Nghi can mua bán thận ở Sài Gòn bỏ trốn
Vũ Trâm Duy Khôi, 24 tuổi, giúp sức cho ngươi câm đâu đường dây mua bán nội tạng lơn nhât tư trươc đên nay, đa bo trôn khi bi canh sat phat hiên.
Ngày 8/9, Vũ Trâm Duy Khôi bị Công an TP HCM phát lệnh truy nã về hành vi Mua bán bộ phận cơ thể người theo Điều 154 BLHS 2015, với vai trò đồng phạm của Tôn Nữ Thị Huyền (45 tuổi) – cầm đầu đường dây bán thận ra nước ngoài, bị Bộ Công an bắt hồi đầu năm ngoái.
Khôi bị cảnh sát truy nã. Ảnh: Công an cung cấp.
Theo điều tra, Huyền từng bán thận để có tiền trả nợ, nên biết rõ các quy trình, thủ tục. Bà này sau đó giới thiệu cho nhiều người để hưởng chênh lệch, dần hình thành đường dây.
Để có thêm nhiều “mối”, Huyền lên mạng xã hội làm quen, hứa trả công hàng chục triệu đồng cho ai giới thiệu thành công một ca bán thận. Bà ta cũng đến khu vực người dân tộc thiểu số sinh sống, dụ dỗ bán nội tạng.
Huyền lo hết chi phí đi lại, xét nghiệm… cho người bán. Khi đầy đủ thủ tục, họ sẽ được đưa đến một số nước châu Á thực hiện các ca cấy ghép thận cho bệnh nhân. Thời gian thực hiện một ca là một đến hai tuần. Mỗi trường hợp được trả hơn 500 triệu đồng nhưng Huyền chỉ đưa 200 triệu cho người bán.
Cơ quan điều tra xác định, Huyền tổ chức cho 37 người mua bán thận, thu lợi gần 2,6 tỷ đồng. Người phụ nữ này đã chuyển khoản gần 700 triệu đồng trả tiền công cho đồng phạm giúp sức.
Vũ Trâm Duy Khôi được người tên Việt giới thiệu bán thận thông qua đường dây của Huyền, sau đó trở thành người môi giới.
Video đang HOT
Khai với cảnh sát, những người bán nội tạng cho biết được Khôi làm quen trên nhóm Facebook Hội hiến thận, ra giá 210 triệu đồng cho một quả thận. Anh ta trực tiếp dắt họ đi làm các xét nghiệm, sau đó dẫn đến gặp Huyền. Khi xong tất cả thủ tục, họ được đưa sang Campuchia mổ lấy thận trong bệnh viện quân đội.
Sau khi Huyền cùng nhiều đồng phạm khác bị bắt, Khôi đã bỏ trốn.
Huyền (trái) và đồng phạm tại cơ quan điều tra hối đầu năm ngoái. Ảnh: Công an cung cấp.
Tội Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: có tổ chức; vì mục đích thương mại; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; đối với từ 2 người đến 5 người; phạm tội hai lần trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: có tính chất chuyên nghiệp; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đối với 6 người trở lên; gây chết người; tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Lội suối, bằng rừng đón học sinh đi khai giảng
Sáng 5-9, cùng với các trường mầm non, phổ thông cả nước khai giảng năm học, học sinh Trường Tiểu học xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn nô nức khai giảng năm học mới 2020-2021.
Thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Lạng Sơn, đặt công tác an toàn phòng dịch lên hàng đầu trong Lễ khai giảng và những hoạt động giáo dục đầu năm, buổi lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, xúc tích nhưng trang nghiêm với sự tham dự của hơn 70 học sinh là con em các đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Dao.
Lễ khai giảng năm học mới của học sinh xã Đồng Thắng cũng khác hơn mọi ngày bởi chỉ dịp này, các em mới được mặc áo mới và được bố mẹ đưa đến điểm trường chính khai giảng. Nhiều em dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị và đi bộ 7km đường rừng để đi khai giảng. Có những em còn được thầy giáo, cô giáo vào tận nhà để đón.
Thầy Hoàng Mạnh Hùng, giáo viên trường Tiểu học xã Đồng Thắng cho hay: "Chúng tôi thường đón các em ở các con suối đề phòng nước lớn và đưa các con đến điểm trường chính khai giảng bởi nhiều con phải đi bộ 7km đường rừng từ sáng sớm".
Còn cô Nông Thị Hà, chuyên viên Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Đình Lập chia sẻ: "Sau khi giảng xong, tôi và các đồng nghiệp sẽ cùng các con đến điểm trường vùng sâu để động viên tinh thần các con năm học mới".
Thầy Hoàng Mạnh Hùng 25 năm công tác vùng cao, cứ đến ngày khai giảng hay nước dâng cao là thầy đích thân đưa đón học sinh đến điểm trường.
Cô trò chụp ảnh lưu niệm trên đường đến trường.
Học sinh giải nhiệt sau khi đi bộ hơn 7km đến trường.
Các em được trang bị khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19.
100% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số: Dao, Tày, Nùng.
Khai giảng là dịp các em được diện những bộ quần áo mới.
Lớp học 100% là nữ sinh người dân tộc thiểu số đạt điểm thi khối C cao chót vót Một lớp học đặc biệt có 100% học sinh là nữ và đều là người dân tộc thiểu số. Vậy nhưng, ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, hơn một nửa học sinh trong lớp có điểm thi từ 26 điểm trở lên khối C. Học để thoát cảnh lấy chồng sớm Lang Thị Ái My là nữ sinh có điểm cao...