Nghi án hối lộ: Nguyên Thứ trưởng phải giải trình
Liên quan đến nghi án cán bộ ngành giao thông nhận “lại quả” hơn 16 tỷ đồng, Bộ GTVT vừa yêu cầu 10 công chức thuộc diện bộ quản lý phải làm báo cáo về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1.
10 công chức thuộc diện bộ quản lý phải làm báo cáo về thực hiện Dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Ảnh minh họa: Người Lao Động
Ngày 26/3, Bộ Giao thông Vận tải có công văn số 3222/BGTVT-TCCB yêu cầu các cán bộ, công chức thuộc diện Bộ quản lý làm báo cáo liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, Ngọc Hồi – Gia Lâm) giai đoạn 1. Điều đáng chú ý trong số 10 người phải làm báo cáo, có 7 người đang đương chức, 3 người đã nghỉ hưu. Đặc biệt, trong danh sách có nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT vừa nghỉ hưu là ông Lê Mạnh Hùng.
Video đang HOT
Như vậy cho đến thời điểm này có 4 quan chức cấp cao của ngành đường sắt bị đình chỉ công tác để làm rõ nghi án nhận hối lộ 16,4 tỷ đồng của Công ty JTC ( Nhật Bản) gồm: ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc đương nhiệm Ban Quản lý các dự án đường sắt của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; 2 Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là ông Ngô Anh Tảo đang phụ trách Ban Quản lý các dự án đường sắt và ông Trần Quốc Đông Phó Tổng Giám đốc đã từng có thời gian phụ trách Ban Quản lý này; ông Trần Văn Lục – Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt – Cục Đường sắt Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên sáng 26/3, ông Nguyễn Văn Huyện – Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, hôm nay Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã sang tới Nhật Bản để làm rõ nghi án cán bộ ngành giao thông nhận “lại quả” hơn 16 tỷ đồng báo nước ngoài phản ánh.
Danh sách cán bộ phải làm báo cáo giải trình theo nội dung công văn số 3222/BGTVT-TCCB bao gồm 7 cán bộ đương chức và 3 người đã nghỉ hưu. Những cán bộ, công chức đang công tác gồm: 1. Ông Nguyễn Đức Thắng – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông). 2. Ông Trần Quốc Việt – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông). 3, Ông Triệu Khắc Dũng – Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông). 4. Bà Nguyễn Minh Tuyến – Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. 5. Ông Lê Quyết Tiến – Trưởng phòng Pháp chế – Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. 6. Ông Vũ Nam Nguyên – Chuyên viên chính Vụ Kế hoạch – Đầu tư. 7. Ông Phan Hữu Biên – Chuyên viên phòng Pháp chế – Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. Những người đã nghỉ hưu: 8. Ông Lê Mạnh Hùng – nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Theo quyết định của Thủ tướng, ông Lê Mạnh Hùng đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/3/2013. Khi còn đương nhiệm, nguyên Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng phụ trách lĩnh vực đường sắt khoảng từ năm 2008 đến khi nghỉ hưu, người tiếp quản sau đó là Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông. 9. Ông Nguyễn Hữu Bằng – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. 10. Ông Hà Khắc Hảo – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư.
Theo Khampha
Thanh tra đột xuất hàng loạt dự án JTC tham gia
Đoàn thanh tra của Bộ Giao thông sẽ kiểm tra đột xuất hàng loạt dự án đường sắt do Tổng Công ty Đường sắt làm chủ đầu tư và những dự án có Công ty JTC (Nhật Bản) tham gia.
Bộ GTVT lập đoàn thanh tra đột xuất các dự án do Tổng công ty ĐSVN thực hiện, đặc biệt là các dự án có nhà thầu JTC làm tư vấn. Ảnh: Nhật Anh
Bộ Giao thông vừa ra quyết định thành lập đoàn thanh tra do ông Lê Văn Doãn, Phó chánh thanh tra Bộ phụ trách. Đoàn thanh tra gồm 2 tổ, với 10 thành viên.
Cụ thể, một đoàn sẽ thanh tra công tác tổ chức, quản lý, thực hiện dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội (tuyến Ngọc Hồi - Yên Viên); thanh tra một số dự án của Tổng Công ty Đường sắt làm chủ đầu tư có Công ty JTC tham gia.
Đoàn còn lại sẽ thanh tra công tác tổ chức, quản lý, thực hiện các tiểu dự án, do Cục đường sắt (Bộ Giao thông) làm chủ đầu tư: Dự án xây dựng đường sắt đoạn Hạ Long- Cái Lân, Lim - Phả Lại, Phả Lại - Hạ Long về các khâu như chuẩn bị đầu tư; khảo sát lập thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán...
Việc thanh tra này để đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý, thực hiện dự án đầu tư nhằm phòng ngừa, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước. Thông qua đó kiến nghị các cơ quan quản lý khắc phục sai sót, vi phạm, xử lý (nếu có).
Trước đó, trong cuộc họp giữa Bộ Giao thông và JICA Nhật Bản, Chánh thanh tra Bộ Giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện đề nghị Bộ thành lập tổ kiểm tra xác minh độc lập với đoàn thanh tra của Bộ. Tổ này sẽ bao gồm cả cán bộ công an biệt phái sang Bộ Giao thông.
Ngoài động thái này từ phía Bộ Giao thông, để nhanh chóng làm sáng tỏ vụ "lại quả" hơn 16 tỷ đồng, Bộ Công an đã vào cuộc, phối hợp cùng thanh tra Bộ Giao thông để xem xét các dự án liên quan đến nhà thầu JTC.
Theo VNE
Nghi án nhận hối lộ 16 tỷ: Thứ trưởng Bộ GTVT sang Nhật xác minh Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết định cử Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trực tiếp sang Nhật để tiếp cận các nguồn thông tin về nghi án nhận hối lộ. Thông tin Công ty JTC đưa hối lộ để đổi dự án trở thành tâm điểm của dư luận trong vài ngày nay. Chiều tối nay, 24/3, ngay khi nghe báo cáo...