Nghi án ngôi làng “chết chóc” ở Nam Phi
Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi có liên quan đến hàng loạt vụ cưỡng hiếp, giết người tại ngôi làng “ chết chóc” ở Nam Phi.
Bulelani Mabhayi (39 tuổi) bị bắt hồi cuối tuần qua sau khi y dùng dao chặt sống một bà lão cho đến chết tại làng Tholeni, AFP đưa tin ngày 15.8.
Theo AFP, Mabhayi còn bị cáo buộc dính líu đến hàng loạt vụ cưỡng hiếp rồi giết chết 19 phụ nữ khác trong làng Tholeni kể từ năm 2009.
Ngôi làng Tholeni được mệnh danh là ngôi làng “chết chóc” kể từ khi hàng loạt phụ nữ tại đây bị hiếp dâm rồi giết chết rất bí ẩn.
Phát ngôn viên cảnh sát Jackson Manatha cho biết cảnh sát đã áp giải Mabhayi về làng và y đã chỉ rõ nhà của từng nữ nạn nhân.
Video đang HOT
Ngôi làng “chết chóc” ở Nam Phi nhìn từ phía ngọn đồi đối diện – Ảnh: AFP
“Cả làng kinh hoàng đi theo cảnh sát khi Mabhayi đưa tay chỉ vào hết căn nhà này đến căn nhà khác”, theo Manatha.
“Chúng tôi không biết Mabhayi có phải là người duy nhất cưỡng hiếp rồi giết chết những người phụ nữ hay không. Chúng tôi sợ vẫn còn nhiều kẻ giết người bệnh hoạn khác xung quanh đây”, một người dân có tên Nowinile Mayekiso nói với AFP.
AFP cũng dẫn các số liệu cho thấy tỉ lệ tội phạm hiếp dâm và giết người rất cao ở Nam Phi.
Theo Thanh Niên
Dân Úc hoang mang với tin nhắn chết chóc
Theo nguồn tin từ CNN, hàng ngàn người dân Úc đã bắt đầu một tuần mới với một tâm trạng lo âu khi nhận được tin nhắn đòi tiền và dọa giết từ kẻ lạ mặt.
Tin nhắn đòi tiền dọa giết gửi đến hàng ngàn người Úc Ảnh: CNN
"Sum1 thuê tao giết mày, muốn sống thì trả 5.000 USD trong vòng 48 giờ đồng hồ. Nếu mày báo cảnh sát hoặc bất kỳ ai, mày sẽ chết chắc!", nội dung đoạn tin nhắn gửi tới hàng ngàn người Úc sáng 23/7.
Cảnh sát Úc đã trấn an người dân không tin vào những tin nhắn và email hù dọa có nội dung như trên.
"Không trả lời, đừng hoảng sợ và xóa nó ngay lập tức!" - Brian Hay, một quan chức cảnh sát của Sở Cảnh sát Queensland, đưa ra lời khuyên.
Theo Brian, kẻ bày trò lừa đảo này thường là những băng nhóm có tổ chức ở nước ngoài. Bởi lẽ để phát tán tin nhắn lừa đảo đồng thời với số lượng lớn thì không thể chỉ có một hay một vài cá nhân thực hiện. Số tiền mà các nạn nhân gửi đến cũng được chuyển vào một tài khoản bên ngoài nước Úc.
Brian cũng cho rằng sẽ có một số người bị mắc lừa và gửi tiền cho kẻ chủ mưu. Những người này có thể là những người cao niên hoặc những người mới tiếp cận với điện thoại và Internet.
Cảnh sát Úc đang điều tra làm rõ vụ việc. Theo CNN, những trò lừa đảo như thế này từng xuất hiện ở Nigeria, một quốc gia ở châu Phi.
Theo vietbao
Những món hàng kỳ cục được rao bán trên eBay eBay là một tập đoàn của Hoa Kỳ, quản lý trang web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Ngoài những món hàng bình thường như quần áo, giày dép, phụ kiện...., trang mạng này còn rao bán những món hàng vô...