Nghi can giết người cưa song sắt trốn viện
Ba người đang điều trị tâm thần đã cưa song sắt cửa thông gió nằm trên cao 2,5m trốn khỏi buồng, sau đó leo qua tường rào 2m thoát ra ngoài.
Chiều 25.11, Công an huyện Cần Đước, Long An đã bắt được Võ Văn Út tại nhà riêng của Út ở huyện Cần Đước. Ngay sau đó Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa đã cử người xuống Long An để đưa Út trở lại viện.
Rạng sáng 22.11, Út cùng Nguyễn Giang Anh (ngụ Bạc Liêu) và Đặng Ngọc Liêm (ngụ TP.Biên Hòa) đã cưa song sắt cửa thông gió nằm trên cao 2,5m để trốn khỏi Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa.
Nguyễn Giang Anh là hung thủ cướp tài sản, hiếp dâm, giết một cụ bà 75 tuổi gây chấn động dư luận các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Theo hồ sơ, ngày 28.5.2014, Giang Anh đi làm thuê từ Cà Mau về nhà bà nội của mình ở xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, Bạc Liêu. Khoảng 0h ngày 29.5.2014, Giang Anh khoét vách đột nhập vào nhà hiếp dâm, sát hại cụ bà hàng xóm cướp 4 triệu đồng rồi bỏ trốn nhưng bị bắt ngay sau đó. Tháng 6.2014, Công an tỉnh Bạc Liêu đã khởi tố Giang Anh về các tội giết người, hiếp dâm, cướp tài sản.
Vị trí nơi Võ Văn Út và đồng bọn cưa lỗ thông gió trốn thoát ra ngoài. Ảnh: T.Dũng
Trong khi đó, Võ Văn Út là người đã sát hại mẹ ruột và bị Công an tỉnh Vĩnh Long khởi tố về tội giết người vào tháng 5.2011. Còn Đặng Ngọc Liêm bị Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố về tội trộm cắp tài sản vào tháng 10.2014. Trong quá trình điều tra, cả ba có biểu hiện bệnh tâm thần nên được Cơ quan CSĐT Công an các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Nai tạm đình chỉ điều tra, đưa đến Viện Pháp y tâm thần Trung ương áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
Cả ba nghi can kể trên được điều trị chung tại buồng bệnh số 7 của Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa. BS Bùi Thế Hùng, Phó Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, nghi vấn Liêm chủ mưu vụ việc do người này đã được điều trị tương đối ổn định, chuẩn bị trả về cho cơ quan điều tra.
Dấu vết tại hiện trường cho thấy những người này đã giấu lưỡi cưa từ trước. Tới 3h sáng 22.11, họ cưa gãy song sắt cửa thông gió nằm trên cao 2,5m rồi cùng trốn khỏi buồng bệnh, sau đó leo qua tường rào cao khoảng 2m bao bọc xung quanh viện để tẩu thoát.
Video đang HOT
Theo BS Bùi Thế Hùng, sau khi phát hiện sự việc nghi can giết người trốn viện, viện đã báo ngay cho Công an TP.Biên Hòa và công an các tỉnh liên quan. Viện cũng lập tức cho xây bít cửa thông gió tất cả phòng bệnh đề phòng các bệnh nhân khác bỏ trốn. Phán đoán những người bỏ trốn sẽ lần về quê nên ngay trong sáng 22.11, viện đã cử lực lượng đi các nơi truy tìm. Tuy nhiên, việc lần tìm manh mối của Giang Anh và Liêm hết sức khó khăn. Chỉ riêng Võ Văn Út bị phát hiện lảng vảng ở quê tại huyện Cần Đước, Long An nên nhanh chóng bị bắt lại như đã nêu.
Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (trước đây là Viện Pháp y tâm thần Trung ương phía Nam) trực thuộc Bộ Y tế, nằm trên đường Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Phong, TP.Biên Hòa. Hiện nay viện có khoảng 450 bệnh nhân đang điều trị tâm thần bắt buộc, trong đó có nhiều người nghiện ma túy, bệnh HIV/AIDS. Do cơ sở vật chất đã xuống cấp nên hiện các phòng điều trị, giữ người bệnh đều quá tải, không đảm bảo an toàn khi giam giữ người phạm tội bị tâm thần. Việc truy bắt các bệnh nhân bỏ trốn là trách nhiệm của viện. Khó khăn ở chỗ riêng cán bộ, nhân viên để điều trị cho bệnh nhân còn không đủ nên viện không thể cử lực lượng đi truy tìm lâu dài. Hiện nay chúng tôi không có kinh phí để tuyển lực lượng bảo vệ chuyên trách. Viện vẫn sử dụng chung cổng với BV Tâm thần Trung ương và hoàn toàn dựa vào bảo vệ của bệnh viện. Trong khi những người vào viện đều liên quan pháp luật hình sự, mỗi khi lên cơn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Đã từng có nhân viên bị bệnh nhân đâm thấu ngực. BS Bùi Thế Hùng, Phó Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa
Theo Hoàng Tuyết – Tiến Dũng (Pháp luật TP.HCM)
Tướng cướp 22 năm trốn nã: Một làn gió nhẹ cũng giật mình
Khi cảnh sát ập đến bắt giữ, gương mặt tướng cướp 22 năm trốn nã Đoàn Văn Thỏa bỗng biến sắc trắng bệch, hắn không ngờ vỏ bọc kín kẽ của mình bấy lâu nay lại có ngày bị bại lộ.
Như đã nói, sau một tối mùa đông năm 2008, khi Đoàn Văn Thỏa đi biển về nhà đã phải miễn cưỡng tiếp Ban công an xã Bình Châu và một cán bộ Công an huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - những vị khách mà Thỏa luôn tìm cách lẩn trốn, không muốn giáp mặt.
Mặc dù lần làm việc ấy, công an chỉ đến kiểm tra giấy tờ hộ khẩu của Đoàn Trung Thành (tức Thỏa) và những người trong gia đình nhưng cũng làm y khiếp vía và bất an.
Thế là chỉ sau đó mấy ngày, y đã bán nhà, dẫn vợ con về nhà ngoại sinh sống tại thị trấn Long Hải (huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) trong sự ngỡ ngàng tột độ của vợ con y.
Tại nơi ở mới, Đoàn Văn Thỏa vẫn thực hiện thói quen sinh hoạt thất thường của mình, mò về thăm vợ con lúc trời sẫm tối và ra đi khi chưa rõ mặt người.
Đặc biệt, trong cuộc sống, y không bao giờ chia sẽ thông tin về quê hương, gia đình, bản quán của mình cho hàng xóm láng giềng biết.
Hơn nữa, cuộc sống suốt ngày lênh đênh trên biển của hắn cũng dần rơi vào tầm ngắm của lực lượng chức năng.
Và đến năm 2012, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (CSTNTP), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu xác lập chuyên án đấu tranh, truy bắt Đoàn Văn Thỏa sau khi đã nắm được hành tung của y chính là Đoàn Trung Thành.
Nhưng chuyên án sau đó đã phải kéo dài gần hai năm vì hành tung bí ẩn của Đoàn Văn Thỏa. Bởi chiếc tàu mà Thỏa trú ẩn thường xuyên ra khơi, mỗi lần cập bến cũng chỉ neo đậu vài ngày nên việc truy bắt gặp nhiều khó khăn.
Cho đến rạng sáng ngày 22.3.2014, nắm được thông tin tàu của Đoàn Văn Thỏa vừa cập bến, lực lượng trinh sát Phòng CSTNTP, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp sát, mời Đoàn Trung Thành về trụ sở Công an thị trấn Long Hải làm việc.
Ban đầu, y vẫn tỏ ra ranh mãnh khi đưa ra đủ lý do để quanh co chối tội, thậm chí, y còn nói giọng miền Nam đặc sệt để che giấu thân thế của mình. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ đấu trí, Đoàn Trung Thành đã cúi đầu nhận tội, y thừa nhận mình chính là Đoàn Văn Thỏa.
Ngày trinh sát ập đến bắt giữ Đoàn Văn Thỏa, cả người dân địa phương lẫn người thân của y đều vô cùng bất ngờ. Nhưng sâu chuỗi lại những thói quen sinh hoạt của y, người ta lờ mờ đoán già đoán non...
Đoàn Văn Thỏa ngày "trở về" Trại giam Đồng Sơn.
Riêng vợ của y thì đau khổ vô cùng, chị không ngờ, hàng chục năm trời chung sống, có với nhau 4 mặt con mà y vẫn chôn chặt ký ức trong lòng, chưa một lần giãi bày với vợ.
Hơn 20 năm trốn chạy khỏi Trại giam Đồng Sơn, Đoàn Văn Thỏa vẫn chưa một ngày thôi bị ám ảnh bởi quá khứ mà mình từng gây ra. Nhiều lúc hắn nghĩ, nếu ngày đó không vì nhận thức pháp luật còn hạn chế và không vì đói kém thì y đâu trở thành tên trộm cướp lừng danh một thời.
Trên hành trình trốn chạy, mặc dù có lúc tưởng chừng đã che đậy được thân thế của mình, nhưng Thỏa vẫn sống trong nỗi ám ảnh, dằn vặt bản thân mình, vì vậy, hơn 20 năm trời, y chưa khi nào ngủ trọn giấc.
Thậm chí khi một mình giữa biển cả bao la, cảm giác bất an vẫn bủa vây làm tướng cướp 22 năm trốn nã thêm sợ hãi, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua cũng khiến y giật bắn mình...
Thỏa khai, trong thời gian trốn nã, lợi dụng mỗi khi tàu cá cập bến cảng sông Gianh (Quảng Trạch, Quảng Bình) bán cá và tiếp nhiên liệu, y ghé thăm nhà hai lần thắp hương cho bố mẹ.
Nghe tin y về thăm nhà, người thân đã ra sức can ngăn và thuyết phục y ra đầu thú nhưng y nhất định vẫn bỏ trốn. Y sợ cảnh phải sống sau song sắt của trại giam nên chấp nhận một cuộc sống chui lủi để che giấu thân phận của mình.
"Trở về" với Trại giam Đồng Sơn lần này, Thỏa đã không còn ý định trốn trại. Nhưng điều làm Thỏa day dứt mãi vẫn là gia đình. Bởi Thỏa luôn tỏ ra ân hận và day dứt vì việc làm của mình với vợ con, y nói rằng hơn 16 năm chung sống vợ đã đối xử với y rất tốt, y thấy rất có lỗi với vợ con.
Và y tự nhắc mình sẽ cải tạo thật sớm để trở về với vợ con, để sống cuộc đời còn lại một cách đàng hoàng.
Theo Ngô Huyền (Người Đưa Tin)
Chân dung 2 phạm nhân vượt ngục Đã 4 ngày trôi qua, kẻ từ lúc 2 phạm nhân cưa song sắt vượt ngục tại Trại giam Quân sự khu vực miền Trung (Quân khu V), lực lượng truy nã vẫn chưa tìm ra tung tích của 2 đối tượng Nhân Văn Tuấn và Triệu Quân Sự. Vào lúc 1h22 ngày 8/11, 2 phạm nhân Triệu Quân Sự và Nhân Văn...