần Phòng Hành chính nhân sự đã tổ chức đến thăm và cô ấy tiếp mọi người vẫn vui vẻ bình thường nên sau đó cũng có người thắc mắc vì sao phải nghỉ ốm? Tôi tìm hiểu thì chỉ được biết cô ấy bị bệnh mất ngủ, trung bình mỗi năm cứ ốm một trận rồi lại đi làm bình thường. Chúng tôi đã đến với nhau, cũng hẹn hò, đi chơi... Tôi luôn cảm thấy cô ấy rất hiền dịu, đa sầu đa cảm...
Thế rồi cuối năm 2007 chúng tôi quyết định tổ chức lễ cưới, tất cả mọi người đều mừng cho hai người vì chúng tôi cũng đã khá cao tuổi. Sau lễ cưới chúng tôi sống với nhau những ngày khá hạnh phúc - điều mà ai cũng mong muốn.
Hạnh phúc tưởng chừng sẽ không có vấn đề gì nếu cô ấy không phát bệnh. Đó là những tháng cuối năm 2008, công việc của vợ tôi gặp những chuyện không suôn sẻ, áp lực và sinh ra căng thẳng. Đỉnh điểm là khi vợ tôi viết e-mail xin nghỉ việc tại Công ty rồi về thẳng gia đình bên Ngoại. Tôi đi làm về qua thăm vợ tôi ngay. Ngày đầu vẫn thấy bình thường nên để vợ nghỉ tại nhà bố mẹ đẻ cho nguôi ngoai. Nhưng vào ngày hôm sau, khi xuống thăm vợ tôi vẫn ngồi lì trong phòng ngủ, xem ti vi nhưng tâm trí cứ để ở đâu đâu. Bất chợt cô ấy hỏi tôi: "anh ơi, người phát thanh viên kia tên là gì nhỉ?" Tôi tưởng vợ hỏi đùa, chưa kịp trả lời thì vợ lại tiếp tục hỏi "anh ơi, ông kia giữ vị trí gì trong Chính phủ nhỉ ?". Ai cũng biết đó là một lãnh đạo cao cấp, vợ tôi cũng biết, thề mà giờ lại hỏi như vậy, tôi giật mình không hiểu chuyện gì nữa.
Những giờ phút sau đó vợ tôi hay mất tập trung, nói năng không tự chủ. Chị em trong nhà đi tìm thuốc cho uống (khi đó tôi vẫn chưa biết là thuốc gì và vì sao phải uống), thế nhưng cô ấy phản kháng và nói "tao không làm sao mà phải uống thuốc cả, chúng mày uống đi...". Tôi thực sự choáng vì vợ tôi vốn dịu hiền, thế mà không hiểu ở Công ty xảy ra chuyện gì mà bỗng biến thành một người khác, có lẽ bị áp lực nhiều nên khủng hoảng....
Chuyện sẽ không đáng nói nếu hôm sau vợ tôi không bị nghiêm trọng hơn. Tôi xin nghỉ phép để xuống gia đình nhà ngoại. Thật bất ngờ chứng kiến vợ tôi chửi mắng không từ một ai, nói với ai cũng rất căng thẳng, quát la như thể đang tức giận ai đó... Thế rồi cả mấy chị em trong gia đình ngoại và cả hàng xóm cùng nhau đưa vợ tôi vào bệnh viện. Tôi sụt sùi đi theo taxi và bất ngờ khi gia đình đưa cô ấy vào Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai... Em vợ tôi an ủi tôi: "chị ấy bị bệnh mất ngủ, vào đây uống thuốc khoảng 1 tuần là lại bình thường thôi".
Ảnh minh họa
Tôi xem các đơn thuốc trước đây thì trời ơi... vợ tôi bị bệnh "Rối loạn phân liệt cảm xúc" - bệnh mà tôi chưa bao giờ nghe đến. Và căn cứ vào thời gian kê thuốc từ các đơn thuốc trước đây tôi mới biết vợ tôi đã bị bệnh từ năm 2001, tiếp đến là 2004, lần này là 2008. Tôi thực sự bị bất ngờ, sao vợ tôi lại có thể bị bệnh tâm thần...? Sao một người dịu dàng như vậy mà lại có những giây phút hung hãn đến như vậy? Gia đình tôi biết chuyện này chắc thất vọng lắm, nghĩ thế nên tôi quyết định giấu bố mẹ ở quê, chỉ cho chị gái biết vì chị ấy vốn làm trong ngành y. Thế nhưng tôi lại càng buồn hơn khi biết rằng sẽ rất khó để có tương lai khi sống với một người mắc bệnh tâm thần, chị tôi cho biết sẽ có yếu tố di truyền cho thế hệ sau...
Cứ ngỡ vợ tôi chỉ cần điều trị 1 tuần như em vợ tôi nói, nào ngờ ròng rã 1 tháng điều trị tại bệnh viện, nửa tháng điều trị ngoại trú và sau đó vẫn phải uống thuốc duy trì hàng ngày theo đơn của Bác sỹ. Sau khoảng 20 ngày đi khám lại một lần để điều chỉnh thuốc.
Vợ tôi đi làm trở lại, lại khỏe và dịu dàng như ngày nào, có điều chúng tôi mãi vẫn không có con. Bố mẹ tôi chỉ có một mình tôi là con trai nên rất mong, thỉng thoảng lại gọi điện hỏi tình hình và mỗi lần về thăm nhà bố mẹ tôi lại thắc mắc "sao chúng mày lâu thế? làm sao mà mãi không có con...?" Tôi không biết phải trả lời như thế nào, nói thật ư? bố mẹ tôi sẽ rất buồn. Vì thế tôi viện lý do vợ con hay đau yếu nên chưa thể sinh con được...
Thế rồi đến hẹn lại lên, mỗi năm cứ vào thời điểm giao mùa Hạ - Thu thì vợ tôi lại bất ổn. Trước đây cách nhau ít nhất 3 năm (2001 - 2004) thì nay cứ mỗi năm một lần. Đặc biệt là vào năm ngoái (2011) vợ tôi vào viện điều trị xong về đi làm được nửa tháng thì lại phải vào viện tiếp. Sự việc diễn ra trong vòng hơn 3 tháng, vì đã giáp tết nên mặc dù chưa ổn định lắm nhưng gia đình xin xuất viện về với gia đình đón xuân. Tôi buồn, đau khổ và là lần đầu tiên một mình về ăn tết với gia đình ở quê. Cho dù biết rằng ông bà sẽ rất buồn nhưng không thể giấu được nữa vì chẳng có lý do gì mà con dâu lại không về thăm bố mẹ chồng nên tôi đã nói ra sự thật. Bố mẹ tôi thực sự buồn. Tuổi già chỉ mong có đứa cháu nội nhưng mong chờ mãi vẫn vô vọng, nay biết sự thật ông bà rất bất ngờ. Hôm tôi trở lại Hà Nội, bố tôi đã khuyên tôi nên xin con nuôi...
Chỉ còn mấy tháng nữa là hết năm 2012, không chờ đợi nhưng điều gì sẽ đến lại sắp đến... Vợ tôi vẫn đều đặn uống thuốc duy trì nhưng không hiểu tại sao mấy hôm nay lại có dấu hiệu bất ổn: hãy quên, nói năng không lễ phép với chính mẹ đẻ, hỏi những câu vu vơ không để làm gì cả...
Tôi đã tìm hiểu rất nhiều thông tin trên mạng về việc kết hôn với người bị tâm thần, hôn nhân, gia đình với người có tiền sử tâm thần... Đọc xong thấy mình thực sự sai lầm khi không yêu cầu cô ấy khám sức khỏe trước khi cưới, giờ biết làm sao đây? sao trước đây vợ tôi không nói thật cho tôi biết? vì sao gia đình bên ngoại lại giấu tôi? Tôi đã ngoài 40 tuổi - cái tuổi mà lẽ ra phải có con cái, có hạnh phúc, nhưng hiện nay có vợ mà như không. Là người con trưởng, vẫn chưa có cháu cho ông bà nội, tôi thấy mình thật bất hiếu. Tôi biết làm sao đây? Ly dị ư? Tôi làm sao có thể bỏ cô ấy khi đang bệnh tật! Tiếp tục ư? Tôi sẽ sống như thế nào khi về già?
Qua câu chuyện buồn của bản thân, tôi muốn khuyên tất cả các bạn trẻ nếu đang chuẩn bị bước vào cuộc sống gia đình thì hãy tỉnh táo. Cho dù mình có yêu họ như thế nào, hãy tìm hiểu kỹ, hãy quyết định đúng đắn để khỏi ân hận về sau. Đừng bỏ qua giám định sức khỏe trước hôn nhân, và nếu đã lỡ như tôi thì cũng nên tìm cách tự giải phóng cho nhau. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, tế bào có khỏe thì xã hội mới tốt được!
Theo VNE
Chữa trầm cảm cho chồng mang tiếng "dốt hơn vợ" Chán vì ông chồng bỗ bã chỉ học bổ túc, thạc sĩ Ngọc đã ngã vào tay người đàn ông khác. Chồng Ngọc biết và bị trầm cảm. Nhưng rồi một ngày Ngọc đã bừng tỉnh. Dương Thanh Ngọc (29 tuổi - ở Thanh Ba, Phú Thọ) từng là dân trường chuyên lại tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân nên cô...