Nghi án Trung Quốc nhái trực thăng Apache của Mỹ
Những bức ảnh về một chiếc Apache xuất hiện ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại rằng công nghệ tân tiến này của Mỹ đã bị sao chép.
Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc xuất hiện những hình ảnh của một chiếc trực thăng Apache AH-64D, một trong những vũ khí tấn công có sức hủy diệt lớn nhất và thành công nhất từ trước tới nay của Mỹ, giờ đây lại xuất hiện ở Trung Quốc.
Chiếc trực thăng AH-64D này được chằng buộc sau một chiếc xe tải mà không hề có bạt che phủ. Người ta có thể nhìn thấy rõ ràng các hệ thống kỹ thuật điện tử hàng không tích hợp, vũ khí và hệ thống thông tin liên lạc, những công nghệ tối mật được sử dụng trên chiếc trực thăng này.
Trực thăng Apache của Mỹ xuất hiện ở Trung Quốc
Hiện không rõ những bức ảnh này được chụp vào thời điểm nào, tuy nhiên chúng mới xuất hiện gần đây trên trang blog China Defense.
Những bức ảnh này đã khiến nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đã tìm được cách sao chép loại máy bay quân sự nổi tiếng này. Trước đây Trung Quốc cũng đã từng sao chép thành công những hệ thống vũ khí tân tiến nhất của quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Chiếc Apache được buộc vào sau một chiếc xe tải
Năm 2011, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc đã có khả năng chế tạo chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên sử dụng công nghệ học mót được từ một chiếc máy bay của Mỹ bị bắn rơi ở nước khác.
Tháng 4/2011, Bắc Kinh trình làng chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất mang tên Thành Đô J-20. Vào thời điểm đó, nhiều quan chức quân sự cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc đã phát triển được công nghệ tàng hình dựa trên các bộ phận của chiếc máy bay Nighthawk F-117 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Serbia vào năm 1999.
Một giả thuyết khác được đặt ra là chiếc máy bay trực thăng Apache trên chỉ là một mô hình dùng để đóng phim, hoặc là một trong những chiếc Apache của quân đội Mỹ bị bắn hạ hoặc rơi ở Iraq, sau đó được sửa chữa và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trực thăng AH-64D của quân đội Mỹ là một trong những loại vũ khí thành công nhất trong lịch sử
Apache AH-64 của hãng Boeing là loại trực thăng tấn công 4 cánh quạt có động cơ kép, được sản xuất vào năm 1975 và được trang bị cho quân đội Mỹ từ năm 1986. Hiện Trung Quốc không nằm trong danh sách các nước được phép nhập khẩu công nghệ này.
Một giả thuyết nữa là chiếc trực thăng AH-64 này chính là chiếc trực thăng bị bắn rơi trong một cuộc tấn công vào thành phố Karbala ở Iraq vào năm 2003. Hai phi công của chiếc trực thăng này đã bị bắt sống và bị đưa lên truyền hình cùng chiếc trực thăng bị bắn rơi này, tuy nhiên Lầu Năm Góc lại cho rằng chiếc Apache này bị phá hủy trong một cuộc không kích trong ngày hôm sau.
Theo Daily Mail)
Máy bay không người lái Mỹ có "laser sát thủ"
Các máy bay không người lái thế hệ tiếp theo của Quân đội Mỹ sẽ không chỉ mang theo số lượng tên lửa hạn chế mà còn được trang bị một loại laser siêu nhẹ, có khả năng phá hủy liên tiếp các mục tiêu với tốc độ ánh sáng.
"Nó sẽ mang đến cho chúng tôi một băng đạn không hạn chế", Tạp chí Time dẫn lời một nguồn tin thân cận với Chương trình Hệ thống phòng thủ diện laser thể lỏng năng lượng cao (HELLADS) cho biết.
Trong 4 năm qua, Cơ quan phụ trách các dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng (DARPA) của Mỹ đã đầu tư cho nhà thầu General Atomics hơn 60 triệu USD để phát triển và lắp đặt HELLADS - dạng tia laser có công suất 150 kW với sự khác biệt rõ rệt.
Các laser hiện tại cùng công suất - mức đủ để phá hủy tên lửa hoặc máy bay mục tiêu là khá cồng kềnh, nghĩa là chúng chỉ có thể được triển khai trên các hệ thống phòng không cố định.
Màn trình diễn laser "sát thủ" HELLADS của máy bay không người lái Mỹ
DARPA cho biết, HELLADS đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng và có khối lượng siêu nhẹ, chỉ khoảng 750 kg, nhẹ hơn cả một chiếc xe hơi rất nhỏ. Loại laser này có rất nhiều ứng dụng tiềm năng mà một trong số đó là dùng cho các phương tiện bay không người lái (UAV) thế hệ kế tiếp.
Trong một video kỹ thuật số quảng cáo cho máy bay không người lái Predator C Avenger của hãng, General Atomics đã trình diễn màn dàn trận các UAV tiêu diệt một "cơn mưa" tên lửa đánh chặn phóng lên chỉ trong nửa dây trước khi biến chúng thành vũ khí tấn công hướng vào các mục tiêu mặt đất.
Khả năng của laser chắc chắn sẽ được nhân lên gấp bội bởi chính năng lực của Predator. General Atomics tin rằng cách sử dụng những UAV tốc độ cao và tương đối rẻ này hiệu quả nhất là khi bố trí cùng các đơn vị tích hợp kiểu "bầy đàn", giúp vượt qua thậm chí cả một mạng lưới phòng không lớn với mức tổn thất phương tiện thấp.
Máy bay không người lái Predator C Avenger phóng tên lửa
Mặc dầu tuyên bố mạnh mẽ như vậy nhưng cả UAV và laser "sát thủ" vẫn chưa đạt tới mức sản xuất đại trà và mặc dù rõ ràng không quân Mỹ đang coi các máy bay không người lái giữ vai trò nòng cốt trong tương lai, sự thành công của Predator vẫn chưa được đảm bảo.
Một vấn đề nữa là giới hạn mang tính bản chất của laser. Dù có thể được nạp điện dễ dàng và hoạt động kéo dài trong nhiều giờ nhưng không giống với tên lửa thông thường, một vũ khí laser không dễ xuyên qua những đám mây hoặc khói bằng chùm tia của nó. Nhất là, vì HELLADS phải quan sát được mục tiêu trước khi tiêu diệt khiến việc sử dụng loại vũ khí này nhiều khả năng được dùng để đối phó với tên lửa và máy bay đối phương hơn là các mục tiêu mặt đất.
Theo 24h
Tên lửa HQ-9 và S-300: Trung Quốc phủ nhận sao chép Chúng ta đều biết, hệ thống phòng không tầm xa của Trung Quốc HQ- 9 đã bất ngờ chiến thắng trong cuộc đấu thầu cung cấp hệ thống phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ, chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh lớn như hệ thống Patriot của Mỹ, S -400 của Nga và Aster của châu Âu . Theo một số nguồn...