Nghi án nhận hối lộ của công ty Nhật: Đình chỉ Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế
Ông Phạm Đức Thường, Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế (nguyên Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh), đã bị đình chỉ công tác 15 ngày do liên quan tới nghi án nhận hối lộ của Tenma Việt Nam.
Trụ sở Công ty TNHH Tenma Việt Nam tại Bắc Ninh . ẢNH MẠNH DŨNG
Sáng 27.5, Tổng cục Thuế cho biết, Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn vừa ký Quyết định số 698/QĐ-TCT tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với các công chức của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh do có liên quan đến Đoàn kiểm tra thuế tại Công ty TNHH Tenma Việt Nam (Tenma Việt Nam).
Danh sách các công chức bị đình chỉ gồm: ông Phạm Đức Thường, nguyên Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, hiện đang giữ chức Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế của Tổng cục Thuế. Ông Thường là người người ký Quyết định số 2745/QĐ-CT kiểm tra thuế tại Tenma Việt Nam; ông Nguyễn Đức Tuấn, Trưởng đoàn kiểm tra. 3 thành viên khác trong đoàn kiểm tra gồm ông Nguyễn Duy Cử, bà Nguyễn Thị Hoài Biên và Phạm Thị Thanh Tâm.
Trước đó, vào tối 26.5, Tổng cục Hải quan cũng đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với một loạt cán bộ liên quan nghi án hội lộ của công ty này. Trong đó, có ông Trần Thành Tô, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh – người ký quyết định thành lập Đoàn kiểm tra sau thông quan (KTSTQ); ông Dương Minh Khải, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan, trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh…
Công ty TNHH Tenma Việt Nam tại Bắc Ninh . ẢNH TENMA VIỆT NAM
Video đang HOT
Về diễn biến sự việc này, các cơ quan thông tấn của Nhật, trong đó có tờ Asahi Shimbun đã đăng tin Công ty sản xuất nhựa Tenma tự nguyện báo với công tố viên quận Tokyo (Nhật), Tenma Việt Nam đã hối lộ 2 lần với tổng số tiền khoảng 25 triệu yen (5 tỉ đồng) cho một số quan chức hải quan và ngành thuế địa phương, để được giảm thuế.
Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 26.5, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, phía Việt Nam đang phối hợp với Nhật Bản để điều tra nghi vấn Tenma Việt Nam đưa hối lộ cho cán bộ, công chức thuế, hải quan.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, vụ việc đang được các cơ quan thanh tra thuế, tài chính xem xét. “Chắc chắn phải có điều tra, hợp tác vì thông tin này xuất phát từ Nhật. Nhật là nơi xuất phát nguồn gốc thông tin của vụ việc, mình phải phối hợp để điều tra tội phạm”, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định.
CSGT Tân Sơn Nhất bị tố đòi 6,2 triệu: Cần khởi tố vụ án?
Giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo xác minh vụ việc một CSGT bị tố đòi 6,2 triệu đồng của người vi phạm. Trong khi đó, dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng cần khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.
Liên quan đến vụ việc một chiến sĩ CSGT Tân Sơn Nhất bị tố đòi 6,2 triệu đồng cho lỗi vi phạm 350.000 đồng, Công an TP.HCM đã vào cuộc kiểm tra, xác minh. Việc này được thực hiện theo chỉ đạo của Giám đốc Công an TP.HCM, sau khi Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt có báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo.
Một chiến sĩ CSGT thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất bị tố vòi tiền người vi phạm. (Ảnh minh họa)
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết nếu thông tin của người thanh niên tố cáo CSGT ở trên là đúng thì cần khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật.
Theo vị luật sư, những năm gần đây, trên báo chí, mạng xã hội xuất hiện không ít thông tin về các trường hợp CSGT bị tố nhận mãi lộ (thuật ngữ pháp luật là nhận hối lộ), không ít trường hợp đã bị phát hiện, xử lý, trong đó có cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặc dù lãnh đạo ngành này đã quyết liệt trong việc chấn chỉnh lại kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ, xử lý đối với các trường hợp vi phạm khiến tình trạng đòi mãi lộ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, vẫn có những vụ việc CSGT bị người dân tố cáo như trong trường hợp trên.
Theo như nội dung tố cáo, hành vi của chiến sĩ CSGT Tân Sơn Nhất không chỉ là đòi hỏi, ép buộc người vi phạm đưa hối lộ, mà còn có dấu hiệu của hành vi cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng hoàn cảnh của người vi phạm giao thông để đe dọa, uy hiếp, ép buộc họ phải đưa tiền cho người thi hành công vụ.
Vì vậy, vụ việc này cần chuyển đến cơ quan thanh tra công an thành phố hoặc cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét xử lý theo quy định pháp luật. Trong trường hợp kết quả điều tra, xác minh cho thấy nội dung tố cáo của thanh niên trên là đúng sự thật, cần phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý nghiêm minh.
"Trường hợp vi phạm như nội dung tố cáo này phải xem xét kỹ lưỡng, nếu có vi phạm, cần phải xử lý nghiêm minh bằng các chế tài của pháp luật, trong đó không tránh khỏi việc áp dụng chế tài hình sự. Những cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất cần phải bị loại bỏ ra khỏi bộ máy Nhà nước để nhường chỗ cho những người tốt, những người có đủ phẩm chất, năng lực có cơ hội phấn đấu.
Việc xử lý nghiêm minh những trường hợp vòi vĩnh, nhận tiền hối lộ của người dân sẽ đảm bảo được niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Đó là một trong những giải pháp để phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay", luật sư Cường nhấn mạnh.
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, theo quy định của pháp luật, tội Cưỡng đoạt tài sản không quy định mức tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội danh này có cấu thành hình thức, theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác đe dọa, uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Ai vi phạm điều luật này có thể phải đối mặt với mức phạt 15 năm tù.
Chiếc xe máy của anh Phú chưa gắn biển số.
Trước đó, theo tố cáo của anh Thái Đăng Phú (23 tuổi, tạm trú tỉnh Bình Dương), vào ngày 12/5, anh này đi xe máy Exciter mới mua, chưa được cấp biển số, di chuyển trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình). Khi đang đi, anh Phú bị CSGT tên M (thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất - Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP.HCM) dừng xe kiểm tra giấy tờ.
Do xe mới mua và đang chờ cấp biển số, anh Phú cho biết chỉ cung cấp được giấy phép lái xe và giấy biên nhận giao xe của cửa hàng bán xe. Tuy nhiên sau đó, CSGT thông báo lỗi xe không biển số với mức phạt 6,2 triệu đồng, nếu đóng tại chỗ thì trả lại giấy phép lái xe và cho đi ngay.
"Khi thắc mắc với CSGT tên M lỗi vi phạm này chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng và không đồng ý đưa tiền, tôi cùng xe bị người này đưa về trụ sở đội CSGT trên đường Trần Huy Liệu", anh Phú kể.
Khi về đội, anh Phú nói CSGT tên M tiếp tục đòi tiền, nhưng "hạ giá" còn 6 triệu. Khi Phú nói mình làm công nhân, không có nhiều tiền, CSGT nêu trên gợi ý nhờ bạn bè chuyển tiền qua thẻ ATM, ra ngoài rút, rồi vào đưa lại.
"Tôi trả lời là giờ này, bạn bè đều đi làm công ty, không có ai ở ngoài để chuyển khoản thì CSGT tên M tiếp tục gợi ý là chuyển tiền qua tài khoản Internet banking", anh Phú nói.
Khi Phú trình bày khổng phải ai cũng có ứng dụng Internet banking để chuyển tiền, CSGT đưa qua một phòng riêng không có người và lại nói lỗi không biển số phạt 5 triệu đồng, nếu đưa thì cho đi ngay.
Khi anh Phú tiếp tục nói mình không có nhiều tiền như vậy, anh M nói mở ví cho xem. Tuy lưỡng lự nhưng sau đó, anh đã mở hé ví, thấy có tiền, cán bộ CSGT thò tay rút luôn 4 tờ 500.000 đồng (tổng cộng 2 triệu đồng) ở ngăn ví để tiền chẵn.
Theo anh Phú, CSGT nêu trên nói là lấy trước 2 triệu, đồng ý cho đưa xe về nhưng giữ giấy phép lái xe và hẹn sẽ trả lại khi đưa thêm 3 triệu đồng.
Giá thịt lợn tăng, đại biểu Quốc hội cho rằng có sự trục lợi của thương lái Vê việc giá thịt lợn tăng, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 23/5, nhiều đại biểu cho rằng, việc giá thịt lợn tăng quá cao trong thời gian qua đã phản ảnh đúng quy luật cung - cầu. Điều cần làm lúc này là có giải pháp hỗ trợ người dân tái đàn nhanh và an toàn, khi...