Nghi bán độ, 8 tay vợt dự Australia Mở rộng bị điều tra
Trước những thông tin mà tờ BuzzFeed News và BBC đăng tải về tình trạng rất nhiều trận đấu thuộc các giải đấu tầm cỡ, bao gồm cả Grand Slam đã bị can thiệp và dàn xếp tỷ số, Cơ quan liêm chính quần vợt (Tennis Integrity Unit – TIU) xác nhận sẽ vào cuộc. Hiện có 8 tay vợt tham dự Australia Mở rộng 2016 đã bị đưa vào tầm ngắm.
Hôm 18/1, làng quần vợt thế giới rúng động trước thông tin có tới 16 tay vợt thuộc tốp 50 thế giới đã tham gia bán độ trong vòng 1 thập niên trở lại đây. Tờ báo uy tín của nước Anh còn nhấn mạnh, phân nửa số tay vợt trong nhóm 16 cái tên kể trên sẽ có mặt và thi đấu ở giải Australia Mở rộng 2016. Trang tin BuzzFeed News thì khẳng định, tình trạng dàn xếp tỷ số không chỉ xuất hiện ở các giải ATP World Tour, mà còn lan sang cả các giải Grand Slam danh giá, bao gồm Wimbledon và Roland Garros.
Nhiều tay vợt tham dự Australia Mở rộng 2016 bị TIU đưa vào tầm ngắm.
Mặc dù BBC và BuzzFeed News quyết định chưa đăng tải danh tính của những tay vợt dính chàm, nhưng Cơ quan liêm chính quần vợt (Tennis Integrity Unit – TIU) xác nhận, họ sẽ bắt tay điều tra để làm sáng tỏ vụ việc. Cần biết rằng, TIU đảm trách công việc chống tham nhũng tại Liên đoàn quần vợt thế giới ( ITF), vậy nên họ có quyền truy cập vào các tài khoản ngân hàng, điện thoại… của những đối tượng bị tình nghi để điều tra.
Thực tế, Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP) đã nghi ngờ về nạn dàn xếp tỷ số ở môn quần vợt từ hồi năm 2007, bắt nguồn từ việc có nhiều hoạt động cá cược đáng ngờ xoay quanh trận đấu giữa Nikolay Davydenko (người Nga, từng đứng hạng 3 thế giới) và Vassallo Arguello (người Argentina) ở Giải quần vợt Sopot (Ba Lan) hồi tháng 8.2007. Hai tay vợt này sau đó được minh oan nhưng một cuộc điều tra trên diện rộng đã được mở ra.
Sau đó, cuộc điều tra cho thấy nhiều công ty cá cược tại Nga và Italia đã tham gia vào việc dàn xếp tỷ số. Thậm chí 3 trong số các trận đấu bị cho là dàn xếp tỷ số nằm ở Giải đấu danh tiếng Wimbledon. Trong một báo cáo hồi năm 2008, nhóm điều tra cho biết có 28 tay vợt cần phải bị điều tra nhưng rồi điều này đã không xảy ra. Trong những năm sau đó, tiếp tục có các cảnh báo được gửi đến TIU về hành vi phạm tội của những tay vợt này.
Nguồn tin từ Tennis World USA cho hay, có 8 tay vợt tham dự Australia Mở rộng 2016 đã nằm trong tầm ngắm của TIU và trong những ngày tới, cơ quan này sẽ theo dõi sát sao, đồng thời thu thập các chứng cứ cần thiết. Chưa thể khẳng định cuộc điều tra có được làm triệt để hay không, chỉ biết rằng, nhiều tay vợt tham dự giải Grand Slam tại Australia sẽ thực sự bất an.
Theo Dân Việt
Video đang HOT
Hàn Quốc đau đầu với tệ nạn hoành hành làng thể thao
Tưởng rằng ở một đất nước luôn đi đầu trong làng thể thao châu Á như Hàn Quốc sẽ không xuất hiện những tệ nạn, tuy nhiên, chỉ có vén màn đằng sau hậu trường mới biết thực hư.
Đằng sau ánh hào quang của thể thao Hàn Quốc là một sự thật kinh khủng. Ảnh: Internet.
Hàn Quốc là một trong những cường quốc thể thao ở châu Á. Họ sở hữu đội tuyển bóng đá hùng mạnh từng nhiều năm góp mặt ở vòng chung kết World Cup. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ cho các môn thể thao khác cũng rất hiện đại khi cùng Nhật Bản đồng đăng cai World Cup 2002 và sắp tới tổ chức Olympic mùa đông 2018. Những gì Hàn Quốc làm cho thấy đất nước này xứng đáng trở thành hình mẫu cho các quốc gia trong khu vực học hỏi.
Nhưng tồn tại song song giữa ánh hào quang đó vẫn xuất hiện những thế lực đen phá hoại bộ mặt chung của thể thao Hàn Quốc. Trên trang Asia.nikkei, cây bút John Duerden vừa thực hiện bài xã luận vén màn bí mật thể thao trên xứ sở kim chi. Theo đó, chính phủ Hàn Quốc đang phải ráo riết giải quyết hàng loạt vụ bê bối, tham nhũng liên quan đến nhiều bộ môn phổ biến tại đây.
Bóng ma len lỏi khắp nơi
Bóng đá trở thành nạn nhân đầu tiên "dính chàm". Năm 2011, làng túc cầu Hàn Quốc rúng động với vụ bê bối dàn xếp tỷ số lớn nhất ở giải K-League từ khi sân chơi này ra đời vào năm 1983 và trở thành một trong những giải bóng đá chuyên nghiệp lâu đời nhất ở châu Á. Có hơn 50 cầu thủ và HLV từng và đang thi đấu bị điều tra vì những cáo buộc liên quan đến dàn xếp tỷ số ở giải quốc nội và đấu cúp. Phần lớn nghi can toàn các gương mặt trẻ, đáng chú ý được trả lương rất èo uột. Điều này khiến họ dễ dàng đồng ý "bán linh hồn cho quỷ dữ".
Giải K-League từng xảy ra vụ bán độ lớn nhất trong lịch sử bóng đá Hàn Quốc. Ảnh: Internet.
Nhưng vụ bê bối trong bóng đá mới chỉ khởi đầu cho nhiều sự kiện khác bi thảm hơn. Tháng 5/2011, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Jung Jong-kwan tự sát ở nhà riêng sau khi dính bê bối dàn xếp tỷ số. Tương tự, HLV Lee Su-chul của Sangju Sangmu cũng tự vẫn hồi tháng 10 cùng năm với lý do tương tự.
Rồi tới năm 2012, 16 cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp, cùng 2 vận động viên bóng rổ đang chơi ở giải đấu cao nhất Hàn Quốc, bị truy tố trước pháp luật. Một năm sau, làng bóng rổ ở quốc gia này trở thành bộ môn kế tiếp dính tiêu cực khiến HLV trưởng Kang Dong-hee của Dongbu Promy bị tống giam vì dàn xếp tỷ số. Năm 2015, một HLV khác là Chun Chang-jin cũng đối mặt với mức án tương tự.
Gần nhất, giám đốc điều hành Ahn Jeong-bok thuộc đội bóng đá chuyên nghiệp Gyeongnam FC hồi tháng 11 bị cáo buộc hối lộ hai trọng tài vào năm 2013 và 2014 để cậy nhờ sự giúp đỡ của họ hòng giúp đội bóng tránh rớt hạng. Nhưng sốc nhất là bóng ma dàn xếp tỷ số còn xâm nhập vào làng thể thao điện tử ở Hàn Quốc, nơi họ đứng đầu thế giới. Được biết, nhiều game thủ và HLV của họ bị bắt giữ vì nghi án nhận tiền để chấp nhận thua trong trò chơi chiến thuật khoa học viễn tưởng StarCraft II.
Giải thích cho nguyên nhân khiến tệ nạn hoành hành làng thể thao Hàn Quốc bỗng dưng bùng nổ, ông Baik Jung-hyun, trưởng bộ phận thể thao tại đài truyền hình kiêm dịch vụ phát thanh Hàn Quốc, cho biết có rất nhiều lý do xuất hiện. Một trong số đó đến từ cách điều hành theo cơ chế thứ bậc tự nhiên từ cao xuống thấp của các tổ chức thể thao.
"Có rất nhiều quyền lực nằm trong tay các HLV trưởng, chủ tịch đội bóng hay CEO. Theo thời gian, điều đó dần phát triển và trở thành một thứ truyền thống trong văn hóa Hàn Quốc, giống như khi một quyết định được đưa ra thì nó sẽ xuất phát từ người có quyền lực cao nhất. Điều đó đồng nghĩa chỉ có vài người có ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra quyết định," ông Baik cho biết.
Trong làng thể thao Hàn Quốc cũng xuất hiện nhiều tệ nạn. Ảnh: Internet.
Trong khi đó, đặc điểm của vụ bê bối tại giải K-League hồi năm 2011 chỉ ra chỉ một nhóm nhỏ các cầu thủ hoạt động với tư cách "người dàn xếp tỷ số" cho những băng nhóm làm việc thay mặt các website cá cược bất hợp pháp. Họ dùng thủ đoạn để thuyết phục các đồng đội tham gia phạm tội chỉ để ăn một số khoản hoa hồng nhỏ. Lúc này, phải chăng vẫn còn những nhân vật khác quyền lực hơn đứng đằng sau vụ việc?
"Có những cầu thủ liên quan đến các mạng lưới lớn ở Hàn Quốc. Nhờ mối quan hệ xây dựng được từ khi còn học ở trường hay gắn bó tại quê nhà, không khó khi hình dung ra nhiều cầu thủ có thể trao đổi và tiết lộ thông tin bí mật về đội bóng của mình cho những người khác để họ tiến hành dàn xếp tỷ số," ông Baik giải thích thêm.
Bất đồng trong giải pháp ngăn chặn tệ nạn
Với một quốc gia từng đứng hạng 5 trên bảng tống sắp huy chương ở Olympics 2012 và lọt vào vòng chung kết World Cup nhiều hơn bất kỳ đội bóng nào ở châu Á, tệ nạn dàn xếp tỷ số rồi tham nhũng trong thể thao ngày càng gia tăng đã trở thành vấn nạn lớn. Theo John Duerden, mọi thứ có thể được ngăn chẳn hoặc thuyên giảm trong trường hợp chính sách của nhà nước thay đổi.
FIFA từng bị cáo buộc giúp Hàn Quốc vào BK World Cup 2002. Ảnh: Internet.
Tại Hàn Quốc, hình thức cá cược hợp pháp duy nhất là công ty xổ số Sports Toto do chính phủ điều hành, theo đó, rất giới hạn số tiền đặt cược của con bạc. Người chơi chỉ có thể đặt cược 100,000 won (tức 86 USD) trong 6 lần/ngày. Việc giới hạn đặt cược khiến nhiều website cá cược bất hợp pháp ra đời. Thống kê hồi năm 2012 cho thấy có hơn 1000 website cá cược bất hợp pháp hoạt động tại Hàn Quốc.
Theo bình luận viên Seo Hyung-wook của MBC Sports, những gì diễn ra thật sự rất đáng lo ngại. "Ở Hàn Quốc, tình trạng tham nhũng không nghiêm trọng hơn các quốc gia khác, tuy nhiên, việc cá cược bất hợp pháp ngày càng gia tăng có thể làm hại đến tất cả các môn thể thao chuyên nghiệp. Khi các giải đấu có tổng số tiền thưởng càng cao, điều đó sẽ khiến những tay cá cược trở nên máu hơn và khiến họ làm mọi thứ để thay đổi kết quả trận đấu," ông Seo chia sẻ.
Trong khi đó, ông Baik Jung-hyun lại chỉ trích chính sách của nhà nước. Ông phân tích: "Ở Hàn Quốc, thị trường cá cược bất hợp pháp lớn hơn số lượng công ty hợp pháp rất nhiều, từ đó dễ dẫn đến tham nhũng."
Tới đây, nhiều chuyên gia bình luận chính quyền Hàn Quốc nên tỏ ra thoáng hơn trong quản lý cá cược bởi điều này có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực trong công cuộc dẹp bỏ tệ nạn đang quấy phá thể thao nước nhà. Ông Michal Kopec, quản lý cấp cao của Better Collective - đơn vị ủng hộ cho sự công bằng và minh bạch trong ngành công nghiệp cá cược - nảy ra sáng kiến kêu gọi chính phủ Hàn Quốc nới lỏng những điều luật cá cược hợp pháp. "Người dân thích cá cược và khi càng nhiều người tham gia vào cuộc chơi, chính phủ khi đó sẽ thu được nhiều khoản tiền thông qua đóng thuế. Còn hiện tại, rất nhiều dòng tiền đang chảy về phía các tổ chức phi pháp," Ông Michal Kopec phân tích.
Song, quan điểm trên lại vấp phải sự phản đối từ Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc. Tổ chức này cho rằng ảnh hưởng của việc cá cược bất hợp pháp đang ngày một giảm theo thời gian, đồng thời bóng đá Hàn Quốc đang có những biện pháp rất hiệu quả để chống tham nhũng. Hiện tại, nhiều trận đấu tại giải K-League đang chịu sự giám sát nghiêm ngặt và áp dụng hình phạt nghiêm khắc cho những ai tham gia dàn xếp tỷ số. Ngoài ra, các môn thể thao khác cũng tăng cường biện pháp đối phó.
Dù vậy, nhiều chuyên gia lại phân tích chính phủ Hàn Quốc hơi chủ quan khi cho rằng tệ nạn đang được giảm thiểu đáng kể. Lý do vì sự thật không nằm trên những báo cáo, mà hiện diện từ thực tế diễn ra trong làng thể thao.
Theo Zing
5 cầu thủ Đồng Nai dính chàm bươn chải mưu sinh Một năm sau 'ngày đen tối', Đức Thiện về quê mở quán café, Long Giang theo nghề của chị gái là làm nội thất ôtô... Đúng một năm trước, ngày 20/7/2014, bóng đá Việt Nam rúng động khi nhóm cầu thủ Đồng Nai gồm Hữu Phát, Long Giang, Niệm Tiến, Đức Thiện, Kiên Trung, Thế Sơn bị bắt tạm giam vì tham giam...